Hải phù thạch

Phèn chua

Chung nhũ thạch

Chu sa - Thần sa

Bách thảo sương

Dương khởi thạch

Hàn thủy thạch

Ô long vĩ

Vân mẫu thạch

Mông thạch

Duyên đơn

Duyên phấn

Mật đà tăng

 

NHỮNG NỘI DUNG KHÁC

- Bác sĩ Phạm Ngọc Bích "Nấm linh chi với tiếng vọng của người xưa"

- Đông y - Bàn về bệnh tiểu đường, bệnh gút (gout)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
caythuocvn.com KHOÁNG VẬT LÀM THUỐC Động vật làm thuốc

 

 Các thầy thuốc thời xưa sử dụng khoáng vật làm thuốc theo kinh nghiệm, theo lư luận rất tinh tế và có hiệu quả. Phần lớn các vị thuốc này đă được mô tả về nguồn gốc, tính vị trong Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, trong Lĩnh nam bản thảo của Hải Thượng Lăn Ông. Không chỉ sử dụng nhiều loại kim loại, các dạng khoáng khác nhau mà ngay cả nước, đất cũng chia thành các thứ khác nhau:

KIM LOI

Tinh kim (Vàng sống), Tinh ngân (Bạc tốt), Xích đồng tiết (Vẩy đồng đỏ), Đồng thanh (Han đồng xanh), Ô duyên (Ch́ đen), Hoàng đơn (Đơn đỏ), Mật đà tăng (Cứt rỉ ḷ bạc), Huyền tích (Thiếc mặt hương), Khổng phương huynh (Đồng tiền kẽm), Thiết (Sắt), Thiết y (Cứt sắt).

NƯỚC

Nước để chữa bệnh được phân biệt theo nguồn gốc thành các loại nước khác nhau như Vũ thủy (nước mưa), Lộ thủy, Đông sương (Nước buổi sáng đọng trên lá cây cỏ), Trường lưu thủy (Nước ở ḍng chảy), Tỉnh hoa thủy (Nước giếng ban sớm), Tân cấp thủy (Nước mới kín), Bích hải thủy (Nước biển), Địa tương (Nước mới đào ở hố lên).

ĐẤT

Người xưa dùng các loại đất khác nhau Bạch ác (Đất sét trắng), Hoàng thổ (Đất sét vàng), Đông bích thổ (Đất vách đằng đông), Thiên bộ phong (Đất ở chỗ cửa bước ra, bước vào), Thổ phong sào (Tổ con Ṭ ṿ) , Lang chuyển hoàn (Đất bọ hung đùn), Thử nhưỡng thổ (Đất chuột đùn), Nghĩ phong thổ (Đất kiến đùn), Khâu thẫn nê (Đất giun đùn), Tỉnh để nê (Đất ḷng giếng), Phục long can, Nguyệt hạ thổ (Đất ḷng bếp), Thổ chuyên (Ḥn gạch), Bạch nghí nê (Đất tổ mối), Bách thảo sương, Đang hắc (Muội ở trôn nồi), Ô long vĩ (Bồ hóng ở bếp).

ĐÁ

Thạch nhũ (Đá thạch nhũ), Thạch hôi (Vôi), Phù thạch (Đá bọt), Đại giả thạch, Đại đổ thạch (Ḥn son), Thạch giải (Cua đá).

Dưới cách nh́n nhận phân loại của khoa học hiện nay, nhiều khái niệm, quan điểm chữa bệnh thay đổi cộng thêm sự biến đổi của môi trường nhiều vị thuốc không c̣n giữ được các đặc tính tự nhiên như xưa. Hơn nữa một thời gian dài việc sử dụng khoáng vật làm thuốc có phần giảm sút, nhiều kinh nghiệm quư báu bị mai một. Để góp phần kế thừa có hiệu quả kinh nghiệm của ông cha cần xem xét, đánh giá lại hiệu quả của việc sử dụng các vị thuốc này một cách toàn diện, khoa học. Chúng tôi tập hợp một số vị thuốc có nguồn gốc từ kim loại, nước, đất, đá, chọn một số vị phổ biến, thường dùng, bài thuốc từ các vị này để các thầy thuốc tham khảo, đặng đưa vào sử dụng.

Các dược liệu có nguồn gốc khoáng vật thường có nhiều tên, dễ lẫn lộn, khó phân biệt, dễ gây nhầm lẫn trong sử dụng. Do vậy phần khoáng vật ngoài mục lục tra cứu theo tên thường dùng, tên Khoa học chúng tôi có lập "Mục lục tra cứu theo chữ Hán" để thuận lợi hơn trong quá tŕnh tra cứu, tham khảo. Nội dung đầy đủ mời bạn đọc tham khảo ở sách "Động vật, khoàng vật làm thuốc và những bài thuốc thường dùng"

TRA CỨU KHOÁNG VẬT LÀM THUỐC THEO TÊN THƯỜNG DÙNG

BẠCH ÁC

Anh tiêu

Bắc đế huyền châu

Bạch á

Bạch diêm

Bạch đồ

Bạch dư lương

BẠCH GIÁNG ĐAN

Bạch hổ

Bạch lăng

Bạch phàn

Bạch phấn

Bạch phấn sương

Bạch phê

Bạch thạch

Bạch thạch anh

BÁCH THẢO SƯƠNG

Bạch thiện thổ

Bạch thổ tử

Bạch thủy thạch

Bạch tín thạch

Bạch tỳ thạch

Bạch vân mẫu

Bạch vân thạch

Băng năo

BĂNG PHIẾN

Băng phiến năo

BẰNG SA

Băng thạch

B́nh nhẫn sa

Bồ hóng

Bồ hóng

Bồn sa

Bồng sa

Bột talc

Cam phấn

Cam thạch

Can thạch

Cao lĩnh thạch

Châu đơn

Châu phấn

Chế cam thạch

CHU SA – THẦN SA

CHUNG NHŨ THẠCH

Cống sa

Đá bọt

Dạ kim

Đá phấn trắng

Đá san hô

Đà tăng

Đá tiêu

Đại bằng sa

Đại diêm

Đại giả thạch

Đại thạch cao

ĐẢM PHÀN

Đất ḷng bếp

Đất sét trắng

Đất thó trắng

Địa tinh

Diêm sinh

DIÊM TIÊU

Điễm tiêu

Diên đan

Diên phấn

Đinh giả thạch

Định tiêu

Độc sa

Đơn phấn

Đơn sa

Đồng cổ giả thạch

ĐỒNG LỤC

Đồng thanh

Đồng tự sinh

Dư lương thạch

Dư thạch

Dương can thạch

DƯƠNG KHỞI THẠCH

Duyên đan

DUYÊN ĐƠN

Duyên hoàng

DUYÊN PHẤN

Duyên sương

DƯƠNG BIỂN

Gỉ đồng xanh

GIẢ THẠCH

Giáng đan

Giáng dược

Hải phù

HẢI PHÙ THẠCH

Hàm thu thạch

Hàn the

HÀN THỦY THẠCH

HỔ PHÁCH

Hồ phấn

Hoa long cốt

Hoa nhũ thạch

HOA NHỤY THẠCH

Họa phấn

Hỏa tiêu

Hoàng đơn

Hoàng nguyệt thạch

Hoàng nha

Hoàng nô

Hoàng thăng đơn

Hoàng thiết khoáng

Hoàng tinh thạch

HOẠT THẠCH

Hoạt thạch phấn

Hồng diêm

Hồng đơn

Hồng phấn

Hồng phê

Hồng thăng

Hồng thăng đơn

Hồng thổ

Hồng tín thạch

Hồng tùng chi

Huân hoàng

HÙNG HOÀNG

Hùng tín

Huyền minh phấn

Huyền minh phấn

Huyết phách

Kê quan thạch

KHINH PHẤN

Khô phàn

Kim đà tăng

Kim mông thạch

Lam phàn

Lăng thủy thạch

Li tạc

Linh dược

Linh sa

Linh từ thạch

LÔ CAM THẠCH

Lọ chảo

Lô đê

Lô nhăn thạch

Lọ nghẹ

LONG CỐT

Long năo

Long năo băng phiến

Long năo hương

LONG XỈ

Lục phàn

LỤC PHÀN

Lưu hoàng

LƯU HUỲNH

Lưu toan đồng

Mă nha sa

Mă nha tiêu

Mă vĩ giả thạch

Magnetit

Mai hoa năo

Mai phiến

Măng đá

Mang tiêu

MANG TIÊU

Manhetit

MẬT ĐÀ TĂNG

Minh phách

Minh phàn

Minh phàn thạch

Minh thạch

Minh thạch

MÔNG THẠCH

MUỐI ĂN

Muội nồi

Muối trắng

Nam sinh

Nam tinh

NÁO SA

NẾN ĐẤT

Ngải nạp hương

Ngải phiến

Ngân hữu

Ngân lư để

Ngũ sắc phù dược

Ngũ thủy

Ngũ tinh kim

Nguyên minh phấn

Nguyệt thạch

Nha tiêu

Nhân ngôn

Nhọ nồi

Nhũ đá

Ô long vĩ

Ô LONG VĨ

Oa để môi

Oải lưu hoàng

Phác tiêu

Phấn long cốt

Phàn thạch

Phê sương

Phê thạch

PHÈN CHUA

Phèn phi

Phiến năo

Phong hóa tiêu

Phủ để môi

Phù thạch

Phù thủy cam thạch

PHỤC LONG CAN

Phương giải thạch

Quặng sắt nâu

Red Ochre

Rỉ đồng

Sinh lục

Sinh phàn.

Tam bạch đan

Tam tiên tán

Tam tiêu đơn

Táo nghạch mặc.

