Chuyển lên đầu trang
ACTISO
Tên khoa
học:
Cynara scolymus L., họ Cúc (Asteraceae).
Cây được trồng ở một số vùng núi
nước ta (Đà Lạt, Sapa).
Bộ
phận dùng: Lá
(Folium Cynarae scolymi), Hoa
(Flos
Cynarae scolymi), Rễ (Radix Cynarae scolymi).
Thành phần
hoá học chính: Cynarin, flavonoid, các acid hữu
cơ, chất nhầy, pectin...
Công dụng:
Thông tiểu, thông mật, dùng cho người yếu gan,
thận, làm hạ cholesterol. Cụm hoa được
dùng trong chế độ ăn kiêng của
bệnh nhân tiểu đường, pḥng ngừa bệnh
xơ vữa động mạch.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 6-12g dưới dạng
thuốc sắc hay chè thuốc, cao mềm, dùng riêng hay phối
hợp với các vị thuốc khác. Trên thị trường
có chế phẩm cao actiso dưới dạng viên nang và
các chế phẩm dạng trà thuốc.
ANH TÚC XÁC
Pericarpium Papaveris
Tên
khác: Cù túc xác.
Nguồn
gốc: Vỏ quả khô đă trích nhựa của
cây Thuốc phiện (Papaver somniferum L.), họ
Thuốc phiện (Papaveraceae). Cây này trước
đây có trồng ở một số vùng núi cao nước
ta, ngày nay cấm trồng v́ liên quan tới tệ nạn
ma tuư.
Thành phần
hoá học chính: Nhựa thuốc phiện, alcaloid
(morphin, codein, papaverin...). Các acid hữu cơ (meconic,
malic, lactic...).
Công dụng:
Trị ho lâu ngày, tiêu chảy lâu ngày, giảm
đau trong các cơn đau như đau bụng, đau
gân cốt.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 2-6g, dạng thuốc
sắc hay thuốc bột.
BA CHẠC
Tên khoa
học: Evodia
lepta (Spreng) Merr.,,
họ Cam (Rutaceae). Cây mọc
hoang nhiều nơi trong nước ta.
Bộ
phận dùng: Lá (Folium Evodiae leptae), vỏ
thân, vỏ rễ (Cortex Evodiae leptae).
Thành phần
hoá học chính: Tinh dầu (có thành phần chủ
yếu là pinen và furfuraldehyd), alcaloid.
Công dụng:
Lá và cành
tươi nấu với nước để rửa
các vết thương, vết loét, mụn nhọt, lở
ngứa, chốc đầu.
Vỏ thân
và vỏ rễ, lá được làm thuốc bổ
đắng, dùng làm chè uống cho phụ nữ sau khi
đẻ (làm cho ăn ngon miệng, dễ
tiêu hoá), chữa phong thấp, đau nhức
xương, tê mỏi.
Cách
dùng, liều lượng: Mỗi ngày 4-12g dạng
nước sắc.
BA CHẼ
Tên
khác: Niễng đực, Ván đất.
Tên khoa
học: Desmodium cephalotes (Roxb). Wight et Arn. =
Dendrolobium triangulare (Retz.) Schinler, họ Đậu
(Fabaceae).
Bộ
phận dùng: Lá, rễ.
Thành phần
hoá học chính: Lá chứa tanin, flavonoid, acid hữu
cơ, alcaloid.
Công dụng:
Lá dung chữa kiết lỵ. Rễ được dùng
trong các bài thuốc làm mạnh gân cốt.
Cách
dùng, liều lượng: Lá phơi khô, sao vàng
30-50g đun trong nước 15-30 phút chia 2-3 lần uống
trong ngày.
Chú ư:
Tránh nhầm lẫn cây Ba chẽ với cây Niễng cái
(Đậu ma) Moghania macrophylla (Willd.) O.Ktze.
BA GẠC
Tên
khác: La phu mộc.
Tên khoa
học: Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill. = R.
chinensis Hemsl. (Ba gạc);
R.
vomitoria
Afz. (Ba gạc
bốn lá); R. cambodiana Pierre
(Ba gạc lá to);
Rauvolfia canescens
L. (Ba gạc Cuba);
R. serpentina (L.)
Benth. ex Kurz.
(Ba gạc
Ấn Độ), họ Trúc đào (Apocynaceae). Những
loài này mọc hoang hoặc được đưa từ
các nước khác về trồng ở nước ta.
Bộ
phận dùng: Vỏ rễ và rễ (Cortex et
Radix Rauvolfiae).
Thành phần
hoá học chính: Nhiều alcaloid (0,8%),
trong đó quan trọng nhất là reserpin, serpentin, ajmalin.
Công dụng:
Chiết xuất alcaloid (reserpin, ajmalin, alcaloid toàn phần)
dùng dưới dạng viên nén chữa cao huyết áp.
Ajmalin dùng chữa loạn nhịp tim dưới dạng
thuốc viên và thuốc tiêm.
BA KÍCH
Radix Morindae officinalis
Tên
khác: Ba kích thiên, Dây ruột gà.
Nguồn
gốc: Rễ phơi hay sấy khô của cây Ba
kích
(Morinda
officinalis How.), họ Cà phê (Rubiaceae). Cây mọc
hoang và được trồng ở một số vùng
đồi núi nước ta.
Thành phần
hoá học chính: Anthranoid, iridoid glycosid, đường,
nhựa, acid hữu cơ, vitamin C...
Công dụng:
Là thuốc bổ, tăng lực dùng cho người
cao tuổi, chữa liệt dương, di tinh đau
lưng mỏi gối. Dùng cho phụ nữ khó có thai,
kinh nguyệt chậm, bế kinh...
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 8-16g dưới dạng
thuốc sắc hay rượu thuốc. Phối hợp
trong các bài thuốc bổ thận.
Chú ư:
Tránh nhầm với Dây mộc thông (Clematis chinensis
Osbeck) cũng gọi là Dây ruột gà.
BÁ BỆNH
Tên
khác: Bách bệnh, Mật nhân.
Tên khoa
học:
Eurycoma
longifolia Jack,, họ Thanh thất (Simaroubaceae). Cây mọc
hoang ở vùng rừng núi nước ta.
Bộ
phận dùng: Lá (Folium Eurycomae longifoliae),
thân, vỏ thân (Cortex Eurycomae longifoliae), rễ
(Radix Eurycomae longifoliae).
Thành phần
hoá học chính: Các hợp chất triterpen, alcaloid,
chất đắng (Eurycomalacton)...
Công dụng:
Lá Bá bệnh làm thuốc chữa chàm trẻ em,
thân, rễ làm thuốc chữa sốt, tiểu tiện
ra máu, chữa đau bụng, ăn
không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, thuốc
tăng cường sinh lực.
Cách
dùng, liều lượng:
Ngày 4-6g
dưới dạng thuốc sắc, phối hợp với
các vị khác.
Chú ư:
Không dùng Bá bệnh cho phụ nữ mang thai.
BẠC HÀ
Tên khoa
học:
Mentha avensis L.
Mentha arvensis L. (Bạc hà Á), họ Bạc
hà (Lamiaceae). Cây được trồng ở nhiều
địa phương nước ta.
Bộ
phận dùng: Toàn cây
(Herba
Menthae arvensii)
Thành phần
hoá học chính: Tinh dầu, trong đó thành phần
chủ yếu là menthol.
Công dụng:
Chữa cảm cúm, nhức đầu, ngạt mũi,
viêm họng, kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng,
đầy bụng.
Cất tinh
dầu Bạc hà và chế menthol, sản xuất dầu
cao sao vàng, làm chất thơm cho các sản phẩm thực
phẩm như bánh kẹo, thuốc đánh răng, và
trong một số ngành kỹ nghệ khác.
Cách
dùng, liều lượng: Cây Bạc hà được
trồng chủ yếu dùng để cất tinh dầu.
Y học dân tộc dùng lá Bạc hà tươi để
xông chữa cảm cúm, phơi khô dùng trong các bài thuốc
kết hợp với các vị thuốc khác, 12-20g mỗi
ngày.
BẠC THAU
Tên
khác: Bạc sau, Bạch hạc đằng, Thảo
bạc, Chấp miên.
Tên khoa
học:
Argyreia acuta
Lour., họ
B́m b́m (Convolvulaceae). Cây mọc hoang khắp nơi.
Bộ
phận dùng: Lá và cành (Herba Argyreae).
Thành phần
hoá học chính: Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
Công dụng:
Chữa ho, chữa rong kinh, rong huyết, kinh nguyệt
không đều, khí hư bạch đới, chữa vết
thương, mụn nhọt.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày uống 6-12g cành, lá
khô dạng nước sắc. Dùng ngoài: giă cành, lá
tươi đắp lên mụn nhọt đă vỡ mủ
để chóng lên da non.
BÁCH BỘ
Radix Stemonae
Nguồn
gốc: Rễ củ đă chế biến khô của
cây Bách bộ
(Stemona
tuberosa Lour.), họ Bách bộ
(Stemonaceae). Cây mọc hoang ở các vùng núi nước ta
và nhiều nước khác. Ở Trung Quốc vị thuốc
Bách bộ c̣n được khai thác từ các loài S.
japonica Miq., S. sessilifolia
(Miq.) Franch. et Savat.
Thành phần
hoá học chính: Các alcaloid (Tuberstemonin stemonin,
stemonidin), carbohydrat.
Công dụng:
Chữa ho, ghẻ lở, tẩy giun, diệt côn
trùng.
Cách
dùng, liều lượng:
Chữa ho
3-15g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc, cao,
bột.
Tẩy giun
7-10g dưới dạng thuốc sắc, uống sáng sớm
vào lúc đói. Uống trong 5 ngày, sau đó tẩy.
Đốt
rễ Bách bộ hơ khói để diệt ruồi muỗi,
dĩn. Nấu nước để rửa hoặc nấu
cao để bôi ghẻ lở.
BÁCH HỢP
Bulbus
Lilii brownii
Nguồn
gốc: Thân hành đă chế biến khô của cây
Bách hợp (Lilium brownii var. colchester Wils.), họ Hành
(Liliaceae), dược liệu dưới dạng các vẩy
mỏng. Cây Bách hợp mọc hoang ở vùng núi cao phía Bắc nước
ta. Vị thuốc chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Thành phần
hoá học chính: Tinh bột (30%), protid (4%), lipid (0,1%), vitamin C, alcaloid.