Tạo phàn

Táo tâm thổ

Tất phàn

Tây nguyệt thạch

Tế lư thạch

Tế thạch

Ten đồng

THẠCH ANH

THẠCH CAO

Thạch duẩn

Thạch hoàng

Thạch lưu hoàng

Thạch năo

Thạch nhũ

Thạch phàn

THẠCH TÍN - ASEN

Thân hoa

Thân hoa

Thăng đan

Thăng đơn

THĂNG DƯỢC

Thanh mông thạch

Thanh phàn

Thổ long cốt

Thu thạch

Thực diêm

Thủy lục phàn

Thủy ngân phấn

Tiêu thạch

Tiểu thăng đan

Tiêu toan giáp

Trấn phong thạch

Từ bi

Tu hoàn

Tử náo sa

TỤ NHIÊN ĐỒNG

TỪ THẠCH

Tử thạch anh

Tùng đơn

Tuyết diêm

Tỳ thạch

Vân mẫu

VÂN MẪU THẠCH

VÔ DANH DỊ

VŨ DƯ LƯƠNG

Vũ lương thạch

Xích đan

Xích thạch

XÍCH THẠCH CHỈ

 
TRA CỨU KHOÁNG VẬT THEO TÊN KHOA HỌC
 

Kreide

Actinolite

Actinolitum

Alumen

 Amber

Arsenicum

Arsenicum album

Arsenicum rubrum

Arsenolite

 Arsenopyrite

Auripiment

Borax

Calamine

Calcareous spar

Caleitum

Calomelas

Calx

Ceru – situm

Chalcanthitum

Chalk

Cinnabaris

Crommagnetit

Crystallus hydrargyum bichlortum et Hydrargyrum Chloratum

Cuprum

Dén Draconi

Dens draconis

Dracois nativus

Dragon's Teeth

Fossilia Dentis Mastodi

Fossilia Ossis Mastodi

Fuligo ligni F

Glauberitum,

Gypsum

Gypsum rubrum

Haematium

Halitium violaceoum

Halloysitum

Haloisid

Hematite

Hydrargyrum Chloratum Compositum

Hydrozincitum

Hydrargyum oxdatum crudum  

Lapis Micae

Lapis Cloriti

Limonite

Limonitum

Litharge

Lithargyrum

Magnet

Magnetitum

Marmor serpentinatum

Melanteritum

Mercury blende

Micae Aureus Lapis

Minium

Mirabilitum

Native copper

Ophicalcitum

Orpiment,

Os

Os Dracois

Papisrubrum

Plumbi carbon et hydros 

Potassium nitrate

Pulvis Fumi carbonisatus

Pumice

Quartz

Quartz album

Realgar

Realgar

Red halbosyite

Red kaoline

Rubrum

Sinopsis

Sodium chloride

 Speleothem

Sptendens

Stalactide

 Succinum

Sulfas Alumino Potassicus

Sulfur

Sulphur (S)

Talc

Talcum

Terra flava usta

Vermillion,

vilriolum caeruleum

Xerusit

 

白垩

白垩

垩灰

白灰

白降丹

降丹

降藥.

百草 

硼砂

龙脑,

冰片

汞砂

碳酸

硝石

火硝

阳起石

石胆

胆子

嘴胆

黑石

铜绿

海浮石

浮石

花蕊石

花乳石

白云石

 滑石

赭石

代赭石

大赭石

海浮石

浮石

花蕊石

花乳石

白云石

 滑石

雄黃

明雄黃

雄精

腰黄

熏黃

南雄黃

臭雄黄

石黃

輕粉

礞石

龙齿

绿矾

绿矾

石硫黄

石流黃

流黄

黃牙

黃英

煩硫

石亭魯

九靈

芒消

硝石

消石

苦消

北帝元珠

化金石

水石

地霜

氧化

氯化钠

腦砂

红盐

硇砂

紅鹽

紫硇砂

鹼碯砂

藏腦

碱硇砂

藏硇砂

咸硇砂

红盐

卡如察

龙肝

灶心土

石英

石英

细石

细理石

软石膏

玉大石

冰石

白虎

砒石

白砒石

毒砂

磁石

玄石

磁君

自然

云母石

禹余粮

赤石脂

  

 TRA CỨU KHOÁNG VẬT LÀM THUỐC THEO TÊN THƯỜNG DÙNGTÊN KHOA HỌC

(Tra cứu theo chữ hán)

Chuyển về cuối trang

 

 Chuyển lên đầu trang

BẠCH ÁC

Tên khác: Bạch đồ, Bạch á, Đá phấn trắng, Bạch thiện thổ, Bạch thổ tử, Đất sét trắng, Đất thó trắng, Họa phấn, 白垩, 白垩, 垩灰, 白灰.

Tên khoa học: Kreide, Chalk, calx.

Mô tả: Đá trắng mềm, đá này được dùng làm phấn viết, bột vẽ, nung vôi, làm xi măng poclan vv.

Thành phần hoá học chính: Bạch ác chủ yếu là CaCO3, lẫn tạp silicat aluminium, silicat magnesium, phosphate…

Tính vị, công dụng: Bạch ác vị đắng, tính ấm, không độc, có tác dụng ôn trung, sáp trường, chỉ huyết, liễm sang. Trị phản vị, tiêu chảy, lỵ, nôn ra máu, chảy máu cam, mắt lở loét, lở ngứa, kinh nguyệt không đều...

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc bột, hoàn, dùng ngoài để đắp, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.

Lưu ư : Bạch ác uống vào làm tổn thương ngũ tạng, làm cơ thể gầy ốm, không nên uống nhiều.

 

BẠCH GIÁNG ĐAN

Tên khác: Bạch phấn sương, Bạch linh sa, Giáng đan, Giáng dược,白降丹,降丹,降藥.

Tên khoa học: Crystallus hydrargyum bichlortum et Hydrargyrum Chloratum, Hydrargyrum Chloratum Compositum.

Mô tả:  Dạng tinh thể h́nh kim, thường vón vào thành cục, bột vỡ ra, bề mặt trắng hoặc hơi vàng. Dạng cục th́ mặt tiếp xúc thành bát đựng là mặt nhẵn, sáng bóng, có khi hơi pha màu đỏ tía nhạt, c̣n mặt kia và mặt bẻ đều là tinh thể h́nh kim, hơi óng ánh, không trong suốt. Thể nặng, chất gịn dễ vụn nát. Không mùi, vị cay, lưu lại lâu mùi vị kim loại. Loại dạng cục màu trắng, thấy rơ tinh thể h́nh kim là tốt.

Thành phần hoá học chính: Là hỗn hợp tinh thể thuỷ ngân (II) oxid và thuỷ ngân (I) chlorid, thu được qua nhiều công đoạn chế biến.

Tính vị công dụng: Cay, ôn. Độc tính mạnh. Sát trùng tiêu độc, khử thối rữa sinh cơ. Dùng trị mụn nhọt độc, đinh độc, ung nhọt ở lưng. Thuốc có độc, không được uống

Cách dùng, liều lượng: Tuyệt đối tuân theo chỉ dần của Thầy thuốc chuyên khoa.

BÁCH THẢO SƯƠNG

Tên khác: Nhọ nồi, Lọ nghẹ, Lọ chảo. Muội nồi, Phủ để môi, Oa để môi, Táo nghạch mặc, 百草 .

Tên khoa học: Pulvis Fumi carbonisatus

Mô tả: Chất mịn đen cạo ở đáy nồi hoặc chảo, đun bằng rơm rạ, cỏ khô, củi, có màu đen mịn nhẹ, không có mùi, không lẫn tạp chất là tốt. Thường lấy ở nồi đất thổi cơm là tốt nhất.

Bộ phận dùng: Vị thuốc do trăm thứ cây (Bách thảo) đốt dính nơi nồi chảo, nhẹ nhỏ như sương cho nên có tên gọi là Bách Thảo Sương.

Thành phần hoá học chính:

Công dụng: Vị cay the hơi mặn, có tác dụng cầm máu, tiêu viêm, sát trùng, dùng chữa thổ huyết, chảy máu cam, rong huyết, băng huyết (uống trong), xuất huyết bên ngoài ở vết thương (đắp ngoài).

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 3-9g, dạng thuốc sắc, sàng bỏ tạp chất, thủy phi, dùng vào thuốc thang th́ cho vào túi, gói lại mà sắc, dùng vào thuốc hoàn tán th́ kết hợp với các thuốc khác tán bột.

Lưu ư - Không có ứ trệ th́ kiêng dùng.

- Tránh nhầm lẫn với vị Ô long vĩ (bồ hóng) đen nâu, không lóng lánh. không mịn.

 

BẰNG SA

Tên khác: Hàn the, Nguyệt thạch, Đại bằng sa, Bồng sa, Bồn sa, Tây nguyệt thạch, Hoàng nguyệt thạch, 硼砂.

Tên khoa học: Borax.

Mô tả: Tinh thể màu trắng, ít trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng, không tan trong cồn 90%, tan nhiều trong glycerin.

Thành phần hoá học chính: Natri tetraborat (Na2B4O710H2O).

Công dụng: Bằng sa vị ngọt mặn, tính lương, có tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, thanh phế hóa đàm. Chữa các chứng cổ họng sưng đau, mồm lưỡi lỡ loét, mắt đỏ sưng đau, ho đàm nhiệt.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 1-4g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.

Lưu ư:  Khi ăn vào Hàn the tích lũy ở lớp mỡ dưới da, ở gan và năo, dùng lâu ngày suy gan dẫn tới suy nhược cơ thể. Tổ chức y tế thế giới năm 1985 đă cấm dùng Hàn the và acid boric trong thực phẩm với bất cứ liều lượng nào.

BĂNG PHIẾN

Tên khác: Long năo, Long năo hương, Phiến năo, Mai hoa năo, Mai phiến, Ngải nạp hương, Ngải phiến, Từ bi, Băng phiến năo, Băng năo, Long năo băng phiến, 龙脑, 冰片.

Tên khoa học: Băng phiến được chế từ 3 nguồn: Từ lá cây Đại bi (Blumea balsamifera DC.), họ Cúc (Compositae). Bán tổng hợp từ Tinh dầu thông. Từ gỗ cây Long năo hương (Dryobalanops aromatica Guaetn), họ Dầu (Dipterocarpaceae), cây này chưa thấy có ở nước ta.

Mô tả: Bột, tinh thể trắng, mùi thơm.

Thành phần hoá học: Borneol.

Công dụng: Băng phiến dùng ngoài tốt đối với các bệnh về mồm lợi răng, hầu họng, dùng trị các chứng nhọt lở ở trong ngoại khoa, chữa đau đầu, chóng mặt (huyễn vững).

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 0,02-1g, cho vào thuốc hoàn tán, không cho vào thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp các vị khác.

Lưu ư: Dùng thận trọng đối với phụ nữ có thai, không cho vào lửa và nhiệt độ cao.

 

CHU SA – THẦN SA

Tên khác: Đơn sa, Mă nha sa, B́nh nhẫn sa, Linh sa, Xích đan, Cống sa, 汞砂.

Tên khoa học: Cinnabaris, Mercury blende, Vermillion, Sinopsis Chu sa và Thần sa là một loại thuốc có thành phần hoá học giống nhau. Nước ta phải nhập vị thuốc này từ Trung Quốc.

Mô tả: Chu sa là khoáng chất có nhiều h́nh dạng khác nhau như h́nh mảnh, sợi, cục, màu đỏ hoặc nâu hồng, có những vết bóng sáng, rắn nhưng rất gịn, thường được tán thành bột, chế biến thường được thủy phi nên rất mịn, lấy ngón tay xát màu không ra tay là thứ tốt. Chu sa thường ở thể bột đỏ. Thần sa thường ở thể cục thành khối óng ánh, màu đỏ tối hay đỏ tươi, nâu hồng. Thuốc không tan trong nước.

Thành phần hoá học chính: Thủy ngân sulfur (96%), thuỷ ngân selenua, oxyt sắt, phosphat, selen...

Công dụng: Chu sa có tác dụng trấn tâm an thần, thanh nhiệt giải độc. Chủ trị các chứng: tâm hỏa thịnh, tâm thần bất an, kinh quí, điên giản (động kinh), nhọt lở sưng độc, yết hầu sưng đau, mồm lưỡi lở.

Cách dùng, liều lượng: Dùng trong, ngày 0,3-1g. Phối hợp trong các phương thuốc trấn kinh, an thần, dùng dạng hoàn tán.

Chú ư: Chu sa, Thần sa để uống cần phải thủy phi trước.

 

CHUNG NHŨ THẠCH

Tên khác: Thạch nhũ, Thạch duẩn, Măng đá, Nhũ đá, 碳酸.

Tên khoa học: Stalactide, Speleothem Canci carbonat  CaCO3

Mô tả: Chung nhũ thạch là Nhũ đá được h́nh thành do cặn của nước nhỏ giọt đọng lại trải qua nhiều thế kỷ, là khoáng vật treo trên trần hay tường của các hang động, thường có h́nh nón hoặc h́nh trụ tṛn. Bề mặt lồi lơm, màu xám đất, trắng xám hoặc vàng nâu. Thể nặng, chất cứng. Tinh thể h́nh rẻ quạt xếp thành nhiều tầng ṿng tṛn. Tinh thể thường sáng bóng, không mùi, vị hơi mặn.

Bộ phận dùng: Khai thác quanh năm, lấy về rửa sạch, để dùng.

Thành phần hoá học chính: Calci carbonat, các chất khoáng.

Công dụng: Vị ngọt, ôn. Vào các kinh phế, vị, thận. Ôn phế tráng dương, thông sữa, chế ngự acid. Dùng khi hàn đàm ho suyễn, âm hư, lạnh, lưng lạnh đau, sau đẻ sữa không thông, đau dạ dày ợ chua. Ôn thận, tráng dương, tán hàn, chỉ thống. Trị hạ tiêu hư hàn.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10-15g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.

Lưu ư : Vị Chung nhũ thạch sau khi hỏa phi và tán bột gọi là Chung nhũ phấn. Chung nhũ phấn có tính cam ôn, quy kinh phế, thận. Có công năng ôn phế, ấm thận, ích tinh, cố tinh, dùng trị các chứng hen, xuyễn, di tinh, hoạt tinh.

 

DIÊM TIÊU

Tên khác: Tiêu thạch, Định tiêu, Đá tiêu, Hỏa tiêu, Nha tiêu, Tiêu toan giáp, Điễm tiêu, Mang tiêu, Bắc đế huyền châu,  硝石,盐硝, 火硝.

Tên khoa học: Potassium nitrate , kali nitrat (KNO3).

Mô tả: Đá tiêu là loại khoáng vật có màu trắng hay trong suốt thường được t́m thấy như là các khối đóng cặn lớn và các khối phát triển sủi bong bóng trên vách và trần các hang động, ở những nơi có dung dịch chứa nitrat kali rỉ ra từ các khe kẽ, c̣n được gọi là diêm tiêu (nghĩa là muối của đá tiêu). Hiện nay kali nitrat sản xuất theo phương pháp tổng hợp, khoáng vật tự nhiên vẫn được khai thác và vẫn có giá trị thương mại.

Công dụng: Diêm tiêu tính hàn, vị khổ, có tác dụng hóa ứ tiêu tích, thường được dùng làm thuốc chữa phù thũng do thấp nhiệt, trị sỏi mật,

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-8g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.

Lưu ư: - Tên gọi Tiêu thạch chỉ áp dụng cho loại đá chứa KNO3, nhưng có thời kỳ nó cũng được áp dụng cho loại khoáng vật có nguồn gốc từ Chile với tên gọi Trí Lợi tiêu thạch (khoáng vật chứa NaNO3)  Na Uy tiêu thạch [khoáng vật chứa Ca(NO3)2].

- Mang tiêu c̣n để chỉ khoáng vật chứa Na2SO410H2O (mirabilit).

- Theo đông y Diêm tiêu ghét Bạch thược.

DƯƠNG KHỞI THẠCH

Tên khác: Ngũ sắc phù dược, Bạch thạch, Ngũ tinh kim

Tên khoa học: Actinolite, Actinolitum, Asbestos tremolite. Tremolit (Silicat). Dương khởi thạch  chưa thấy khai thác ở ta dược liệu  được nhập từ Trung Quốc, 阳起石 .

Mô tả: Dương khởi thạch là đá thiên nhiên có h́nh khối, dạng giống như bó kim, có màu trắng xám tro hoặc lục nhạt, lóng lánh như Thạch anh, mềm dễ bẻ bóp vụn có dạng sợi.

Thành phần hoá học: Chủ yếu có chứa Ca2Mg5Si8022 (OH)2 có thể lẫn thêm oxyt sắt.

Tính vị, công năng, chủ trị: Vị mặn, tính ấm vào Thận kinh, ôn Thận, ích Phế. Được dùng khi khí kết thành khối u trong bụng, tử cung hư lạnh, liệt dương vv...

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 20-40g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.

Lưu ư: Người âm hư hoả vượng không dùng Dương khởi thạch.

 

DUYÊN ĐƠN

Tên khác: Hoàng đơn, Duyên đan, Diên đan, Hồng đơn, Duyên hoàng, Đơn phấn, Tùng đơn, Châu đơn, Châu phấn 铅丹, 黄丹、丹粉、朱粉、铅华, 硫磺、硝石等. 

Tên khoa học: Minium

Mô tả: là chất bột màu đỏ sẫm tươi, nặng được dùng làm thuốc, dùng trong kỹ nghệ sơn, thủy tinh, men gốm,

Thành phần hóa học chính: Ch́ oxyt Pb3O4 (2PbO.PbO2)

Tính vị, công dụng: Duyên đơn vị cay, tính hơi lạnh uống trong có tác dụng long đờm, chấn tâm, bôi ngoài th́ đuổi được độc và làm cho mau lên da non. Thường dùng chữa nôn ọe, ăn vào nôn ra, trừ nhiệt độc, cầm máu, thổ huyết, khái huyết.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 1-3g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.

Lưu ư:  Dùng Duyên đơn gây nhiềm độc ch́, dùng cẩn thận theo chỉ dẫn của thầy thuốc, không dùng lâu ngày.

 

DUYÊN PHẤN

Tên khác: Diên phấn, Bạch phấn, Hồ phấn, Duyên sương,

Tên khoa học: Xerusit, Ceru – situm, Plumbi carbon et hydros

Mô tả: Là khoáng vật chứa ch́, thường ở dạng bột trắng, vàng sáng tới xám, có ánh kim.

Thành phần hoá học chính: Carbonat ch́ PbCO3 (83,5% PbO, 16,5% CO2) thường lẫn Ag, Sr, Zn, Cs…

Tính vị, công dụng: Vị ngọt, cay, tính hàn, có độc, tác dùng tiêu tích, sát trùng, giải độc, sinh cơ, thường được dùng để chữa cam tích (c̣i xương trẻ em), hạ lỵ, đau bụng giun, sốt rét, ghẻ, nấm, nhọt độc, lở loét, viêm niêm mạc miệng, đan độc, bỏng lửa...

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 1-1,5g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác. Dưới dạng tán bột mịn bôi ngoài, nấu cao dán hoặc làm thành viên hoàn để uống trong

 

ĐẢM PHÀN

Tên khác: Thạch phàn, Ngũ thủy, Lưu toan đồng, Lam phàn, 石胆、石、黑石、勒、胆子嘴胆、翠胆 .

Tên khoa học: Chalcanthitum, Vilriolum caeruleum.

Mô tả: Đảm phàn là khoáng vật thiên nhiên có chứa đồng sunfat (CuSO4) hoặc là đồng sunfat do chế tạo hóa học mà có. Ở trạng thái thiên nhiên Đảm phàn thường gặp ở những mỏ đồng ở những nơi khô ráo, do tác dụng oxy mà hóa thành. Đảm phàn là những cục to nhỏ không đều, có tinh thể, hơi trong mờ, chất cứng dễ vỡ, màu xanh da trời, vị tanh mùi đồng gây nôn.

Thành phần hoá học: CuS04. 5H2O.

Công dụng: Đảm phàn vị chua, cay, tính hàn, hơi có độc, vào kinh can. Có tác dụng gây nôn, sát trùng. Dùng chữa bệnh ở cổ họng (hầu tư), làm thuốc gây nôn, chữa đau mắt, sâu răng, mũi mọc thịt. Dùng ngoài chữa rắn cắn, cam mũi, hôi nách.