Công dụng:
Bách hợp nhuận phế, chỉ khái, b́nh tâm, an thần. Chữa các triệu chứng
đau ngực, thổ huyết, viêm phế quản, mệt
mỏi hồi hộp, chữa ho nhiều.
Cách
dùng, liều lượng: Phối hợp với
các vị thuốc như Bách bộ, Mạch môn, Thiên
môn...trong các phương thuốc bổ phế chỉ
khái, chữa ho lao, suy nhược. Ngày dùng 15-30g dưới
dạng thuốc sắc hoặc hoàn, tán.
Chuyển lên đầu trang
BẠCH BIỂN ĐẬU
Semen Lablab
Tên
khác: Đậu ván trắng.
Nguồn
gốc: Hạt già phơi khô của cây Đậu
ván trắng (Lablab
vulgaris
Savi. = Dolichos lablab L.),
họ Đậu (Fabaceae). Cây được trồng ở
nhiều địa phương nước ta.
Thành phần
hoá học chính: carbohydrat (57%), protein (21%), lipid (2%),
calci, phospho, sắt, vitamin B1, vitamin C...
Công dụng:
Bạch biển đậu chữa cảm sốt
mùa hè, nôn mửa, đầy bụng, khó tiêu. Chữa rối
loạn tiêu hoá kéo dài ở trẻ em, chữa ngộ
độc rượu, cá nóc...
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 8-16g, dạng thuốc
sắc hay thuốc bột. Thường kết hợp
với các vị thuốc: ư dĩ, Đảng sâm, Liên nhục,
Trần b́, Bạch truật...
BẠCH CẬP
Rhizoma Bletillae
Nguồn
gốc: Thân rễ chế biến, phơi hay sấy
khô của cây Bạch cập (Bletilla striata
(Thunb.) Reichb.f.= Bletilla hyacinthina
R. Br.
ex Ait.), họ Lan (Orchidaceae). Cây mọc hoang ở
vùng núi cao hoặc trồng làm thuốc và làm cảnh.
Thành phần
hoá học chính: Chất nhầy.
Công dụng:
Làm thuốc cầm máu trong trường hợp viêm phổi
ho ra máu, chảy máu cam, chữa vết thương, bỏng,
chân tay nứt nẻ. Chữa ung nhọt sưng đau.
Cách
dùng, liều lượng: Thường phối
hợp trong các đơn thuốc chữa bệnh phổi,
ho ra máu. Ngày 2-6g, dạng thuốc sắc.
Bạch cập
tán thành bột mịn, hoà vào dầu vừng, bôi lên vết
bỏng để chữa bỏng.
BẠCH CHỈ
Radix Angelicae dahuricae
Nguồn
gốc: Rễ phơi hay sấy khô của
cây Hàng bạch chỉ
(Angelica
dahurica (Fisch.) Benth. et Hook.) hoặc cây Xuyên bạch chỉ (Angelica
anomala Ave-Lall.), họ Cần (Apiaceae). Cây Bạch
chỉ được nhập trồng nhiều ở
nước ta.
Thành phần
hoá học chính: Tinh dầu, coumarin, tinh bột.
Công dụng:
Làm thuốc giảm đau, nhức đầu phía
trán, chữa cảm, đau răng, ngạt mũi, viêm mũi
chảy nước hôi, khí hư, phong thấp, đau do
viêm dây thần kinh.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-12g. Dạng
thuốc sắc hay hoàn, tán.
Ghi chú:
Bạch chỉ nam
là rễ củ của cây Bạch chỉ
nam (Milletia
pulchra Kurz.), họ Đậu (Fabaceae).
Cây mọc hoang tại các vùng núi nước ta, dùng cho trẻ
em kém ăn, chậm lớn (uống). Dùng ngoài chữa lở
sơn, cầm máu, lên da non.
BẠCH CƯƠNG TÀM
Bombyx Botryticatus
Tên
khác: Cương tàm, Tằm vôi.
Nguồn
gốc: Con tằm nuôi lấy tơ (Bombyx mori
L.), họ Tằm tơ (Bombycidae), chết
do nhiễm vi nấm Botrytis bassiana Bals. = Beauveria
bassiana (Bals.) Vuill., họ
Mucedinaceae, đem phơi hay sấy khô.
Thành phần
hoá học chính: Protid, lipid.
Công dụng:
Trị trúng phong mất tiếng, tai biến mạch
máu năo, méo miệng, chân tay co rút, tinh thần bất ổn,
lao hạch, trẻ con khóc đêm.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g, trẻ
em dưới 15 tuổi dùng 1-6g dạng thuốc sắc
hay thuốc bột, thường dùng kết hợp với
các vị thuốc khác.
BẠCH ĐÀN
Tên khoa
học: Eucalyptus sp., họ Sim (Myrtaceae). Loài
thường dùng ở nước ta là Bạch đàn trắng
(E. camaldulensis Dehnhardt), Bạch đàn liễu
(E.
exserta F.V.Muell), Bạch đàn chanh (E. citriodora Hook.f).
Tên
khác: Khuynh diệp.
Bộ
phận dùng: Lá (Folium Eucalypti), ngọn
mang lá.
Thành phần
hoá học: Tinh dầu, thành phần khác nhau tuỳ
theo loài. Thành phần chủ yếu là cineol, citronelal.
Công dụng,
cách dùng: Lá khô sử dụng dưới dạng cồn
thuốc, làm thuốc ho chữa viêm phế quản măn
tính. Lá tươi dùng nấu nước xông chữa cảm
sốt nóng, làm ra mồ hôi. Lá Bạch đàn tươi
chủ yếu dùng để cất tinh dầu. Tinh dầu
Bạch đàn làm cao xoa và làm hương liệu. Một
số chế phẩm chứa tinh dầu Bạch đàn
làm thuốc diệt muỗi, chấy rận, rệp, bọ
chét, diệt khuẩn và tẩy uế.
BẠCH ĐẬU KHẤU
Fructus Amomi cardamomi
Nguồn
gốc: Quả gần chín phơi khô của cây Bạch
đậu khấu (Amomum cardamomum L.), họ Gừng
(Zingiberaceae). Cây mọc hoang, được trồng ở
nước ta và nhiều nước khác.
Thành phần
hoá học chính: Tinh dầu trong đó thành phần
chủ yếu là borneol và campho.
Công dụng:
Chữa đau bụng lạnh, đầy hơi, nôn oẹ,
ăn không tiêu, tiêu chảy, trúng độc
rượu.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 4-8g, dạng thuốc
sắc, bột.
Ghi chú:
Hồng
đậu khấu (Fructus Alpinia galangae),
c̣n gọi Sơn khương tử, là quả của
cây Riềng nếp (Alpinia galanga Willd.); Thảo
đậu khấu: (Semen Alpiniae katsumadai) là hạt
của cây Thảo khấu (Alpinia katsumadai
Hayt.), họ Gừng, cả hai vị thuốc này có thể
dùng thay thế Bạch đậu khấu.
BẠCH ĐỒNG NỮ
Tên
khác: Ṃ trắng, Bấn trắng.
Tên khoa
học:
Clerodendrum viscosum
Vent.=Clerodendrum canescens Wall., họ Cỏ roi ngựa
(Verbenaceae). Cây mọc hoang nhiều nơi ở nước
ta.
Bộ
phận dùng: Thân, cành mang lá
(Herba
Clerodendri); Rễ (Radix Clerodendri).
Thành phần
hóa học: Alcaloid, flavonoid, muối calci.
Công
dụng: Chữa kinh nguyệt không đều, viêm
loét tử cung, bệnh phụ nữ, mụn nhọt,
viêm mật vàng da, huyết áp cao.
Cách
dùng, liều lượng: Dạng thuốc sắc
mỗi ngày 15-20g.
Ghi chú:
Loài Ṃ trắng
(Clerodendrum
fragrans (Vent.) Willd.), Xích
đồng nam
(Clerodendrum
squanmatum Vahl.), Ṃ mâm xôi (Clerodendrum
philippinum Schauer var. simplex Wu et Fang) được
dùng với cùng công dụng.
BẠCH GIỚI TỬ
Semen Sinapis albae
Nguồn
gốc: Hạt phơi hay sấy khô của cây Cải
bẹ trắng (Brassica alba Boiss.), họ Cải
(Brassicaceae). Cây được trồng ở nhiều
nơi trong nước, lấy lá làm rau ăn, lấy hạt
làm thuốc.
Tên
khác: Hạt cải trắng.
Thành phần
hoá học chính: Alcaloid, thioglycosid, enzym, tinh dầu.
Công dụng:
Bạch giới tử chữa ho hen nhiều đờm,
c̣n dùng chế bột mù tạc thay gia vị.
Cách
dùng, liều lượng: 6-12g mỗi ngày, dạng
thuốc sắc.
Ghi chú:
Hắc giới tử là hạt của cây Brassica
nigra Koch. Giới tử là hạt của cây Cải (Brassica
juncea L.) dùng chữa ho hen. La bạc tử (Semen Raphani
sativi) là hạt cây cải củ (Raphanus sativus
L. var. longipinnatus Bail.).
BẠCH HOA XÀ
Tên
khác: Cây đuôi công.
Tên khoa
học:
Plumbago zeylanica L., họ Đuôi công
(Plumbaginaceae). Cây mọc hoang nhiều nơi ở Việt
Nam
và các nước Ấn Độ, Nhật Bản, Trung
Quốc...
Bộ
phận dùng: Rễ, lá (Folium Plumbaginis).
Thành phần
hoá học chính: Plumbagin (metyl-2-hydroxy-5-
naphtoquinon-1-4).
Công dụng:
Làm thuốc chữa bệnh ngoài da, chữa mụn
nhọt, ghẻ lở.
Cách
dùng, liều lượng: Rễ, lá giă nhỏ
đắp lên nơi sưng đau. Sắc rễ lấy
nước bôi ghẻ.
Chú ư:
Ở nước ta c̣n có cây mang tên Đuôi công hay Xích hoa
xà (Plumbago
rosea L.), cùng họ, mọc hoang ở nhiều
nơi, nhân dân sử dụng như cây Bạch hoa xà.
Chuyển lên đầu trang
BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO
Tên khác: Cỏ lưỡi rắn
hoa trắng
Tên khoa học: Oldenlandia diffusa (Willd.)
Roxb. Syn. Hedyotis diffusa Willd., họ
Cà phê (Rubiaceae). Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong
nước ta.
Bộ phận dùng: Toàn cây (Herba
Hedyotidis diffusae). Rửa sạch, dùng tươi,
phơi khô hay sao vàng.