Cách dùng, liều lượng: Liều uống là 0,5 đến 2,5g. dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác, dùng cẩn thận v́ có độc.

Lưu ư: - Tránh nhầm với vị Lục phàn có thành phần chủ yếu là sắt sunfat (FeS04). (Xem Lục phàn)

- Tây y không dùng để uống, hoặc dùng với liều rất nhỏ, thường để dùng ngoài làm thuốc sát trùng rửa mụn nhọt, chữa đau mắt hột.

- Trong nông nghiệp thường dùng  CuS04. 5H2O. làm thuốc sát trùng, diệt sâu bọ, nấm mốc hại mùa màng.

 

ĐỒNG LỤC

Tên khác: Ten đồng, Đồng thanh, Rỉ đồng, Sinh lục, Gỉ đồng xanh, 青, 铜绿

Tên khoa học: Cuprum, Vị này có thể sản xuất trong nước và có nhập từ nước ngoại.

Mô tả: Đồng thanh là đồng tự nhiên hoặc sản xuất bằng cách để đồng ở nơi ẩm thấp có nhiều thán khí th́ sẽ biến thành màu xanh lục ở bên ngoài gọi là ten đồng hay rỉ đồng, chất dễ găy không cứng, dạng như bột phấn, hoặc người ta ngâm đồng với dấm cho biến thành màu xanh rồi cạo dùng.

Thành phần hoá học chính: CuCO3·Cu(OH)2, Cu(CH3COOH)2 ·Cu(OH)2,

Tính vị, công dụng: Vị chua, chát, Tính b́nh. Vào hai kinh Can và Đởm. Khử đờm, trị lở loét. Chủ trị: Lở loét, trĩ mũi, loét mắt, chàm ngứa ngoài da. Uống trong để trị trúng phong đột ngột đờm kéo kḥ khè vv...Đồng thanh là thuốc chữa bệnh phong nhiệt, cốt chữa về bệnh ở Can kinh nhưng thường làm thuốc để xức ngoài, ít dùng trong

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 1,5-2,4g, dạng thuốc sắc, dùng ngoài, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.

 

GIẢ THẠCH

Tên khác: Đại giả thạch, Đinh giả thạch, Đồng cổ giả thạch, Xích thạch, Tu hoàn, Mă vĩ giả thạch, Red Ochre, 赭石, 大赭石, 代赭石.

Tên khoa học: Haematium, Hematite, Specularit, Oligist.

Mô tả: Đó là các khối không đều đặn, thường là h́nh vuông, rất dẹt, to nhỏ khác nhau, màu đỏ nâu xám hoặc đen xám tro, có các vệt hồng hoặc đỏ nâu; một mặt thường có chỗ nhú lên quen gọi là đầu đinh, mặt nữa chỗ đối ứng có vết lơm to nhỏ đồng dạng. Thể chất nặng, chất cứng rắn, chỗ mặt đập cắt có nhiều tầng lớp. Hơi có mùi, vị nhạt. Thứ tốt th́ màu hồng nâu, mặt cắt có dạng tầng lớp.

Thành phần hoá học chính: Oxyt sắt III (Fe2O3).

Tính vị công dụng: Đắng, hàn. Vào kinh can, tâm. B́nh can, giáng nghịch, chỉ huyết. Dùng khi hoa mắt váng đầu, nấc, suyễn tức, thổ huyết, máu cam, băng huyết rong huyết.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10-30g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.

Lưu ư : Thận trọng khi dùng Giả thạch cho phụ nữ có thai.

 

HẢI PHÙ THẠCH

Tên khác: Phù thạch, Hải phù, Đá san hô, Đá bọt, 海浮石,浮石.

Tên khoa học: Pumice, Pumex  Plexaura homomlla Gorgonia

Mô tả: Hải phù thạch là một loại san hô có nhiều ở vùng biển đảo.  Thể chất xốp, nhẹ, có nhiều lỗ nhỏ như tổ mọt, màu sắc trắng xám, thường nổi lên mặt biển trôi vào bờ.

Bộ phận dùng: Hải phù thạch ở bờ biển thu nhặt về rửa sạch, phơi sấy khô để dùng.

Thành phần hoá học chính: Silicon dioxide, muối nhôm, kali, canci, và natri.

Công dụng: Vị mặn, tính hàn, Quy kinh phế, thanh phế nhiệt, trừ đàm, lợi tiểu, dùng chữa ho xuất huyết, bướu cổ, chữa tiêu khát, sỏi bàng quang, niệu đạo.

Cách dùng, liều lượng: Ngày 6-15g dạng thuốc sắc, dùng ngoài.

 

HÀN THỦY THẠCH

Tên khác: Bạch thủy thạch, Lăng thủy thạch, Phương giải thạch, .

Tên khoa học: Calcareous spar, Gypsum rubrum, glauberitum, caleitum, Calcite (Calcium Carbonate), Nước ta có nhiều khoáng loại này, Dược liệu c̣n phải nhập từ nơi khác.

Mô tả: Đá khoáng là những khối đá h́nh góc cạnh trong suốt, óng ánh. Chất cứng gịn, vỡ ra th́ thường thành khối vuông hoặc khối chữ nhật nhỏ, mặt vỡ nhẵn. Loại trắng, trong suốt, óng ánh là tốt.

Thành phần hoá học: Calci carbonat (CaCO3) thiên nhiên, dạng kết tinh trong suốt

Tính vị, công dụng: Vị cay, mặn. Tính lạnh.Vào 3 kinh Phế, Vị, Thận.chủ trị Thanh nhiệt giáng hỏa. Chủ trị: Sốt ôn bệnh, phiền khát, thủy thũng, tiểu ít, nước tiểu đỏ.

Cách dùng, liều lượng: Ngày 10-30g, dạng thuốc sắc, dạng bột.

 

HỔ PHÁCH

Tên khác: Huyết phách, Minh phách, Hồng tùng chi,

Tên khoa học: Amber, Succinum   (C10H16O)4

Mô tả: Là nhựa cây hóa thạch vùi sâu trong đất nhiều năm. Hổ phách thường gặp dưới dạng khối nhựa cứng hoặc dạng nhũ đá với các khối to nhỏ không đều nhau, nh́n trong suốt, một số trường hợp c̣n thấy rơ trong mảnh hổ phách chứa các động vật hóa thạch. Đem đun nóng, hổ phách tỏa mùi hương dễ chịu.

Tính vị, công dụng: Hổ phách có vị ngọt, tính b́nh vào bốn kinh tâm, can, phế Bàng quang, có tác dụng an thần, định kinh, lợi tiểu tiện, tán ư huyết, chỉ dành cho người hỏa suy, thủy thịnh.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 1-3g, dạng thuốc sắc, thuốc bột, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.

 

HOA NHỤY THẠCH

Tên khác:  Hoa nhũ thạch, Bạch vân thạch, 花蕊石, 花乳石, 白云石.

n khoa học: Ophicalcitum, Marmor serpentinatum

Mô tả:  Là khoáng vật ở dạng đá trầm tích thường ở dạng khối, to nhỏ không đều, thể chất cứng rắn, màu vàng nhạt, vàng lục, có vân, dưới ánh nắng có nhiều điểm lóng lánh.

Bộ phận dùng: Đá hoa nhuỵ thạch. Lựa cục tṛn đều, cứng, có vân khoang lục vàng là tốt. nung lửa, tán nhỏ, thuỷ phi, tán thành bột.

Thành phần hoá học chính: Quặng Dolomit chủ yếu CaMg(CO3)2 có lẫn muối sắt, muối nhôm.

Tính vị, công dụng: Vị chua, chát, tính b́nh, có tác dụng cầm máu, hoá ứ. Trị thổ huyết, sản hậu xoay xẩm, mờ mắt, vết thương ra máu.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10-15g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.

 

HOẠT THẠCH

Tên khác: Hoạt thạch phấn, Bột talc. 滑石, 滑石等.

Tên khoa học: Talc,Talcum. Quặng này có ở nhiều nơi ở nước ta.

Mô tả: Hoạt thạch là bột trắng mịn sờ trơn mát không tan trong nước, khó bị acid phá hủy. Quặng hoạt thạch h́nh khối có h́nh thù không nhất định, không mùi, không vị, cho vào nước không vỡ ra.

 Thành phần hoá học chính: Magiê silicat: Mg(Si4O10)(OH)2 hoặc 3MgO,4SiO2H2O. Ngoài ra c̣n có tạp chất Fe,Na,K,Ca,Al.

Công dụng: Vị ngọt nhạt khí hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, chữa sốt, các chứng lâm, chàm lở, rôm sảy, lợi tiểu. bột talcum c̣n dùng làm phấn rôm, bao thuốc viên, phấn bôi mặt.

Cách dùng, liều lượng: Ngày 10-30g, bọc vải sắc, hoặc bột. Dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.

Lưu ư: Bệnh nhân tỳ khí hư nhược, tinh hoạt và bệnh nhiệt tổn thương tân dịch, cần thận trọng hoặc không dùng.

 

HÙNG HOÀNG   

Tên khác: Hoàng tinh thạch, Thạch hoàng, Hùng tín, Huân hoàng, Kê quan thạch, Bạch lăng, Địa tinh, Dạ kim, Nam tinh, Nam sinh, Hoàng nô, 雄黃, 明雄黃, 雄精, 腰黄, 熏黃, 石黃, 南雄黃, 臭雄黄

Tên khoa học:  Realgar .

Mô tả: Hùng hoàng là khoáng chất thiên nhiên của arsen, là những khối không đồng đều màu đỏ sẫm, hoặc đỏ cam, mặt ngoài thường có bột mịn màu vàng chanh, thể chất nặng, gịn, dễ vỡ, mặt vỡ thô ráp, sắc đỏ vàng hoặc đỏ tươi. Mùi khó chịu đặc biệt, vị nhạt.

Thành phần hóa học: (As4S4)

Tính vị, công dụng: Hùng hoàng vị cay tính ấm có độc, có công dụng táo thấp sát trùng, có hiệu năng trừ uế giải độc.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 1-3g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.

Lưu ư: - Thư hoàng (As2S3) Orpiment, Auripiment cũng được dùng như Hùng hoàng. Tên gọi các hợp chất asen trong một số tài liệu không thống nhất có khi Thạch tín dùng để chỉ asen,

- Phụ nữ có thai cấm dùng, không nên dùng hợp chất asen lâu ngày.

 

KHINH PHẤN

Tên khác: Thủy ngân phấn, Hồng phấn, Cam phấn, · 輕粉

Tên khoa học: Calomelas Hg2Cl2

Mô tả: Là muối Thủy ngân clorua chế bằng phương pháp thăng hoa từ Thủy ngân, Đảm phàn, Muối ăn. Là tinh thể như bông tuyết hoặc dạng bột mịn, không mùi, vị nhạt (Rất độc, không được nếm).

Tính vị, công dụng: Khinh phấn vị cay tính lạnh, có khả năng trừ được tích trệ và nhiệt kết trong ruột và dạ dày, có thể chữa được các chứng thủy thũng phong đàm, thấp nhiệt. Tuy nhiên khinh phấn dùng nhiều có độc, nếu dùng nhiều quá gân co, xương nhức, răng lung lay, khi không có thuốc khác mới nên dùng.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-8g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.

Lưu ư: Khinh phấn, rất độc phải dùng cẩn thận theo chỉ dẫn chuyên môn, không dùng nhiều ngày.

 

MÔNG THẠCH

Tên khác: Minh thạch, Thanh mông thạch, Kim mông thạch, 礞石.

Tên khoa học: Lapis Micae, Lapis Cloriti, Micae Aureus Lapis.

Mô tả: Dược liệu này là các khối không đều đặn, to nhỏ không đều màu nâu vàng có ánh quang vàng kim óng ánh. Không mùi, vị nhạt. Chất gịn, dễ vỡ có lớp rơ rệt. Loại tốt vê tay thành các phiến vảy mỏng không có đất, tạp, loại kém th́ cứng, sau khi vỡ thường thấy có bùn đất tạp lẫn ở trong. Khai thác quanh năm. Sau khi khai thác được loại bỏ đá tạp và bùn đất.

Thành phần hoá học chính: Silicat magiê, Kali và Nhôm.

Công dụng: Ngọt, mặn, b́nh. Vào các kinh phế, tâm, can. Long đờm hạ khí, b́nh can trấn kinh. Dùng khi đờm tích úng dai dẳng, ho hen cấp nghịch, điên giản phát cuồng, phiền nhiệt bứt rứt trong ngực. Kinh phong co rút.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 3-6g, dạng hoàn, tán, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.

Lưu ư: - Không dùng Mông thạch cho trẻ em và phụ nữ có thai

- Tỳ vị hư yếu không nên dùng Mông thạch.

LONG CỐT

Tên khác: Phấn long cốt, Hoa long cốt, Thổ long cốt, .

Tên khoa học: Os Dracois, (Fossilia Ossis Mastodi), Os Dracois nativus, Dén Draconi (Fossilia Dentis Mastodi).

Mô tả:. Long Cốt là một vị thuốc do kết quả hoá thạch của xương một số loài động vật thời cổ đại như Voi mamut, Tê giác, Lợn rừng, v.v... Long cốt có sắc trắng, hơi nâu hoặc xanh, vàng, hoặc lốm đốm loại chắc cứng. Để vào đầu lưỡi th́ dính chặt.

Bộ phận dùng: Đem Long cốt bỏ vào ḷ nung cho thật đỏ, khoảng 4h, để nguội, tán  thật mịn dùng cho thuốc chén hoặc thuốc hoàn tán.

Thành phần hoá học chính:

Công dụng: Vị ngọt, chát, tính b́nh. Vào kinh Can, Đởm, Tâm và Thận, dùng để trấn kinh, an thần, sáp tinh liễm hăn. Chủ trị: Hồi hộp mất ngủ, thần trí không yên, mồ hôi trộm, xích bạch đới, tả lỵ lâu ngày, vết loét lâu lành.

Cách dùng, liều lượng: Ngày 8-9g, dạng thuốc sắc, hoàn, tán.

 

LONG XỈ

Tên khác: 龙齿.

Tên khoa học: Dens draconis (Fossilia dentis Mastodi) Dragon'sTeeth

Mô tả: Được coi là răng hóa thạch của động vật có vú cổ đại, gồm có các răng nanh, răng hàm, to nhỏ không đều, Răng nanh h́nh nón, phần trên cong, nhọn, răng hàm h́nh trụ tṛn hoặc trụ vuông. Người ta c̣n chia ra Răng Thanh long có màu lục nâu tối có dải vân nâu vàng và Răng Bạch long màu trắng, không có hoa văn.

Tính vị, công dụng: vị ngọt, chát, b́nh, Trừ nhiệt, trấn tâm, an thần, dùng khi nhiệt phát cuồng, sốt bứt rứt không yên, tâm thần bất an, mất ngủ, hay mê

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10-15g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.

 

LÔ CAM THẠCH

Tên khác: Chế cam thạch, Cam thạch, Can thạch, Phù thủy cam thạch, Dương can thạch, Lô nhăn thạch, 甘石,卢甘石,芦甘石,羊肝石,浮水甘石, 炉眼石,干石.

Tên khoa học: Calamine, Hydrozincitum.

Mô tả: Lô Cam Thạch là muối kẽm  thiên nhiên (muối carbonat có lẫn các tạp chất như sắt, ch́, crôm, magiê và cadmi), là những cục to nhỏ, không đều màu trắng xám hay hơi xanh, ở ngoài dính các bụi phấn trắng vàng chất xốp, khi nếm có vị không rơ nét dính vào lưỡi.

Bộ phận dùng: Khai thác quanh năm. Sau khi khai thác được th́ tinh chế loại bỏ đá tạp, khử bùn đất, rửa sạch, sấy khô.

Công dụng: Lô cam thạch có vị ngọt, tính ôn không độc, có tác dụng cầm máu, tiêu thũng độc, pḥng thối loét, sinh cơ bắp, làm cho lên da non, thường chỉ dùng ngoài, liều lượng tùy theo vết loét.

Cách dùng, liều lượng: Dùng ngoài, dạng thuốc bột hay thuốc mỡ, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.

 

LỤC PHÀN

Tên khác: Tạo phàn, Thanh phàn, Thủy lục phàn, 绿矾, 绿矾.

Tên khoa học: Melanteritum

Mô tả: Là khoáng sản thiên nhiên có chứa sắt sunfat (FeS04), có thể chế lấy theo phương pháp hóa học thông thường Lục phàn có dạng tinh thể trong mờ, hay trong màu xanh nhạt, để lâu ra không khí sẽ thường bị oxy hóa cho màu vàng nhạt, gịn dễ vỡ vụn, vị sáp.

Thành phần hoá học chính: Lục phàn thiên nhiên chủ yếu có sắt sunfat (FeS04.7H20). Tạp chất gồm magiê (Mg), mangan (Mn), canxi (Ca). Lục phàn tự chế lấy không có các tạp chất.

Công dụng: Đông y thường dùng Lục phàn thiên nhiên, tính chất của Lục phàn chua mát và không độc, vào 2 kinh can và tỳ, có tác dụng táo thấp hóa đờm, tiêu tích sát trùng, giải độc. Dùng gây nôn và cầm máu, chữa những trường hợp dạ dày, ruột chảy máu, cổ họng sưng đau, loét miệng.

Cách dùng, liều lượng: Ngày uống 0,1-0,2g. Gây nôn mỗi lần dùng 1- 2g, cách 20 phút sau nếu chưa thấy nôn th́ lại uống nữa.

Lưu ư : Lục là xanh lục, phàn là phèn v́ lục phàn có màu xanh lục..

- Tránh nhầm với vị Đảm phàn màu xanh da trời có thành phần chủ yếu là đồng sunfat (CuS04).

- Người hay nôn mửa, dạ dày yếu nên  cẩn thận khi dùng Lục phàn.

 

LƯU HUỲNH

Tên khác: Lưu hoàng, Diêm sinh, Hoàng nha, Thạch lưu hoàng, Oải lưu hoàng 石硫黄、 石流黃、 流黄. 黃牙、 黃英、 煩硫、 石亭魯、 九靈.

Tên khoa học: Sulfur, Sulphur, S

Mô tả: Vị thuốc Lưu huỳnh là các khối không đều đặn, mặt ngoài bằng phẳng màu vàng hoặc lục vàng nhạt. Gịn, dễ vỡ. Chỗ cắt vỡ thường có nhiều lỗ nhỏ lại có các kết tinh h́nh kim sáng bóng. Lúc nung trên lửa th́ có ngọn lửa xanh, đồng thời phát ra mùi hôi kích ứng của dioxyd lưu huỳnh. Thứ tốt th́ có sắc vàng sáng đẹp, ṛn dễ vỡ

Bộ phận dùng: Thành phần chủ yếu là sulfur nguyên chất. Khai thác quanh năm. Quặng đá khoáng lưu huỳnh lấy được rồi cho vào hũ đất, gia nhiệt cho đến khi chảy, khử tạp chất để nguội là được.

Công dụng: Vị chua, tính ôn, có độc. Bổ hỏa trợ dương, thông tiện uống trong bệnh dương yếu chân lạnh, hư suyễn lănh háo, hư khái bí đại tiện, ghẻ ngứa, mụn nhọt. Tây y dùng Lưu huỳnh làm thuốc điều trị nhiều loại rối loạn về da dưới dạng kem, mỡ, sữa dưỡng da, xà pḥng. Lưu huỳnh dùng xông để chế biến bảo quản dược liệu.

Cách dùng, liều lượng: Liều thường dùng 1,5-3g, phần nhiều sau khi bào chế th́ làm hoàn tán để uống. Dùng ngoài với liều thích hợp, nghiền thành bột, chế thành dạng mỡ, bôi lên chỗ bệnh.