Thành phần hoá học chính: Acid hữu
cơ.
Công dụng: Chữa sốt, ho, chữa
viêm da, sỏi mật, viêm gan, viêm họng, viêm đường
tiết niệu, thường dùng trong một số bài
thuốc hỗ trợ điều trị ung thư.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 6-12g
dược liệu khô, dùng kết hợp với các vị
thuốc khác.
Chú ư: Phân biệt với Cỏ lưỡi
rắn (Oldenlandia corymbosa L.), họ Cà phê (Rubiaceae)
(xem 116. Cỏ lưỡi rắn).
BẠCH HẠC
Tên
khác: Kiến c̣, Nam uy linh tiên.
Tên khoa
học:
Rhinacanthus communis
Nees.
,
họ Ô rô (Acanthaceae). Cây mọc hoang và được trồng
ở nước ta.
Bộ
phận dùng: Rễ (Radix Rhinacanthi).
Thành phần
hoá học chính: Anthranoid (rhinacanthin).
Công dụng,
cách dùng:
Chữa huyết
áp cao, trị phong thấp, nhức gân, tê bại. Ngày uống
10-15g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc
phối hợp với các vị thuốc khác. Rễ có
thể rửa sạch, bóc lấy vỏ phơi khô ngâm
trong rượu, dấm để uống.
Trị hắc
lào (ngâm rễ với dầu hoả, xoa lên vết hắc
lào).
BẠCH LINH
Poria
Tên
khác: Bạch phục linh, phục linh, Phục thần,
Xích phục linh, Phục linh b́.
Nguồn
gốc: Quả thể của nấm
Poria cocos Wolf.,
họ Nấm lỗ (Polyporaceae).
Một số rừng thông ở vùng khí hậu mát của
nước ta cũng có loại nấm này nhưng
chưa được nuôi trồng và khai thác, vị thuốc
chủ yếu c̣n phải nhập từ Trung Quốc.
Bộ
phận dùng:
Bạch
linh chia thành 4 thứ:
- Phục
linh b́ (Pericarpium Poria) là phần ngoài
của quả thể có có lớp vỏ ngoài màu xám nâu.
- Xích phục
linh là lớp thứ 2 sau vỏ ngoài (Poria Rubra).
-
Bạch phục linh là phần bên trong màu trắng, thường
được sơ chế thành phiến h́nh khối
vuông dẹt.
- Phục
thần là những quả thể có lơi gỗ (rễ
thông) ở giữa.
Thành phần
hoá học chính: đường (trong đó có
pachymose là đường đặc hiệu), các hợp
chất triterpenoid, các chất khoáng.
Công dụng:
- Phục
linh b́: Làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng.
- Xích phục
linh: Chữa thấp nhiệt (chướng bụng, viêm
bàng quang, tiểu vàng, tiểu rắt).
- Bạch
phục linh: Chữa ăn uống kém
tiêu, đầy chướng, bí tiểu tiện, ho có
đờm, tiêu chảy.
- Phục
thần: Trị yếu tim, hoảng sợ, hồi hộp,
mất ngủ.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 6-12g. Dạng thuốc
sắc, hoàn, tán, thường được sử dụng
phối hợp với các vị thuốc khác.
Chú ư:
Trên thị trường thường gặp Bạch phục
linh giả dưới dạng các khối vuông gồm một
lượng nhỏ Bạch phục linh vụn ép với
tinh bột.
BẠCH MAO CĂN
Rhizoma Imperatae
Nguồn
gốc: Thân rễ đă phơi hay sấy khô
của cây Cỏ tranh
(Imperata
cylindrica P. Beauv.), họ
Lúa (Poaceae). Cây mọc hoang nhiều nơi, lá lợp
nhà, thân rễ làm thuốc.
Thành phần
hoá học chính: Glucose, fructose, acid hữu cơ, muối
khoáng.
Công dụng:
Chữa sốt khát nước, hoàng đản, tiểu
tiện ít, tiểu buốt, tiểu ra máu, ho ra máu, chảy
máu cam, chữa hen suyễn.
Cách
dùng, liều lượng: Rễ cỏ tranh kết
hợp với Râu ngô, Mă đề làm thuốc lợi tiểu,
thanh nhiệt, kết hợp với Xa tiền tử chữa
đi tiểu ra máu. Ngày 10-40g, dạng thuốc sắc.
Chú ư:
Phụ nữ có thai không nên dùng Bạch mao căn.
BẠCH QUẢ
Tên
khác: Ngân hạnh
Tên khoa
học: Ginkgo biloba L., thuộc họ Bạch
quả (Ginkgoaceae). Dược liệu(cao,
quả) phải nhập từ Trung Quốc.
Bộ
phận dùng: Lá nấu thành cao, Hạt già phơi
hay sấy khô (Semen Ginkgo).
Thành phần
hoá học chính: Trong lá có flavonoid và hợp chất
diterpen. Hạt có protein, lipid.
Công dụng:
Lá dùng trong nhiều phương thuốc làm tăng tuần
hoàn máu. Thuốc dùng cho những người có biểu
hiện năo suy, rối loạn trí nhớ. Hạt chữa
ho, hen, đờm suyễn, tiểu đục, tiểu nhiều,
tiểu són, tiểu dầm.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 4-9g dạng thuốc
sắc hay hoàn tán, thường phối hợp với
các vị thuốc khác.
Chú ư:
- Không dùng hạt Bạch quả sống v́ có độc.
- Cao chiết
từ lá cây Bạch quả đă được bào chế
thành biệt dược "Ginkogink", "Tanakan"...
Chuyển lên đầu trang
BẠCH TẬT LÊ
Fructus Tribuli terrestris
Tên
khác: Thích tật lê, Gai ma vương, Gai trống.
Nguồn
gốc: Quả chín phơi hay sấy khô của cây
Bạch tật lê
(Tribulus terrestris L.),(Tribulus terrestris L.), họ Tật
lê (Zygophyllaceae). Cây mọc hoang ở ven sông, biển một
số tỉnh miền Nam nước ta.
Thành phần
hoá học chính: Quả chứa nhiều saponin
steroid, chất béo, flavonoid...
Công dụng:
Chữa đau mắt, nhức vùng mắt, hay chảy
nước mắt, giảm thị lực. Làm thuốc
bổ thận, chữa di tinh, liệt dương,
đau lưng. Chữa kinh nguyệt không đều, thấy
kinh đau bụng. Chữa đái dầm ở trẻ
em. Chữa loét miệng, viêm họng đỏ, sưng lợi,
viêm chân răng có mủ...
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 12-16g, dạng thuốc
bột hay thuốc sắc.
BẠCH THƯỢC
Radix Paeoniae alba,
Radix Paeoniae lactiflorae
Tên
khác: Thược dược.
Nguồn
gốc: Vị thuốc là rễ đă cạo bỏ
lớp bần và chế biến khô của cây Thược
dược (Paeonia lactiflora Pall.), họ Hoàng liên
(Ranunculaceae). Vị thuốc nhập từ Trung Quốc.
Thành phần
hoá học chính: Tinh bột, tanin, calci oxalat, tinh dầu,
chất béo, chất nhầy, acid benzoic.
Công dụng:
Trị đau ngực sườn, mồ hôi trộm,
huyết hư, thai nhiệt, kinh nguyệt không đều.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc
sắc.
Ghi chú:
- Xích thược
(Radix
Paeoniae rubra)
là rễ cây mọc hoang của các loài
Thược dược Paeonia lactiflora Pall., P.
obovata Maxim, P. veitchii Lynch., có công dụng
tương tự như Bạch thược.
- Cần
phân biệt với cây Thược dược (Dahlia
variabilis Desf), họ Cúc (Asteraceae).
BẠCH TRUẬT
Rhizoma Atractylodes
macrocephalae
Nguồn
gốc: Thân rễ phơi khô của cây Bạch truật
(Atractylodes
macrocephala Koidz.)(Atractylodes macrocephala Koidz., họ
Cúc (Asteraceae). Cây có di thực vào nước ta. Dược
liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Thành phần
hóa học: Tinh dầu (1%), trong đó chủ yếu
là atractylol và atractylon.
Công dụng:
Thuốc bổ. Chữa viêm gan nhiễm trùng, chữa tiểu
đường. Giúp tiêu hóa, chữa bụng đầy
hơi, nôn mửa, đi ngoài phân sống, chữa viêm dạ
dày cấp và măn tính. Chữa viêm dây thần kinh vùng thắt
lưng, chữa chứng đái dầm ở người
lớn tuổi.
Cách
dùng, liều lượng: 10-20g mỗi ngày, dạng
thuốc sắc, thường dùng kết hợp với
các vị thuốc khác.
Ghi chú:
Trên thị trường nước ta có vị thuốc
mang tên Bạch truật nam hay
Truật nam
thường
đă thái phiến mầu trắng. Đó là thân rễ của
cây
Gynura pseudochina
DC., họ Cúc
(Asteraceae). Vị thuốc này để nguyên gọi là Thổ
tam thất.
BÁN BIÊN LIÊN
Tên
khác: Cây lô biên.
Tên khoa
học: Lobelia radicans Thunb. = Lobelia chinensis
Lour., họ Lô biên (Lobeliaceae). Cây mọc
hoang ở một số vùng núi cao trong nước ta.
Bộ
phận dùng: Toàn cây (Herba Lobeliae radicantis).
Thành phần
hoá học: Saponin, acid amin, flavonoid.
Công dụng:
Chữa ung thư phổi, chữa vàng da, phù thũng,
tiểu tiện khó, trị rắn độc cắn, mụn
nhọt, đầu đinh.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 10-30g dưới
dạng thuốc sắc, kết hợp với các dược
liệu khác. Dùng ngoài (giă đắp lên vết rắn cắn)
không kể liều lượng.
Chuyển lên đầu trang
BÁN CHI LIÊN
Tên
khác: Hoàng cầm râu.
Tên khoa
học: Scutellaria barbata D.Don = Scutellaria
rivularis Wall., họ Bạc hà
(Lamiaceae). Cây mọc hoang ở một số tỉnh miền
Bắc nước ta.
Bộ
phận dùng: Toàn cây (Herba Scutellariae barbatae).
Thành phần
hoá học: Flavonoid, alcaloid, sterol, tanin.
Công dụng:
Chữa đinh nhọt, lợi tiểu, chữa
viêm gan, dùng trong một số bài thuốc hỗ trợ
điều trị chữa ung thư.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 20-40g dưới
dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc kết hợp
với các loại thuốc khác.