Lưu ư : - Có thai kiêng dùng Lưu huỳnh.

- Không dùng chung Lưu huỳnh với Mang tiêu (Mirabilitum).

 

MANG TIÊU

Tên khác: Natri sulfat, Phác tiêu, Nguyên minh phấn, Huyền minh phấn,芒消、硝石,消石、苦消、北帝元珠、化金石、水石、地霜... 

Tên khoa học: Mirabilitum Natrium sulfuricum (Na2SO4 10H20).

Mô tả:bột trắng, óng ánh, lấy tay miết thấy như cát mịn. Không mùi, vị mặn, hơi chua, đắng. Loại mịn trắng sạch là tốt.

Bộ phận dùng: Mang tiêu thiên nhiên (Na2SO410H2O) đào về ḥa tan với nước, lọc trong để loại tạp chất rồi cô đặc để kết tinh. Làm đi làm lại nhiều lần cho đến khi nước trong, để cho nguội kết tinh được Mang tiêu. Đem Mang tiêu cùng nấu với rau Cải cho tan ra, bỏ rau cải, lọc lấy nước trong cho kết tinh được Huyền minh phấn.

Công dụng: Mang tiêu vị mặn, đắng, tính hàn, qui kinh Phế Vị Đại trường.. Có tác dụng tiêu tích, tả nhiệt, nhuận táo. Dùng làm thuốc xổ.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 5-50g, dạng thuốc sắc, dùng ngoài, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.

Lưu ư: Một số tài liệu chia thành Mang tiêu, Phác tiêu, Mă nha tiêu, Anh tiêu, Phong hóa tiêu, Huyền minh phấn.

 

MẬT ĐÀ TĂNG

Tên khác: Ngân hữu, Ngân lư để, Li tạc, Đà tăng, Kim đà tăng, Lô đê, 氧化, .

Tên khoa học: Litharge , Lithargyrum

Mô tả: Dạng khối hoặc mảnh vụn, h́nh thù không nhất định. Thể nặng, chất cứng, dễ đập vỡ, khi tán nhỏ có mầu đất óng ánh xám, chủ yếu chứa ch́ oxid (PbO) lẫn lượng nhỏ ch́ kim loại, các tạp chất khác như Al3+, Sb3+, Sb4+, Fe3+.  

Tính vị, công dụng: Mật đà tăng vị mặn, cay, tính b́nh, hơi độc, có tác dụng tiêu thũng sát khuẩn, thu liễm, tiêu mủ, trừ đờm trấn kinh, thường dùng ngoài chữa sang lở, trĩ, thũng độc, mụn loét, các loại vết thương, chế cao dán nhọt…

Cách dùng, liều lượng: Dùng ngoài dạng bột, trong dầu, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác

Lưu ư:  Dùng Mật đà tăng, gây nhiềm độc ch́, dùng cẩn thận theo chỉ dẫn của thầy thuốc, không dùng lâu ngày.

MUỐI ĂN

Tên khác: Muối trắng, Thực diêm, Tuyết diêm, Bạch diêm, Hàm thu thạch, Thu thạch, Đại diêm, 氯化钠, .

Tên khoa học: Sodium chloride, NaCl, được khai thác từ các mỏ hoặc kết tinh từ nước biển.

Mô tả: Tinh thể h́nh khối trắng, trong suốt, vị mặn,  tan  trong nước với mọi tỷ lệ. Qua gia công, chế biến thành Hàm thu thach.

Tính vị, công dụng: Muối ăn tính hàn, không độc, có tác dụng gây nôn, làm mát, thông tiện, giải độc. Muối c̣n có khả năng diệt khuẩn, làm sạch vết thương, tẩy sạch vết bẩn, trị bệnh, bảo quản thực phẩm.

Cách dùng, liều lượng: Nhu cầu muối hàng ngày 1-2g, lượng dùng không hạn chế tùy cách dùng, dùng riêng hay phối hợp các vị khác.

 

NÁO SA

Tên khác: Tử náo sa, Hồng diêm, 紫硇砂 , 鹼碯砂、藏腦、藏、腦砂、紅鹽, 红盐硇砂、碱硇砂、砂、藏硇砂、咸硇砂、藏红盐、卡如察.

Tên khoa học: Halitium violaceoum

Mô tả: Là muối ammoniac dưới dạng khoáng thiên nhiên có dạng kết tinh không màu, trắng, xám đến màu vàng nâu.

Thành phần hoá học chính: Muối ammoniac (NH4Cl) và một lượng nhỏ các muối Fe3+, Fe2+, Mg2+

Tính vị, công dụng: vị mặn, đắng, cay, ôn, có độc chuyên trị các loại đinh nhọt, ung thũng, viêm loét.

Cách dùng, liều lượng: Dùng ngoài dạng bột, trong dầu, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác

 

NẾN ĐẤT

 

Tên khác: Chai, Khi xi, Nhựa đá, Ngạnh thụ chi, Ngạnh thụ giao, Stoner dammar, 硬树脂, 硬树胶.

Tên khoa học: Damar batu.

Mô tả: Nến đất là các khối nhựa màu vàng, mờ đục hoặc nâu nhạt, có h́nh dạng, màu sắc, kích thước thay đổi thu được khi đào đất rừng ở một số vùng trước có các cây họ Dầu (Dipterocarpaceae). Nến đất ở nhiều tỉnh miền núi miền Trung nước ta.

Bộ phận dùng: Khối nhựa.

Thành phần hoá học chính: Tinh dầu và nhựa, thành phần chính của tinh dầu là spathulenol, caryophyllen oxyd… nhựa chủ yếu là các hợp chất triterpenoid.

Công dụng: Dùng sát trùng, pḥng bệnh cho cho phụ sữ sau khi sinh và trẻ sơ sinh, chữa các chứng đầy bụng khó tiêu, một số bệnh đường hô hấp ở trẻ nhỏ. Nến đất c̣n được dùng để chế sơn trong xử lư đồ gỗ, chống mốc mọt, tạo độ bóng, tăng độ bền, kết hợp với parafin trong nhuộm màu hoa văn thủ công, dùng để chống thấm, tăng sức chịu nước cho các vật liệu làm thuyền.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 30-50g, dùng đốt xông khói, khi đốt nến đất tạo nên mùi thơm đặc trưng, có tác dụng sát trùng, làm sạch không khí, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.

Bài thuốc:

1. Sát trùng, ngừa gió độc, pḥng bệnh tật cho phụ sữ sau khi sinh và trẻ sơ sinh: Thỉnh thoảng dùng Nến đất và lá cây Chổi xể cho vào bếp than hoa trong nhà để tạo nên khói thơm nhẹ.

2. Pḥng các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sinh dục cho phụ sữ sau khi sinh: Nến đất 50g, nghiền nhỏ cho dần vào bếp than cùng quả bồ kết khô, dùng khói hơ âm đạo trong 10-15 phút, sau đó vệ sinh lại bằng nước sôi để nguội có ḥa tan một ít muối.

Lưu ư: Không đốt quá nhiều Nến đất gây thiếu không khí cho trẻ sơ sinh. 

 

Ô LONG VĨ

Tên khác: Bồ hóng.

Tên khoa học: Fuligo ligni F. Sptendens. Ô long vĩ thường khai thác ở các bếp hay nấu ăn bằng bếp củi ở vùng làng quê.

Mô tả: Bồ hóng có màu đen, ánh sáng, mùi khó chịu và xốp nhẹ,

Bộ phận dùng: Dùng thứ bồ hóng đốt bằng củi bám ở dưới xà nhà bếp ở các đồ vật gác lên bếp, ở các ḷ sưởi (không dùng thứ đốt bằng  than đá). Khi lấy phẩy nhẹ bỏ bụi ngoài, lấy thứ vẩy đen đóng đặc ở trong, đốt cháy hoặc sao cháy cho hết khói, tán nhỏ mịn lấy bột dùng. Có thể chế Ô long vĩ theo nhiều cách Đem Bồ hóng rây kỹ đem rửa bằng nước, quấy lên, bọt nổi lên th́ bỏ đi. Để cho lắng xuống, gạn bỏ nước, vớt lấy ¾ cặn ở trên. Cặn lấy được phơi hoặc sấy khô để dùng.

Thành phần hoá học chính: Ô long vĩ  chứa các loại muối ammôn và các loại muối khác, có pyridin, và một chất đặc biệt vàng, cay và đắng gọi là asbôlin, trong chất này có pyrocatechol.

Lưu ư: Phân biệt Bồ hóng với Nhọ nồi, Bồ hóng có ánh sáng, mùi khó chịu và xốp nhẹ, Nhọ nồi (Bách thảo sương) đen mịn, không mùi.

 - Phụ nữ có thai không nên dùng Bồ hóng.

PHÈN CHUA

Tên khác: Minh phàn, Khô phàn, Bạch phàn, Phèn phi, Phàn thạch. Minh thạch, Trấn phong thạch, Tất phàn, Sinh phàn.

Tên khoa học: Alumen, Sulfas Alumino Potassicus.

Mô tả: Điều chế Phèn chua từ nguyên liệu thiên nhiên là Minh phàn thạch, công thức K2S04, Al2 (S04)3, A14(OH)3 có lần ít sắt. nung Minh phàn thạch (Alunite) rồi ḥa tan trong nước nóng, lọc và kết tinh sẽ được phèn chua, đó là loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu, hơi đục hoặc trắng, tan trong nước không tan trong cồn, Rang ở nhiệt độ cao phèn chua mất dần hết nước để thành Phèn phi, xốp nhẹ gọi là khô phàn (Alument Usium).

Bộ phận dùng: Bạch phàn là Phèn chua sống, Khô phàn là Phèn chua phi, phèn phi. Đởm phàn là Bạch phàn tẩm mật ḅ phơi trong im mát. Tạo phàn là Bạch phàn trộn với bồ kết nấu khô, lấy Bồ kết dùng.