BÁN HẠ
Rhizoma Typhonii trilobati
Nguồn
gốc: Dược liệu là thân rễ
đă chế biến khô của cây Củ chóc
(Typhonium
trilobatum (L.) Schott.), họ Ráy (Araceae). Cây mọc
hoang ở nhiều nơi trong nước ta.
Thành phần
hóa học: Tinh bột, saponin, alcaloid.
Công dụng:
Thuốc chống nôn, trừ đờm, chữa ho nhiều
đờm, tiêu hoá kém, ngực bụng đầy chướng.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 6-16g, dạng thuốc
sắc hay bột. Trước khi dùng phải chế biến
cho gần hết ngứa. Có nhiều quy tŕnh chế biến
khác nhau, phụ liệu thường là nước vo gạo,
nước vôi trong, Gừng, Cam
thảo...
Ghi chú:
Vị thuốc Bán hạ bắc (Rhizoma Pinelliae)
là thân rễ cây Bán hạ [Pinellia ternata (Thunb.) Breit],
họ Ráy (Araceae) (Dược điển Việt Nam lần
xuất bản thứ tư).
Thân rễ
đă chế biến của loài Typhonium gigantenum
Engl. (Rhizoma Typhonii) được gọi là Bạch
phụ tử. Chú ư tránh nhầm lẫn với Bạch
phụ tử là tên gọi khác của cây San hô (cây Dầu
mè đỏ) (xem Đỗ trọng).
BÀNG ĐẠI HẢI
Semen
Sterculiae lychnopherae
Tên
khác: Hạt lười ươi, An
nam tử.
Tên khoa
học: Là hạt phơi hoặc sấy khô thu từ
quả chín của cây Lười ươi (Sterculia
lychnophera Hance = Scaphyum lychnophorum (Hance) Kost.), họ
Trôm (Sterculiaceae). Cây mọc hoang ở nhiều địa
phương miền Nam
nước ta.
Thành phần
hoá học chính: chất béo, flavonoid.
Công dụng:
Chữa ho khan, viêm họng mất tiếng, táo bón,
đại tiện ra máu, mụn lở. Hạt Lười
ươi làm thuốc bổ mát, trị các chứng
đau ruột và các bệnh về đường tiêu
hoá, dùng nhiều, liên tục không gây độc hại.
Hạt
Lười ươi c̣n có tác dụng chữa sốt,
chảy máu cam, cảm nắng, đau mắt, đau
răng, chữa tiêu chảy kiết lỵ.
Cách
dùng, liều lượng: Khi dùng lấy 4-5 hạt
cho vào 1 lít nước nóng. Sau khi ngâm hạt nở to
thành chất nhầy sền sệt như thạch, màu
nâu nhạt, trong, vị hơi chát, thêm đường,
uống nhiều lần trong ngày.
BẰNG SA
Tên
khác: Hàn the.
Thành phần
hoá học: Na2B4O7. 10H2O
Công dụng:
Chữa sốt, tiêu viêm, chữa viêm họng, chữa
ho.
Chú ư:
Bằng sa gây tổn thương gan, chậm lớn, có
thể gây tử vong nếu dùng liều cao. Dùng liều
thấp trên súc vật làm teo tinh hoàn, liệt
dương, tổn thương gan thận. Khi ăn vào Bằng sa tích luỹ ở lớp
mỡ dưới da, ở gan và năo. Dùng thường
xuyên Bằng sa làm ăn mất ngon,
suy gan, suy nhược cơ thể. Năm 1983 WHO đă
cấm dùng Bằng sa và acid boric trong thực phẩm với
bất kỳ liều lượng nào.
BÁT GIÁC PHONG
Tên
khác: Thôi chanh, thôi ba.
Tên khoa
học:
Alangium chinense
(Lour.) Harms.= Stylidium chinense Lour., họ Thôi chanh (Alangiaceae). Cây mọc
hoang ở một số tỉnh miền Bắc nước
ta.
Bộ
phận dùng: Rễ (Radix Alangii).
Thành phần
hoá học: Rễ chứa dl-anabasin, neonicotin,
veroterpin.
Công dụng:
Chữa phong thấp, đau mỏi, bán thân bất
toại, chữa vết thương do đánh đập.
Chữa tâm thần phân liệt.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 3-6g dưới dạng
thuốc sắc, thường dùng kết hợp với
các vị thuốc khác.
Chú ư:
Bát giác phong có độc, không dùng cho phụ nữ có
thai, trẻ em và người già ốm yếu.
BẢY LÁ MỘT HOA
Rhizoma
Parisi Polyphyllae
Tên
khác: Thất diệp nhất chi hoa, Tảo
hưu.
Tên khoa
học:
Paris polyphilla Sm. = Daiswa polyphylla (Sm.) Raf. và một số loài khác thuộc chi Paris
như P. delavayi Franch., P.
hainannensis Merr., họ
Bảy lá một hoa (Triliaceae). Cây mọc hoang ở một
số vùng núi cao nước ta.
Bộ
phận dùng:
Thân rễ.
Thành phần
hoá học: Saponin, tinh bột.
Công dụng:
Chữa trẻ em sốt cao, co giật, lên sởi,
rắn độc cắn, ho lâu ngày, hen suyễn.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-12g dưới
dạng thuốc sắc, dùng ngoài (giă đắp lên
nơi sưng đau) không kể liều lượng.
Thường dùng phối hợp với các vị thuốc
khác.
BÈO CÁI
Tên
khác: Bèo ván, Đại phù binh.
Tên khoa
học: Pistia stratiotes L., họ Ráy (Araceae). Cây
có ở hầu hết các địa phương.
Bộ
phận dùng: Toàn cây, chủ yếu là lá (Herba
Pistiae).
Thành phần
hoá học chính: Protein, chất béo, carbohydrat, vitamin,
sistosterol.
Công dụng:
Chữa chàm, sốt không ra mồ hôi, chữa mụn
nhọt, mẩn ngứa, hen suyễn. Chữa suy nhược
thần kinh, mất ngủ, giảm trí nhớ. Chữa
viêm thận cấp, phù thũng.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 50-100g dạng thuốc
sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị
thuốc khác.
BÈO TẤM
Tên
khác: Phù binh, Tử b́nh, Bèo tấm tía.
Tên khoa
học: Spirodela polyrrhiza (L.) Schield.,
họ Bèo tấm (Lemmaceae). Cây có ở hầu hết các
địa phương.
Bộ
phận dùng: Toàn cây (Herba Spirodelae polyrrhizae).
Thành phần
hoá học chính: Bèo tấm chứa carbohydrat, protein,
sistosterol.
Công dụng:
Giải nhiệt, lợi tiểu. Chữa sởi
không mọc, mẩn ngứa, phù thũng.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 3-9g dạng thuốc
sắc để uống, Dùng ngoài với lượng
thích hợp, sắc lấy nước để ngâm rửa.
Ghi chú:
Theo một số tài liệu nước ta c̣n có loài Bèo tấm
có tên khoa học Lemna minor L. loài này cũng phát triển
phổ biến trong các ao đầm, thường dùng
làm thức ăn xanh cho lợn, vịt, ngan, ngỗng.
BÍ KỲ NAM
Tên
khác: Kiến kỳ nam, Kỳ nam kiến.
Tên khoa
học:
Hydnophytum formicarium
Jack = Hydnophytum montanum Blume, họ Cà phê (Rubiaceae). Cây mọc hoang ở
một số tỉnh miền Nam nước ta.
Bộ
phận dùng:
Phần thân ph́nh thành
củ,thái thành
miếng mỏng,
phơi khô.
Thành phần
hoá học chính: Chưa có nhiều tài liệu nghiên
cứu. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy
trong phần thân ph́nh thành củ có muối vô cơ, vết
alcaloid.
Công dụng:
Bí kỳ nam chữa đau nhức gân xương,
thấp khớp. Chữa các bệnh về gan như viêm
gan, vàng da, ăn uống khó tiêu,
đau bụng đi ngoài.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 12-16g dạng thuốc
sắc, ngâm rượu uống. Dùng riêng hoặc phối
hợp với các vị thuốc khác.
BÍ NGÔ
Tên
khác: Nam
qua tử, Bí đỏ, Bù rợ.
Tên khoa
học:
Cucurbita pepo
L.,
họ Bí (Cucurbitaceae).
Cây được trồng nhiều nơi làm thực phẩm.
Bộ
phận dùng: Hạt
(Semen Curcubitae), Thịt
quả.
Thành phần
hoá học chính: Dầu béo (50%), chất nhựa,
acid hữu cơ, vitamin.
Công dụng:
Hạt tẩy sán, thịt quả chữa nhức
đầu.
Cách
dùng, liều lượng: Hạt bóc hết vỏ
cứng, để nguyên màng xanh ở trong, giă nhỏ trộn
với đường, ăn vào lúc đói, sau khoảng
3 giờ uống thuốc tẩy muối (30g magie sulfat),
đi ngoài trong một chậu nước ấm. Người
lớn dùng khoảng 100g nhân hạt. Trẻ con 3-4 tuổi
dùng 30g; 5-10 tuổi dùng 75g.
Chuyển
lên đầu trang
BINH LANG
Semen Arecae
Nguồn
gốc: Vị thuốc là hạt già phơi hay sấy
khô của cây Cau (Areca
catechu L.), họ Cau
(Arecaceae). Cây được trồng khắp các miền
nước ta.
Thành phần
hoá học chính: Tanin (50%), dầu béo (10%), alcaloid
(3%).
Công dụng:
Chữa sán, giúp tiêu hoá, chữa viêm ruột, lỵ, ngực
bụng chướng đau, thuỷ thũng, sốt
rét, cước khí sưng đau.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 4-6g, dạng thuốc
sắc hoặc hoàn tán, để trị sán thường
phối hợp với hạt Bí ngô, để trị sốt
rét phối hợp với Thường sơn.
Ghi chú:
Vỏ quả Cau già (Pericarpium Arecae) c̣n gọi
là
Đại phúc b́
dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa
phù thũng toàn thân, bụng đầy trướng.
B̀NH VÔI
Tuber Stephaniae glabrae
Nguồn
gốc: Phần gốc thân ph́nh thành củ của
cây B́nh vôi
(Stephania
glabra (Roxb.) Miers.) hoặc một số
loài B́nh vôi khác có chứa L-tetrahydropalmatin, họ Tiết
dê (Menispermaceae). Cây mọc hoang tại nhiều vùng rừng
núi nước ta và một số nước khác, thường
gặp trên các núi đá vôi.
Thành phần
hóa học: nhiều alcaloid (1%), trong đó quan trọng
nhất là L-tetrahydropalmatin và roemerin.
Công dụng:
Y học cổ truyền: Làm thuốc trấn kinh, an thần, chữa mất ngủ, sốt
nóng, nhức đầu, khó thở, chữa đau dạ
dày.
Y học hiện
đại: Dùng toàn cây, cao hoặc alcaloid bào chế thành
dạng thuốc thích hợp để làm thuốc an thần.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 3-6g bột củ
hoặc 10-15ml rượu thuốc 10%.
BỌ CẠP
Scorpio
Tên
khác: Toàn yết, Toàn trùng, Yết tử, Yết vĩ.
Tên khoa
học:
Buthus sp.,
họ Bọ cạp
(Buthidae). Nước ta có nhiều loài Bọ cạp, vị
thuốc phải nhập từ nước ngoài.
Bộ
phận dùng: Dùng cả con làm thuốc gọi là
Toàn yết, nếu chỉ dùng đuôi gọi là Yết vĩ.
Thành phần
hoá học chính: Trong bọ cạp có chất độc
katsutoxin có bản chất protein giống như nọc rắn
hay nọc độc của một số con vật
khác.
Công dụng:
Làm thuốc trấn kinh, chữa trẻ em kinh
phong, làm thuốc kích thích thần kinh, chữa bán thân bất
toại...
Cách
dùng, liều lượng: Ngày uống 3-5g dùng phối
hợp với các vị thuốc khác.
BỒ CÔNG ANH CAO
Tên
khác: Bồ công anh, Rau bồ cóc, Diếp dại, Mũi
mác.
Tên khoa
học:
Lactuca indica L.= Lactuca
squarrosa Miq., họ Cúc (Asteraceae). Cây mọc
hoang và được trồng làm thuốc nhiều
nơi trong nước ta và nhiều nước khác. Ở
Trung Quóc
rễ
Bồ công anh cao c̣n được dùng với tên Thổ lực sâm,
Thổ nhân sâm...
Bộ
phận dùng: Lá, cành (Herba Lactucae) (Folia
et Caulis Lactucae)..
Thành phần
hoá học chính: Flavonoid, chất nhựa.
Công dụng:
Trị nhọt độc, sưng vú do tắc tia sữa,
tràng nhạc. Chữa đau dạ dày, ợ chua, táo bón.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 8-30g sắc uống.
Lá tươi giă nát đắp ngoài.
Ghi chú:
- Ung nhọt đă vỡ mủ không nên dùng.
- Nên
thống nhất gọi tên Lactuca indica là Bồ công anh
cao, Tarachacum officinale là
Bồ công anh thấp.
BỒ CÔNG ANH THẤP
Tên khác: Bồ công anh
Tên khoa học:
Taraxacum
officinale Wigg.,
họ Cúc (Asteraceae) Cây mọc hoang ở vùng núi cao như
Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa.
Mô tả: Cỏ sống dai, rễ h́nh trụ.
Lá mọc từ rễ, nhẵn, thuôn dài h́nh trái xoan
ngược, có khía răng uốn lượn hoặc xẻ
lông chim, mép giống như bị xé rách. Cụm hoa có cuống
dài rỗng, từ rễ mọc lên. Hoa màu vàng, quả
mang chùm lông, phát tán nhờ gió.
Bộ phận dùng: Rễ phơi sấy
khô, toàn cây dung tươi, khô (Herba Taraxaci).
Thành phần hoá học chính: Flavonoid, nhựa,
acid béo.
Công dụng: Chữa sưng vú, tắc tia
sữa, chống viêm.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 6-12g dạng
thuốc sắc, thường dùng kết hợp với
các vị thuốc khác.
BỒ CU VẼ
Tên
khác: Sâu vẽ.
Tên khoa
học:
Breynia fruticosa
Hook.f. họ
Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây mọc hoang và
được trồng làm thuốc nhiều nơi trong
nước ta và nhiều nước khác.
Bộ
phận dùng: Lá (Folium Breyniae fruticosae), vỏ
thân (Cortex Breyniae fruticosae).
Thành phần
hoá học chính: Acid hữu cơ.
Công dụng:
Chữa viêm họng, sưng amidan, viêm dạ dày, viêm
ruột, chữa rắn cắn, làm thuốc cầm máu,
chữa bỏng, mụn nhọt, chữa các vết lở
loét.
Cách
dùng, liều lượng: 30-40g lá tươi,
giă nát vắt lấy nước uống, bă đắp
ngoài chữa rắn cắn. Vỏ cây cạo lấy bột
rắc lên mụn nhọt, vết lở loét.
BỒ KẾT
Tên
khác: Tạo giác.
Tên khoa
học:
Gleditschia australis
Hemsl.,
họ Đậu (Fabaceae). Cây mọc hoang và được
trồng ở nhiều nơi.
Bộ
phận dùng: Quả chín khô - Tạo giác (Fructus
Gledistsiae Australis). Hạt Bồ kết - Tạo
giác tử (Semen Gledistsiae Australis), Gai - Tạo
giác thích (Spina Gledistsiae Australis).
Thành phần
hoá học chính: Saponin triterpenic có genin là gledis
sapogenin, flavonoid.
Công dụng,
cách dùng: Chữa hen suyễn, ho nhiều đờm,
chữa sâu răng, đau nhức răng, chữa lỵ
lâu ngày, thông đại tiện bí kết, điều trị
mụn nhọt. Mỗi ngày dùng 5-10g dạng thuốc sắc.
Chú ư: Các
loài Bồ kết khác G. sinensis Lamk, G.fera (Lour.)
Merr. cũng được dùng với
công dụng tương tự.
BỔ CỐT CHI
Semen Psoraleae
Tên
khác: Bổ cốt chỉ, Hạt đậu
miêu, Phá cố chỉ.
Nguồn
gốc: Hạt đă phơi hay sấy khô của
cây Phá cố chỉ (Psoralea corylifolia L.), họ Đậu
(Fabaceae). Nước ta có trồng cây này, dược liệu
chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Thành phần
hoá học chính: Dầu béo, coumarin.
Công dụng:
- Thuốc bổ cho người già yếu, đau
lưng, phụ nữ kinh nguyệt không đều, khí
hư.
- Hạt
ngâm rượu dùng ngoài chữa bệnh bạch biến
(da bị trắng từng chỗ).
- Các nước
châu Âu thường dùng để chiết xuất
coumarin làm thuốc trị các bệnh ngoài da như nấm
tóc.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày uống 6-15g,
dùng dạng thuốc sắc, bột, viên.
BỐI MẪU
Bulbus Fritillariae
Nguồn
gốc: Thân hành đă phơi hay sấy khô của
cây Triết bối mẫu (Fritillaria thunbergii Miq.)
cây Xuyên bối mẫu (Fritillaria cirrhosa D. Don), và
một số loài Bối mẫu khác (Fritillaria spp.),
họ Hành (Liliaceae). Cây ưa khí hậu mát, vùng ôn đới,
vị thuốc nhập từ Trung Quốc.
Thành phần
hóa học chính: Các alcaloid, tinh bột.
Công dụng:
Chữa viêm phổi, viêm phế quản, hen phế quản,
suy nhược cơ thể. Chữa viêm loét dạ dày
tá tràng. Chữa ung nhọt, chữa động kinh.
Cách
dùng, liều lượng: 6-12 g mỗi ngày, dạng
thuốc sắc.
Chú ư: Dược
điển Việt Nam III chia thành hai chuyên luận: Triết
bối mẫu là thân hành cây Fritillaria thunbergii Miq. và Xuyên bối mẫu là thân hành cây Fritillaria
cirrhosa D. Don.
B̉NG BONG
Tên
khác: Tḥng bong, Thạch vĩ đằng.
Tên khoa
học:
Lygodium sp., họ Ḅng bong (Schizaeaceae).
Cây mọc hoang leo trên các cây khác ở bờ bụi.
Bộ
phận dùng: Cả dây mang lá (Herba Lygodii.).
Thành phần
hoá học chính: Flavonoid, acid hữu cơ.
Công dụng:
Làm thuốc lợi tiểu, chữa tiểu rắt,
tiểu buốt, tiểu ra máu, ra sỏi. Làm tan, bài xuất
sỏi niệu. Trị chấn thương, chữa ứ
huyết, sưng đau.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g dạng
nước sắc (thường kết hợp với
Thổ phục linh).
Chú ư:
Người ta dùng bào tử ở phía sau lá của loài Lygodium
japonicum (Thunb.) Sw. gọi là Hải kim sa (Spora
Lygodii) trị tiểu buốt, tiểu rắt.
BỎNG NỔ
Tên
khác: Cây nổ, Bỏng nẻ.
Tên khoa
học: Fluggea virosa (Roxb. ex Willd) Voigt = Securinega
virosa (Willd.) Pax., họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae). Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong
nước ta và nhiều nước khác.
Bộ
phận dùng: Lá, vỏ thân (Cortex Flugeae),
rễ.
Thành phần
hoá học chính: Alcaloid (securinin), tanin.
Công dụng:
Chữa sốt, sốt rét, chóng mặt, chân tay run
rẩy. Chữa sỏi thận, sỏi bàng quang.
Cách
dùng, liều lượng: Rễ thái mỏng,
phơi sấy khô sao vàng. Ngày uống 6-12g dạng nước
sắc.
Chú ư:
Tránh nhầm lẫn với cây Bỏng nổ, cũng gọi
là Bỏng nẻ (Serissa japonica (Th.) Thunb.), họ Cà
phê. Người ta dùng toàn cây để chữa viêm gan,
vàng da, chữa viêm thận mạn tính.
BỒNG BỒNG
Folium
Calotropis
Tên
khác: Nam
t́ bà, cây Lá hen.
Nguồn
gốc: Lá phơi hay sấy khô của cây Bồng
bồng (Calotropis gigantea
R. Br.) họ Thiên lư
(Asclepiadaceae).
Thành phần
hoá học chính: calotropin.
Công dụng:
Làm thuốc chữa hen.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 6-12g dưới dạng
nước sắc, dùng riêng hay phối hợp với
các vị thuốc khác.
Chú ư: Không
nhầm với cây Bồng bồng (Dracaena angustifolia
Roxb.), họ Thùa (Agavaceae).
Lá khô của
cây Nhót tây hay Nhót Nhật Bản (Eryobotrya japonica
Lindl.) gọi là
Tỳ bà diệp, chú ư tránh nhầm
lẫn.