Thành phần hoá học chính: KAl (S04)2

Công dụng: Phèn chua (alumen) vị chua, tính hàn, có công hiệu giải độc, sát trùng, làm hết ngứa, cầm máu, cầm tiêu chảy, thanh nhiệt, thanh đàm.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 0,5-1g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.

Lưu ư: Phèn chua không nên uống nhiều, uống lâu.

 

PHỤC LONG CAN

Tên khác: Đất ḷng bếp, Táo tâm thổ, Hoàng thổ, 龙肝, 灶心土 .

Tên khoa học: Terra flava usta. Phục long can có ở nhiều nơi và là một vị thuốc có hiệu quả tốt, hay dùng trong Đông y.

Mô tả:  Phục long can là đất lấy ở bếp do đun bằng rơm rạ hoặc củi đất bị nung khô mà có, màu đất phía ngoài đỏ, trong vàng hay tía.

Bộ phận dùng: Đất ḷng bếp loại bỏ phần cháy đen và tạp chất.

Thành phần hoá học chính:

Công dụng: Phục long can có vị cay, tính hơi nóng, không có độc, có tác dụng ôn trung, cầm nôn chữa cầm máu. Thường được dùng làm thuốc chữa bệnh  băng huyết, thổ huyết, tiểu tiện ra máu, đặc biệt thích hợp với chữa nôn mửa của phụ nữ có thai, trẻ con đái dầm. Nếu bị ung nhot th́ hoà phục long can với dấm đắp vào.

Cách dùng, liều lượng: Ngày 20-40g dưới dạng thuốc sắc, đợi thuốc lắng xuống, chắt lấy nước mà uống, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.

Lưu ư : Người nóng nhiệt, táo bón không dùng Phục long can.

 

THẠCH ANH

Tên khác: Tử thạch anh, Bạch thạch anh, 石英, 石英.

Tên khoa học: Quartz, Quartz album.

Mô tả: Là quặng, khối tập hợp h́nh trụ 6 mặt hoặc hạt to, toàn khối h́nh dạng không nhất định, có nhiều góc cạnh sắc, mặt không phẳng, có mầu sắc khác nhau, hơi trong suốt hoặc không trong suốt, óng ánh như thuỷ tinh hoặc như mỡ. Thể nặng, chất cứng, đập vỡ mặt không phẳng, cạnh khá sắc, có thể vạch thuỷ tinh. Không mùi, vị nhạt.

Thành phần hoá học chính: Oxide silicium (SiO2).

Tính vị, công dụng: Ngọt, hơi ôn. Vào 2 kinh tâm, phế. Ích khí, an thần lợi tiểu, giảm ho. Dùng khi hồi hộp không yên, hư hàn ho suyễn, khó tiểu tiện, hoàngđản, phong hàn thấp tê.

Cách dùng, liều lượng: Ngày 5-10g, dạng thuốc sắc, thuốc bột.

 

THẠCH CAO

Tên khác: Đại thạch cao, Tế thạch, Tế lư thạch, Bạch hổ, Băng thạch, 细石, 细理石, 软石膏, 白虎, 玉大石, 冰石.

Tên khoa học: Gypsum

Mô tả: là một loại khoáng chất có tinh thể tụ tập thành khối có 2 loại cứng và mềm, loại mềm dùng làm thuốc.

Thành phần hoá học: là Canxi sunfat ngậm 2 phân tử nước (CaSO4 2H2O). Thạch cao nung (Bột bó) CaSO4.1/2 H2O.

Công dụng: Vị ngọt cay, tính rất hàn, qui kinh Phế Vị

Cách dùng, liều lượng: Người lớn ngày 12-80g Thạch cao sống.

Lưu ư: Uống trong phải dùng Thạch cao sống. Thạch cao nung chỉ dùng ngoài. Muối Canxi sulfat, do nước chát của bể nước muối nhiều năm kết tinh lại gọi là Huyền tinh thạch được dùng như Thạch cao,

 

THẠCH TÍN - ASEN  

Tên khác: Thân hoa, Nhân ngôn, Phê thạch, Hồng tín thạch, Hồng phê, Bạch tín thạch, Bạch phê, Phê sương.

Tên khoa học: Arsenicum

Mô tả: Thạch tín tùy theo cách chế biến c̣n chia ra thành : Hồng tín thạch (Hồng phê) - Arsenicum rubrum, Bạch tín thạch (Bạch phê) - Arsenicum album, thăng hoa Hồng phê, Bạch phê thu được Phê sương. Nguyên liệu thiên nhiên chứa Thạch tín là: Thân hoa, Tỳ thạch (砒石), (Arsenolite) thành phần chủ yếu là As2O3; Dư thạch, Bạch tỳ thạch (白砒石) c̣n gọi là Độc sa (毒砂 - Arsenopyrite) là hỗn hợp Arsen, Sắt sulfua, Hùng hoàng (Realgar) thành phần chủ yếu là Arsen sulfur. Thăng hoa các nguyên liệu này được Phê sương.

Thành phần hoá học chính: Arsen

Công dụng: Thạch tín có vị cay, chua, tính nóng, rất độc, có tác dụng trừ đờm, chữa sốt rét c̣n có tác dụng bổ máu, vàng da.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 1-10mg, dạng bột, dùng ngoài.

Chú ư: Phụ nữ có thai cấm dùng hợp chất Asen, không dùng hợp chất asen lâu ngày.

 

THĂNG DƯỢC

Tên khác: Hồng thăng, Hồng thăng đơn, Tam tiêu đơn, Hoàng thăng đơn, Thăng đơn, Linh dược, Tam bạch đan, Tam tiên tán, Thăng đan, Tiểu thăng đan.

Tên khoa học: Hydrargyum oxdatum crudum

Mô tả: là Thủy ngân dioxyt – HgO chế bằng phương pháp thăng hoa từ Thủy ngân, Diêm tiêu và Phèn chua. Thăng dược là bột đỏ óng ánh tinh thể,

Tính vị, công dụng: có tác dụng khử mủ, trừ thịt thối, dùng cho các loại vết thương đă vỡ, mủ tràn ra, thịt thối chưa tiêu, hoặc mủ hôi thối.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-8g, dạng thuốc bột, thuốc mỡ dùng ngoài, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.

 

THỦY NGÂN

Tên khác: Nguyệt linh tủy dịch, 月灵髓液,白澒、女、澒、汞、神胶、元水、精、流珠、元珠、赤汞、砂汞、灵液、活宝.

Tên khoa học: Hydrargyrum, Mercury.

Mô tả: Là một kim loại nặng có ánh bạc, thủy ngân là một nguyên tố kim loại được biết có dạng lỏng ở nhiệt độ thường.

Bộ phận dùng: Thủy ngân kim loại.

Thành phần hoá học: Hg.

Tính vị, công dụng: Vị cay, tính hàn, rất độc, thường dùng ngoài, chữa ghẻ lở, mai độc, ác sang

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-8g, dạng thuốc hoàn, dùng ngoài, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.

 

T THẠCH

Tên khác: Linh từ thạch, Manhetit, Magnetit, 磁石, 玄石、磁君、吸石、石、 .

Tên khoa học: Magnetitum, Magnet, Crommagnetit.

Mô tả: Từ thạch là khoáng vật của Sắt, có thể có nguồn gốc Macma, pegmatite, có trong thiên thạch, là lọai khoáng vật vững bền có trong sa khoáng. Có từ tính tự nhiên.

Thành phần hoá học chính: Oxyt sắt (Fe3O4), Magnesium, Kẽm, Mangan…có thể thay thế một phần sắt.

Tính vị, công dụng: Từ Thạch: là nam châm tự nhiên có vị mặn, tính hàn, quy kinh lạc tim, gan và thận. Từ Thạch gồm bốn công hiệu chủ yếu chữa trị: Chữa tâm thần bất định, hoảng hốt, mất ngủ, bệnh động kinh, chữa trị chứng ù tai, hoa mắt chóng mặt.  hen xuyễn.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 15-40g, dạng thuốc sắc, hoàn.

 

TỤ NHIÊN ĐỒNG

Tên khác: Hoàng thiết khoáng, Đồng tự sinh,自然 ,

Tên khoa học: Native copper

Mô tả: Là quặng đồng thiên nhiên, h́nh dạng thay đổi, thường có màu nâu, cứng, nếm có vị kim loại.

Thành phần hoá học chính: Cu

Tính vị, công dụng: Vị cay, tính b́nh, vào kinh can. Tán ứ giảm đau, liền gân cốt, dùng khi bị đánh, ngă, sưng đau, bong gân, găy xương, ứ huyết.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 3-10g, dạng thuốc sắc.

 

VÂN MẪU THẠCH    

Tên khác: Vân mẫu, Bạch vân mẫu, Kim vân mẫu, Hắc vân mẫu. 云母石, 白云母, 金云母, 黑云母, 云母,云母, 云母, 云母

Tên khoa học: Bạch vân mẫu - Muscovite, Kim vân mẫu -Phlogopite, Hắc vân mẫu - Biotite, Quyên vân mẫu – Sericite, Nột vân mẫu – Paragonite , Roscoelite in Sandstone, Muscovite var. Fuchsite Monoclinic.

Mô tả: Là đá khoáng dạng phiến, h́nh dạng không nhất định gồm nhiều lớp chồng lên nhau, to nhỏ lẫn lộn, trong suốt không màu, hoặc màu trắng, sẫm, óng ánh như trân châu hoặc thuỷ tinh. Chất dẻo, có thể bóc tách từng lớp thành phiến mỏng trong suốt, nhẵn, đàn hồi. Hơi có mùi, không vị.

Thành phần hoá học: Có nhiều loại Vân mẫu thạch, tùy loại mà có thành phần hóa học khác nhau Bạch vân mẫu chủ yếu là KAl2[Si3AlO10](OH,F)2; Kim vân mẫu KMg3[AlSi3O10][F,OH]2; Hắc vân mẫu (Mg,Fe2+)3(Al,Fe3+)Si3O10(OH,F)2…

Tính vị, công dụng: Vân mẫu thạch vị ngọt, tính b́nh. Vào các kinh phế, can, tỳ. Tác dụng bổ thận, thu liễm cầm máu. Dùng khi mệt nhọc hư tổn, chóng mặt hồi hộp, động kinh, chứng hàn sốt rét lâu ngày, ung nhọt sưng đau, chảy máu do vết thương dao.