BÔNG ỔI
Tên
khác: Cây Ngũ sắc.
Tên khoa
học:
Lantana camara L.,
, họ Cỏ roi ngựa
(Verbenaceae). Cây mọc hoang và được trồng làm
cảnh.
Bộ
phận dùng: Lá, hoa và rễ (Folium, Flos et Radix
Lantanae).
Thành phần
hoá học chính: Tinh dầu (cameren, isocameren...),
alcaloid (lantanin).
Công dụng,
cách dùng: Rễ chữa sốt lâu không khỏi,
phong thấp, đau xương, chấn thương, bầm
dập, ngày dùng: 30-60g dưới dạng thuốc sắc.
Hoa chữa ho lâu ngày, ho ra máu, ngày: 10-12g dạng thuốc
sắc. Lá cây giă nát đắp lên vết thương, vết
loét, xông chữa cảm mạo, sốt. Dùng ngoài không kể
liều lượng. Không nhầm với cây Hoa cứt lợn
(Ageratum conzyoides
L.)
cũng gọi là Hoa ngũ sắc.
BÙNG BỤC
Tên
khác: Bông bét, Bùm bụp.
Tên khoa
học: Mallotus apelta (Lour.) Muell.,
họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây mọc hoang và
được trồng ở nhiều địa
phương nước ta.
Bộ
phận dùng: Rễ, lá, vỏ cây.
Thành phần
hoá học chính: Saponin triterpenoid pentacyclic, Coumarin,
alcaloid, dẫn chất benzopyran...
Công dụng:
Rễ Bùng bục chữa một số bệnh về
đường tiết niệu có triệu chứng tiểu
đục, chữa đau dạ dày, lở loét miệng.
Chữa trĩ, sa tử cung.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 15-20g dưới dạng
nước sắc, dùng riêng hay phối hợp với
các vị thuốc khác.
BỤP GIẤM
Tên khoa
học:
Hibiscus subdaiffla L., họ Dâm bụt
(Malvaceae). Cây được nhập, trồng nhiều ở
nước ta.
Bộ
phận dùng:
Đài hoa, lá.
Thành phần
hoá học chính: Flavonoid (hibiscitrin, gossypitrin...),
acid hibiscic, acid amin, a,b-caroten...
Công dụng:
Kích thích tiêu hoá, tăng tiết mật, lợi tiểu,
hạ huyết áp. Là nguồn nguyên liệu có triển vọng
để chiết xuất các chất màu thực phẩm.
Cách
dùng, liều lượng: Sử dụng dưới
dạng rượu vang, trà và nước sắc, hăm.
Chú ư:
Lá cây Bụp giấm thường được sử
dụng để nấu canh chua, chế nước giải
khát. Nước ta có sản xuất rượu vang
Hibiscus phục vụ nhu cầu trong nước và xuất
khẩu.
Có hai thứ
Bụp giấm Hibiscus sabdariffla L. var. sabdariffla trồng
để lấy đài ăn, làm thuốc và thứ Hibiscus
sabdariffla L. var. altissima trồng chủ yếu
để lấy sợi.
Chuyển lên đầu trang
BƯỞI BUNG
Tên khác: Bài bái.
Tên khoa học: Acronychia laurifolia Blume., họ Cam (Rutaceae).
Cây mọc hoang ở nhiều nơi.
Bộ phận dùng: Rễ, lá, quả.
Thành phần hóa học chính: Tinh dầu (lá, quả), Alcaloid (acronycin).
Công dụng: Rễ chữa phong thấp, lá chữa mụn nhọt, làm thuốc
kích thích tiêu hóa cho phụ nữ sau đẻ.
Cách dùng, liều lượng: Rễ bưởi bung sắc nước uống cùng các vị
thuốc khác chữa đau ḿnh mẩy, phong thấp. Lá sắc nước uống giúp phụ nữ sau
khi đẻ ăn ngon. Lá giă đắp chữa mụn nhọt, lở loét.
Chú ư: Cây cơm rượu (Glycosmis pentaphylla Corr.) cũng
được dùng với tên Bưởi bung.
CÀ ĐINH
Tên
khác: Cà độc dược.
Tên khoa
học:
Solanum surattense
Burm. f.,
, họ Cà (Solanaceae).
Cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta.
Bộ
phận dùng: Dùng toàn cây, tươi hoặc phơi
khô.
Thành phần
hoá học chính: saponin (solanin, solasonin...).
Công dụng:
Chữa đau dạ dày, viêm khoang miệng, trị mụn
nhọt, lở loét.
Cách
dùng, liều lượng: Rễ phơi khô tán thành
bột, uống mỗi ngày 1g. Dùng riêng hoặc phối hợp
với các vị thuốc khác. Dùng ngoài đắp lên vết
loét.
Chú ư:
Thuốc có độc, cẩn thận khi dùng, tránh nhầm
với cây Cà độc dược (Datura metel
L.).
CÀ ĐỘC DƯỢC
Tên
khác: Mạn đà la hoa.
Tên khoa
học:
Datura metel L., họ Cà (Solanaceae). Cây mọc
hoang khắp nơi trong nước ta.
Bộ
phận dùng: Lá, hoa (Folium,
Flos Daturae), hạt.
Thành phần
hoá học chính: Alcaloid (scopolamin, hyoscyamin, atropin).
Công dụng:
Các chế phẩm từ Cà độc dược
làm thuốc chống co thắt cơ trơn chữa hen
suyễn, viêm phế quản, chữa viêm loét dạ dày,
dùng làm thuốc tiền mê, chữa nhiễm độc
các chất ức chế men cholinesteraza, chống say tàu
xe, say sóng...
Cách
dùng, liều lượng:
Thuốc
độc bảng A. Dạng cao, bột, cồn từ
lá, hoa để uống. Bột, cao lỏng 1/1 - Liều
trung b́nh: 0,1g x 3 lần trong một ngày; cồn 1/10-0,5g x
4 lần trong một ngày.
Hoa, lá thái
nhỏ phơi khô cuốn vào giấy hút như thuốc
lá chữa hen, liều 1-1,5g/ngày.
CÀ GAI LEO
Tên khác:
Cà vạnh, Cà cườm, Cà quánh, Cà quưnh.
Tên khoa
học:
Solanum hainanense
Hance. = Solanum procumbens
Lour., họ Cà (Solanaceae). Cây mọc
hoang nhiều nơi trong nước ta.
Bộ
phận dùng: Rễ (Thích gia căn), dây (Thích gia
đằng).
Thành phần
hóa học: Rễ và dây có alcaloid, rễ c̣n chứa
tinh bột, flavonoid.
Công dụng:
Trị cảm cúm, phong thấp, sâu răng,
chân răng chảy máu, rắn cắn và dị ứng.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 16 -20g, dạng thuốc
sắc.
CÁ NGỰA
Hippocampus
Tên
khác: Hải mă, Thủy mă.
Nguồn
gốc: Vị thuốc là toàn thân bỏ ruột
phơi khô của một số loài Cá ngựa: Hippocampus
kelloggi Jordan
et Snyder (Khắc thị hải mă), Hippocampus histrix
Kaup (Thích hải mă), H. kuda Bleeker (Đại hải
mă), H. tricumalatus Leach (Tam ban hải mă)..., họ
Hải long (Syngnathidae). Vùng biển nước ta có một
số loài Cá ngựa đang được khai thác và sử
dụng.
Thành phần
hoá học chính: Protid, lipid.
Công dụng:
Thuốc bổ, kích thích sinh dục, chữa liệt
dương, phụ nữ khó mang thai, đau lưng mỏi
gối, báng bụng. Dùng ngoài chữa đinh độc,
u nhọt.
Cách
dùng, liều lượng: 4-10g một ngày. Dạng
thuốc sắc, bột, rượu, thuốc hoàn.
Chú ư:
Cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai.
CAM THẢO
Radix Glycyrrhizae
Tên
khác: Cam thảo bắc.
Nguồn
gốc: Rễ, thân rễ cây Cam
thảo bắc (Glycyrrhiza uralensis Fish.) Dược
liệu phải nhập từ Trung Quốc. Một số
nước châu Âu thường khai thác Cam
thảo từ loài Glycyrrhiza glabra L., họ Đậu
(Fabaceae).
Thành phần
hóa học: Saponin (Glycyrrhizin), flavonoid.
Công
dụng: Y học cổ truyền dùng Cam thảo sống chữa cảm, viêm
họng, mụn nhọt, đau dạ dày. Cam
thảo chích chữa tiêu chảy, kém ăn, mệt mỏi.
Cách
dùng, liều lượng: 2-9g mỗi ngày. Dạng
thuốc sắc, cao thuốc, bột, thường dùng
phối hợp với các vị thuốc khác.
CAM THẢO
DÂY
Tên
khác: Dây cườm cườm, Dây chi chi, Cườm
thảo.
Tên khoa
học:
Abrus precatorius L.,
họ Đậu
(Fabaceae). Cây mọc hoang và được trồng làm cây
cảnh, làm thuốc ở nhiều địa
phương
Bộ
phận dùng: Phần trên mặt đất
(Herba
Abri Precatorii).
Thành phần
hóa học: Thân, rễ và lá Cam
thảo dây có L-abrin là chất ngọt tương tự
glycirrhizin, flavonoid.
Công dụng:
Dùng thay Cam thảo bắc chữa
ho, giải cảm, giải độc, chữa vàng da do
viêm gan siêu vi trùng. Dùng trong các bài thuốc chữa viêm phế
quản măn tính, chữa viêm loét dạ dày tá tràng.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 8-16g sắc
uống, thường dùng phối hợp với các vị
thuốc khác.
CAM THẢO
ĐẤT
Tên
khác: Dă cam thảo, Cam thảo
nam, Thổ cam thảo.
Tên khoa
học:
Scoparia dulcis
L.,
họ Hoa mơm chó
(Scrophulariaceae). Cây mọc hoang khắp nơi ở nước
ta.
Bộ
phận dùng: Toàn cây
(Herba
Scopariae dulcis).
Thành phần
hóa học: Các hợp chất diterpen, flavonoid, acid hữu
cơ, alcaloid, tanin...
Công dụng:
Có nơi dùng thay Cam thảo bắc,
chữa mụn nhọt, cảm sốt, sởi, ho khan
(dùng tươi), ho có đờm (sao thơm).
Hoạt chất
amellin chiết từ Cam thảo
đất dùng điều trị bệnh tiểu
đường, thiếu máu, albumin niệu và các biến
chứng khác kèm theo bệnh tiểu đường.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 8-12g khô hoặc
20-40g tươi sắc uống.
CAM TOẠI
Radix Euphorbiae kansui
Nguồn
gốc: Dược liệu là rễ cây Cam toại (Euphorbia kansui Liou. hay
Euphorbia sieblodian Morren et Decasne), họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae). Vị thuốc phải nhập từ Trung
Quốc.
Bộ
phận dùng: rễ.
Thành phần
hoá học chính: Các dẫn chất di, triterpenoid.
Công dụng:
Cam toại là thuốc xổ
tẩy mạnh.
Cách
dùng, liều lượng: Cam
toại sống (Sinh cam toại) có tác dụng mạnh và
độc tính mạnh (liều mỗi ngày 0,3-1g). Cam toại
nướng, xào với dấm làm chậm tác dụng xổ
tẩy và giảm độc tính (liều mỗi ngày 1,5-3g). Dùng dạng bột hay dạng viên.
Chú ư:
Dược liệu độc, không dùng cho phụ nữ
có thai, không dùng chung với Cam thảo.
CANHKINA
Cortex Cinchonae
Nguồn
gốc: Vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ
phơi, sấy khô của nhiều loài Canhkina như:
Canhkina đỏ
(Cinchona
succirubra Pavon), Canhkina vàng (C.
calisaya Weddell), Canhkina xám (C. officinalis L.), họ Cà
phê (Rubiaceae). Cây được trồng ở một số
vùng ở nước ta (Ba V́, Lâm Đồng).
Thành phần
hoá học chính: Các alcaloid (quinin, quinidin, cinchonin,
cinchonidin...), glycosid đắng, nhựa...
Công dụng:
Chiết quinin và các alcaloid khác làm thuốc điều
trị sốt rét. Vỏ cây làm thuốc hạ sốt,
thuốc bổ kích thích tiêu hóa, điều trị các vết
thương, vết loét.
Cách
dùng, liều lượng: Uống dạng bột,
cồn, siro, rượu bổ. Dạng bột: 4-12g mỗi
ngày. Cồn: 2-15g/ngày. Siro: 20-100ml/ngày. Quinin chữa sốt
rét 0,5g/lần, 1-1,5g/ngày.
CÁNH KIẾN ĐỎ
Lacca
Nguồn
gốc: Vị thuốc là sản phẩm do Sâu cánh
kiến (Laccifer lacca Kerr.), họ Sâu cánh kiến
(Lacciferidae) tạo ra. Sâu cánh kiến có ở nước
ta và nước ta có trên 200 loài cây chủ, trên đó Sâu
cánh kiến có thể sinh sống và tạo Cánh kiến
đỏ.
Thành phần
hoá học chính: Chất mầu (các dẫn chất
anthraquinon), chất nhựa (hỗn hợp polyester giữa
acid béo có nhóm OH và các acid nhóm serquiterpen).
Công dụng,
cách dùng:
Thuốc hạ
sốt: Ngày dùng 4-6g; Cồn gômlac 5% chấm răng để
pḥng sâu răng, làm hương liệu, bao viên thuốc
chống ẩm. Làm chất mầu, chất tạo màng
(vecni, chất cách điện, keo dán).
CÁNH KIẾN TRẮNG
Benzoinum
Tên
khác: An tức hương.
Nguồn
gốc: Nhựa thơm để khô lấy từ
cây Bồ đề
(Styrax
tonkinensis Pierre), họ Bồ đề
(Styracaceae). Cây mọc hoang và được trồng ở
một số vùng rừng núi, trung du nước ta để
lấy gỗ làm que diêm, làm giấy và lấy nhựa.
Thành phần
hoá học chính: Acid thơm (acid benzoic 36%, acid cinamic
3%), vanilin.
Công dụng:
Chữa ho, viêm phế quản mạn tính, hen suyễn.
làm mau lành vết thương, chữa
nẻ vú... Dùng trong ngành hương liệu, mỹ phẩm
và công nghiệp thực phẩm.
Cách
dùng, liều lượng: Mài cánh kiến trắng
với mật ong hoặc pha thành siro 0,5-2g
mỗi ngày. Đốt nhựa, xông khói vào mũi làm long
đờm, dễ thở. Dung dịch 20% trong cồn làm
thuốc bôi chữa nẻ vú. Ngâm cánh kiến trắng
trong rượu, ngậm chữa viêm quanh răng.
CẢO BẢN
Rhizoma Ligustici
Tên
khác: Ligusticum root (Gaoben).
Nguồn
gốc: Thân rễ của cây Bắc cảo bản
(Ligusticum jeholense Nak. et Kitaga), hay loài Tây khung cảo
bản (Ligusticum sinense Oliv.), họ Cần (Apiaceae).
Vị thuốc được nhập từ Trung Quốc.
Thành phần
hoá học chính: Tinh dầu.
Công dụng,
cách dùng, liều lượng: Giải cảm, giảm
đau. Chữa nhức đầu, đau ở đỉnh
đầu, đau nửa đầu, do cảm lạnh.
Ngày 2-10g thường dùng kết hợp với các vị
thuốc khác.
Chú ư:
Thân rễ loài Northosmyrnium japonicum Miq. cũng
được dùng với tên Cảo bản.
CÁT CÁNH
Radix Platycodi
Nguồn
gốc: Dược liệu là rễ đă cạo
vỏ ngoài phơi hoặc sấy khô của cây Cát cánh (Platycodon
grandiflorum (Jacq.) A. DC.), họ Hoa chuông (Campanulaceae). Cây
ưa khí hậu vùng ôn đới, một số vùng cao
nước ta có thể trồng được. Dược
liệu phải nhập hoàn toàn từ Trung Quốc.
Thành phần
hoá học chính: Saponin triterpenoid (các platicodin), tanin,
phytosterol.
Công dụng:
Làm thuốc long đờm, chữa ho, ho có đờm
hôi tanh, ho ra máu, chữa viêm họng, khản tiếng, tức
ngực, khó thở. Cát cánh có trong thành phần
của thuốc mỡ dùng ngoài để điều trị
một số bệnh ngoài da.
Cách
dùng, liều lượng: Mỗi ngày 4-16g, dạng
thuốc sắc, hoàn tán, siro, dùng kết hợp với
các vị thuốc khác.
CÁT CĂN
Radix Puerarie
Tên
khác: Sắn dây.
Nguồn
gốc: Vị thuốc là rễ củ cạo vỏ
phơi khô của cây Sắn dây
(Pueraria
thomsoni Benth.)
= Pueraria lobata (Wild.) Ohwi), họ Đậu (Fabaceae).
Cây được trồng ở nhiều nơi làm thực
phẩm và làm thuốc.
Thành phần
hóa học chính: Tinh bột 12-15% (rễ
tươi), flavonoid (puerarin, daizin. daizein).
Công dụng:
Chữa sốt, cảm nóng, khát nước, ban sởi mới
phát, giải nhiệt. Chế tinh bột làm thực phẩm,
làm thuốc.
Cách
dùng, liều lượng: 8-12g mỗi ngày, dạng
thuốc sắc. Có thể chế bột (tinh bột)
pha nước uống.
Chú ư:
Hoa Sắn dây có chứa saponin triterpenic được
dùng để giải độc khi ngộ độc
rượu.
CÂU ĐẰNG
Ramulus Uncariae cumunsis
Nguồn
gốc: Dược liệu là những đoạn
cành có gai h́nh móc câu đă phơi khô của một số
loài Câu đằng
(Uncaria
sp.), họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây Câu đằng mọc hoang tại nhiều vùng rừng
núi nước ta. Hiện nay trên thị trường có
cả Câu đằng thu hái trong nước và nhập từ
Trung Quốc.
Thành phần
hóa học: Các alcaloid (rhynchophylin, isorhynchophylin)
Công dụng:
Trấn kinh, chữa chóng mặt, hoa mắt, nhức
đầu, cao huyết áp, trẻ em kinh giản (co giật),
động kinh...
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-15g, dạng thuốc
sắc.
Ghi chú:
Vị Câu đằng của Trung Quốc được
lấy từ cây Uncaria rhynchophylla (Miq) Jacks., vị này kích thước nhỏ
hơn Câu đằng Việt Nam, nhiều móc câu,
đều đặn, mầu đỏ tía.
CÂU KỶ TỬ
Fructus Lycii
Nguồn
gốc: Quả chín phơi khô của cây Câu kỷ
tử hay Khủ khởi
(Lycium
sinense Mill.), họ
Cà (Solanaceae). Cây này có trồng ở nước ta, vị
thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
Thành phần
hoá học chính: Caroten, vitamin C, acid amin.
Công dụng:
Thuốc bổ, chữa đau lưng mỏi gối,
di tinh, mắt ra nhiều nước, mắt mờ, tiểu
đường. Những nghiên cứu gần đây cho
thấy Câu kỷ tử có tác dụng tăng cường
miễn dịch, hạ cholesterol huyết, làm chậm sự
lăo hoá.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-10g, dạng
thuốc sắc hay ngâm rượu.
Chú ư:
Vỏ rễ cây Khủ khởi
(Cortex
Lycii sinensis)
được gọi
là Địa cốt b́ được dùng chữa sốt,
ho khan, ho ra máu, đi tiểu ra máu (xem 152. Địa cốt
b́).
CẨU TÍCH
Rhizoma Cibotii
Nguồn
gốc: Thân rễ đă cạo sạch lông,
phơi hay sấy khô của cây Lông culi (Cibotium barometz
J. Sm. = Dicksonia barometz L.), họ Kim mao (Dicksoniaceae).
Cây mọc hoang ở nhiều vùng rừng núi nước
ta.
Thành phần
hóa học: Tinh bột, tanin, sterol, acid hữu
cơ.
Công dụng:
Chữa viêm đa khớp, đau khớp, đau
lưng, phong thấp, tay chân nhức mỏi. Làm thuốc
bổ thận, chữa đau dây thần kinh do thái hóa cột
sống, người già thận yếu đi tiểu
nhiều.
Cách
dùng, liều lượng: 10-18g mỗi ngày, dạng
thuốc sắc, ngâm rượu. Thường dùng kết
hợp với các vị thuốc khác.
CÂY BỌ MẮM
Tên
khác: Cây thuốc gịi.
Tên khoa
học:
Pouzolzia zeylanica (L.)
Benn. = Pouzolzia indica Gaud., họ Gai (Urticaceae). Cây mọc
hoang khắp nơi ở đồng bằng, trung du và
miền núi nước ta.