Cách dùng, liều lượng: Dùng uống ngày 9-12 gam. Dùng ngoài không kể liều lượng, nghiền bột đắp chỗ đau.  

 

VÔ DANH DỊ

Tên khác: Thiết sa, Hắc thạch tử, 无名异, ,黑石子.

Tên khoa học: Pyrolusitum, Pyrolusite, Manganite, Mag Frit.

Mô tả:  Là oxid đá khoáng magiê mềm thuộc nhóm Kim hồng thạch, chủ yếu chứa magiê oxid. Là khoáng vật thứ sinh, thường thấy ở trầm tích hầm mỏ. Vô danh dị có dạng h́nh cầu tṛn không đều, đường kính 0,6-1,8 cm, phần lớn là khoảng 1 cm, bề mặt lồi lơm không phẳng hoặc nổi cục, màu nâu vàng hoặc màu nâu, thường phủ bột mịn nâu vàng, xoa bột bụi đi th́ hiện ra óng ánh, tay dễ bắt màu, chất cứng, khó đập vỡ, mặt màu nâu cho đến nâu tía. Hơi có mùi đất, vị nhạt. Loại hạt đồng đều, màu nâu, óng ánh, không tạp chất là tốt.

Bộ phận dùng: Khoáng.

Thành phần hoá học chính: Magiê oxid

Tính vị, công dụng: Vô Danh Dị vị mặn, ngọt, tính b́nh. Vào 2 kinh can, thận. Tác dụng hoạt huyết khư ứ, giảm đau sinh cơ. Dùng khi chấn thương do ngă hoặc bị đánh, dao đâm, ung nhọt sưng, viêm tĩnh mạch chi.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 3-5, dùng ngoài lượng vừa đủ, nghiền bột trộn đắp chỗ đau.

 

VŨ DƯ LƯƠNG

Tên khác: Quặng sắt nâu, Thạch năo, Dư lương thạch, Bạch dư lương, Vũ lương thạch, 禹余粮, , 白余粮, 太一余粮、禹哀、太一禹余粮、白余粮、石中黄子、天食、山中盈脂、石饴饼、石中黄、白禹粮、禹粮石

Tên khoa học: Limonitum, Limonite.

Mô tả: Các khối h́nh dàng không nhất định, bề mặt màu nâu đỏ, nâu xám hoặc nâu nhạt, thường lồi lơm, không phẳng có phủ bột vàng. Mặt cắt có lớp vân nâu sẫm, xen kẽ nâu nhạt. Có mùi đất, vị nhạt

Thành phần hoá học chính: Fe2O3, [FeO(OH)].

Tính vị, công dụng: ngọt, chát, hơi hàn, vào 2 kinh vị, đại tràng. Sáp tràng, chỉ tả, thu liễm, cầm máu. Dùng khi tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày, rong kinh, bạch đới.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 20-30g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.

 

XÍCH THẠCH CHỈ

Tên khác: Hồng thổ, Cao lĩnh thạch, 赤石脂.

Tên khoa học: Haloisid, Halloysitum rubrum, Red halbosyite, Papisrubrum, Red kaoline.

Mô tả: Là khoáng vật dạng đất, dạng cục, miếng không đều, sắc đỏ hoặc đổ nâu, h́nh thành các hoa vân dạng đá, sang, trơn, hơi nhờn. Dễ vỡ, hút nước mạnh, dính lưỡi. Không có mùi vị bùn đất. Thứ tố th́ bóng sang, hơi nhờn,màu đỏ, dễ vỡ, không có tạp chất, đất tạp.

Thành phần hoá học chính: Alumino-silicat ngậm nước Al4(OH)8(Si4O10)4H2O có lẫn oxyt sắt, mangan, magnesium và calci.

Tính vị, công dụng: Vị ngọt, chát, tính ấm, có tác dụng sáp trường, chỉ tả, chỉ huyết, thu liễm, sinh cơ. Dùng trị tả lâu ngày, đi tiểu ra máu, băng lậu thoát giang, di tinh, đới hạ, các vết loét lâu lành.

Cách dùng, liều lượng: Dùng uống 10-30g, dạng thuốc dùng ngoài, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.

Lưu ư : Xích thạch chi ghét Đại hoàng, sợ Nguyên hoa.

 

THIÊN TRÚC HOÀNG

Tên khác: Trúc hoàng phấn, Phấn nứa, Trúc cao, 天竺黄.

Tên khoa học: Concretin silicea Bambusa, Tabashir.

Mô tả: Là cặn đọng ở đốt một số cây Tre, Nứa (Bambusa sp) do nước trong các đốt tre, nứa ngưng đọng lại mà có. Thiên trúc hoàng kích thước to nhỏ không nhất định, to có thể đạt tới 1-1,5cm, nhỏ chỉ 1-2mm. Loại tốt có màu trắng, khi bị đốt quá nóng, màu sắc chuyển màu xanh xám hay đen xám là chất lượng kém. Chất nhẹ, dễ vỡ vụn, nếm th́ thấy dính vào lưỡi, không có mùi vị đặc biệt. Nước ta có khai thác Thiên trúc hoàng xuất sang Trung quốc. Tuy nhiên hiện nay các lương y nước ta vẫn sử dụng Thiên trúc hoàng nhập từ Trung Quốc.

Bộ phận dùng: Thiên trúc hoàng. Bốn mùa đều có thể thu hoạch. Khi đốt nương làm rẫy, người ta thu thập Thiên trúc hoàng ở những đốt cây nứa bị đốt cháy, lấy ra phơi khô.

Thành phần hoá học chính: Muối kali, silic, nhôm, sắt, canxi.

Công dụng: Vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt trừ đàm, định tâm, an thần, được dùng để chữa trẻ con sốt cao, hôn mê, kinh giật, chữa viêm phế quản, viêm phổi khó thở, đờm kḥ khè. Dùng chữa người lớn trúng phong cấm khẩu.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 5-10g, dạng thuốc sắc, 1–3g dạng thuốc bột. Dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.

Bài thuốc:

1. Chữa động kinh, kinh giật: Thiên trúc hoàng 2g, Ngưu hoàng 1g, Chu sa 0,3g. Tất cả tán nhỏ, trộn đều. Ngày uống 3g. Chia làm 3 lần mỗi lần uống 1g. Trẻ con dùng nửa liều hay ít hơn, tuỳ theo tuổi.

2. Chữa khản tiếng (tiếng nói nhỏ, không phát âm thành tiếng): Thiên trúc hoàng 10g, Đương quy 16g, Hoàng kỳ 16g, Bạch truật 16g, Đảng sâm 16g, Sài hồ 10g, Cam thảo trích 6g, Kha tử 10g, Trần b́ 8g, Thăng ma 10g, Cát cánh 10g, Xuyên bối mẫu 6g. Sắc uống.

3. Chữa trẻ em cam tích: Thiên trúc hoàng, Hùng hoàng (nghiền, thủy phi), mỗi thứ 10g, Khiên ngưu (bột) 5g, các vị thuốc nghiền mịn, hồ thành viên hoàn to bằng hạt gạo, mỗi lần uống 2-5 viên sau bữa ăn, dùng canh Bạc hà để uống thuốc.

 

DƯƠNG BIỂN

Tên khác: Thông biển, San hô đen, Cây sắt biển, Black Coral, Liễu biển, Hải liễu, Hắc giác san hô, 黑珊瑚, 海柳, 黑角珊瑚.

Tên khoa học: Là loài San hô Amtipathes sp, họ Dương biển (Amtipathidae) có ở vùng biển Phú Quốc, thường được khai thác làm thuốc, chế tác làm đồ trang sức.

Mô tả: Dương biển là loài san hô đặc biệt, có h́nh dáng giống cây, màu đen, rất cứng.

Bộ phận dùng: Cả cành san hô.

Công dụng: San hô đen vị ngọt, tính b́nh, lương huyết, chỉ huyết, chỉ thống, giải nhiệt tiêu độc, khu ế minh mục (làm sáng mắt), an thần trấn kinh (an thần và chống co giật), dùng chữa trĩ sang, xuất huyết, đau bụng. Trong y học, San hô nói chung và San hô đen nói riêng thường được sử dụng làm vật liệu trong kỹ thuật chỉnh h́nh với các bệnh lư về xương.

Bài thuốc:

1. Chữa viêm mũi, viêm mũi dị ứng: Đốt những nhánh san hô đen rồi hít lấy khói.

2. Chữa trĩ: Dùng cành San hô đen mài thành bột, sấy khô, lấy bột đốt, xông khói vào chỗ trĩ đă rửa sạch.

Lưu ư: Loài Corallium japonicum Kishinouye (San hô đỏ Nhật Bản, Đào sắc san hô, 桃色珊瑚), họ San hô (Corallidae), cũng được dùng làm thuốc. Là San hô dạng tập đoàn ít phân nhánh, nằm trên một mặt phẳng, cấu tạo là những polip mọc ra từ bộ xương calci. San hô đỏ sống ở những vùng có độ sâu lớn ở các rạn san hô lớn ở quần đảo Trường sa, Hoàng sa, Hạ long, Côn đảo…

San hô đỏ có vị ngọt, tính b́nh không độc, có tác dụng khu ế minh mục, an thần trấn kinh tương tự San hô đen (Dương biển). San hô đỏ được dùng chữa mắt có màng mộng, kinh giản, nôn ra máu. Uống trong 0,5-1g dạng bột.

Gần đây Dương biển (San hô đen ) bị cạn kiệt do sự biến đổi môi trường, bị khai thác quá mức, cần có chính sách nghiên cứu phục hồi các rạn san hô này.

Chuyển lên đầu trang

Mọi thông tin liên quan đến trang web Xin vui ḷng liên hệ theo số điện thoại 01234195602 hoặc theo địa chỉ Email: thannv@hup.edu.vn

Revised: July 21, 2018 .