Bộ
phận dùng: Toàn cây bỏ gốc rễ (Herba
Pouzolziae zeylanicae).
Công dụng:
Chữa ho lâu ngày, viêm họng, tiểu tiện bí. Chữa
tắc tia sữa, đinh nhọt, viêm da có mủ. Dùng
cây tươi giă đắp lên vết thương có mủ.
Nhân dân thường dùng lá bọ mắm tươi giă nhỏ
cho vào vại mắm để bảo quản chống
gịi bọ. Lá non và ngọn ăn sống
thay rau.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 20-40g cây
tươi hoặc 10-20g cây khô dưới dạng thuốc
sắc hoặc nấu cao lỏng pha với mật ong,
dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc
khác. Dùng ngoài không kể liều lượng.
CÂY BỌ MẨY
Tên
khác: Đại thanh.
Tên khoa
học: Clerodendrum cyrtophyllum Turcz, họ Cỏ
roi ngựa (Verbenaceae). Cây mọc hoang ở nhiều
địa phương trong nước ta.
Bộ
phận dùng: lá (Folium Clerodendri - có nơi
gọi là Đại thanh diệp), rễ tươi hoặc
khô (Radix Clerodendri); Vỏ rễ c̣n được
dùng dưới tên Địa cốt b́ nam.
Thành phần
hoá học: Alcaloid.
Công dụng:
Chữa viêm họng, chảy máu chân răng, chữa lỵ
và viêm đại tràng măn tính. Dùng uống sau khi đẻ
để thông huyết, ăn ngon
cơm.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g dưới
dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với
các vị thuốc khác.
CÂY BƯỚM BẠC
Tên
khác: Bươm bướm, Hoa bướm.
Tên khoa
học::
Mussaenda pubescens Ait.f.,
họ Cà phê (Rubiaceae). Cây mọc hoang ở các vùng đồi
núi nước ta.
Bộ phận
dùng: Hoa, rễ, cành lá.
Thành phần
hóa học chính: Acid amin, acid hữu cơ
(Arjunolic).
Công dụng:
Lợi tiểu, chữa ho, hen, gẫy xương, chữa
tê thấp.
Cách
dùng, liều lượng: Hoa làm thuốc lợi tiểu,
chữa ho, hen, ngày 6-12g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài
không kể liều lượng giă nát đắp lên
nơi viêm tấy, gẫy xương.
Rễ làm
thuốc giảm đau, chữa tê thấp, ngày dùng 10-20g
dưới dạng thuốc sắc, cành, thân lá cũng
dùng với công dụng như rễ, mỗi ngày 6-12g.
CÂY CHÈ
Tên
khác: Trà, Trà diệp, Chè hương, Chè tàu.
Tên khoa
học:
Camellia sinensis O. Ktze = Thea chinensis Seem., họ Chè (Theaceae). Cây thường
được trồng lấy lá tươi sắc
nước uống hoặc chế biến theo những
quy tŕnh nhất định thành trà để pha nước
uống.
Bộ
phận dùng: Cành, lá.
Thành phần
hoá học chính: Tanin, acid hữu cơ, saponin
triterpen, alcaloid, tinh dầu...
Công dụng:
Chữa tâm thần mệt mỏi, ngủ nhiều,
chữa đau đầu, tiểu tiện bí, ngộ
độc rượu, chữa lỵ, chữa phù thũng.
Nước chè đặc dùng ngoài rửa vết
thương, vết bỏng làm se da và chóng lên da non.
Cách
dùng, liều lượng: Pha nước đặc
để uống ngày 50-100g chè tươi hoặc dùng
ngoài không kể liều lượng.
CÂY CHÓ ĐẺ RĂNG CƯA
Tên
khác: Diệp hạ châu.
Tên khoa
học:
Phyllanthus urinaria L., họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae). Cây mọc hoang khắp nơi ở nước
ta.
Bộ
phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba
Phyllanthi).
Thành phần
hoá học chính: Chất đắng.
Công dụng,
cách dùng: Lợi tiểu, chữa phù thũng. Chữa
đinh râu, mụn nhọt (giă nát với muối để
đắp). Chữa viêm gan virut B. Ngày uống 20-40g cây
tươi, có thể sao khô, sắc đặc để
uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Chú ư:
Cây chó đẻ thân xanh (Diệp hạ châu đắng -
Phyllanthus amarus Schum et Thonn.) cũng được
dùng với cùng công dụng. Chế phẩm Hepaphil lọ
100 viên nang XNDPTƯ 25 chữa viêm gan virut B.
CÂY CHỔI XỂ
Tên
khác: Chổi sể, Chổi xuể, Thanh cao,
Cây chổi trện.
Tên khoa
học: Baeckea frutescens L., họ Sim
(Myrtaceae). Cây mọc hoang ở nhiều vùng đồi
trong nước ta.
Bộ
phận dùng: Lá, phần trên mặt đất.
Thành phần
hóa học: Tinh dầu, thành phần chủ yếu
là pinen, cineol, limonen.
Công dụng:
Chữa phong thấp, đau nhức xương,
đau bụng cảm cúm, ăn không
tiêu, dùng cho phụ nữ xông, uống sau khi đẻ,
dùng để cất tinh dầu.
Cách
dùng, liều lượng: Sắc lá và hoa làm
nước uống (6-8g). Đốt cây khô để
xông khói, dùng tinh dầu xoa bóp, làm dầu xoa, cao xoa.
CÂY
CHUỖI TIỀN
Tên khác: Cây đồng tiền,
Bài tiền thảo, Tràng quả đẹp.
Tên khoa học:
Desmodium pulchellum Benth syn. Phyllodium pulchellum Desv., họ
Đậu (Papilionaceae). Cây mọc hoang phổ biến ở nhiều địa phương nước ta.
Bộ phận dùng: Rễ
và lá (Radix et Folium Phyllodii), thu hái quanh năm rửa sạch,
dùng tươi hay thái lát phơi khô dùng dần.
Thành phần hoá học chính:
Các alcaloid, hợp chất indol.
Công dụng: Lá và
rễ cây Chuỗi tiền có vị nhạt, se, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu,
tiêu sưng, hoạt huyết, tán ứ và tiêu bọc máu. Được dùng chữa cảm mạo phát
sốt, viêm gan cấp và mạn tính, xơ gan. Chữa thấp khớp đau xương, đ̣n ngă tổn
thương.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 10-20g lá, 15-30g rễ, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với
các vị thuốc khác.
Lưu ư: - Phụ nữ
có thai không được dùng cây Chuỗi tiền.
CÂY CỐI XAY
Tên
khác: Nhĩ hương thảo, Kim hoa thảo.
Tên khoa
học:
Abutilon indicum
(L.) Sweet, họ Bông
(Malvaceae). Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước
ta.
Bộ
phận dùng: Phần trên mặt đất
phơi sấy khô
(Herba
Abutili indici), rễ, hạt.
Thành phần
hóa học: Chất nhầy, acid hữu
cơ.
Công dụng:
Lá, rễ thông tiểu tiện, chữa tiểu buốt,
nước tiểu vàng, chữa viêm khớp. Hạt chữa
xích bạch lỵ, mụn nhọt. Rễ chữa sốt,
nhức đầu, bạch đới.
Cách
dùng, liều lượng: Lá sắc uống
hoặc giă nát đắp mụn nhọt. Lá Cối xay,
Ích mẫu mỗi thứ 8-20g sắc nước uống
chữa phù thũng sau khi đẻ. Quả cối xay,
hoa Mào gà đỏ mỗi vị 30g (tươi) sắc
nước uống chữa kiết lỵ. Hạt cối
xay ngày dùng 2-4g phối hợp với các vị thuốc
khác chữa mắt có màng mộng.
CÂY CƠM CHÁY
Tên khoa
học: Sambucus javanica Reinw.,
họ Cơm cháy (Caprifoliaceae). Cây mọc hoang ở nhiều
nơi trong nước ta.
Bộ
phận dùng: Cành lá (Herba Sambuci), hoa, quả,
rễ (Radix Sambuci).
Thành phần
hoá học chính: Tinh dầu, alcaloid, tanin.
Công dụng:
Cành, lá tắm cho phụ nữ mới sinh. Quả,
hoa, vỏ làm thuốc lợi tiểu, ra mồ hôi, nhuận
tràng, chữa thấp khớp.
Cách
dùng, liều lượng: Hoa hăm uống hoặc
xông làm thuốc lợi tiểu, ra mồ hôi. Toàn cây sắc
uống chữa viêm thận, phù thũng. Rễ sắc nước
uống chữa viêm thận, phù thũng, quả ngâm
rượu uống chữa thấp khớp.
Ngày dùng
10-12g hoa, quả, rễ hoặc vỏ thân dưới dạng
thuốc sắc, thường dùng phối hợp với
các vị thuốc khác.
CÂY CỨT LỢN
Tên
khác: Cây ngũ sắc, Cỏ hôi.
Tên khoa
học:
Ageratum conyzoides
L., họ Cúc
(Asteraceae). Cây mọc hoang khắp nơi.
Bộ
phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba
Agerati).
Thành phần
hoá học chính: Tinh dầu, alcaloid, saponin.
Công dụng,
liều dùng: Chữa viêm xoang mũi dị ứng:
cây tươi rửa sạch, giă nát, vắt lấy
nước tẩm vào bông, dùng bông nhét vào lỗ mũi.
Chữa bệnh phụ nữ (bị rong huyết sau khi
sinh nở): 30-50g cây tươi, rửa sạch, giă nát, vắt
lấy nước uống trong ngày. Phối hợp với
nước bồ kết để gội đầu.
Chú ư:
Tránh nhầm với cây Ngũ sắc
(Lantana camara L.)
và cây Cỏ lào
(Eupatorium
odoratum L. - cũng
được gọi là cây Cứt lợn, Cỏ hôi).
CÂY ĐẠI
Tên
khác: Cây sứ, Bông sứ.
Tên khoa
học:
Plumeria rubra
L. var. acutifolia (Poir.) Bailey,
họ Trúc đào (Apocynaceae). Cây mọc hoang và trồng
bằng cành ở các đ́nh chùa, các vườn hoa.
Bộ
phận dùng: Vỏ thân, hoa (Cortex et Flos Plumeriae),
lá tươi, nhựa tươi.
Thành phần
hoá học: Các chất thuộc nhóm iridoid, alcaloid,
trong hoa có tinh dầu.
Công dụng:
Vỏ thân cây Đại cạo bỏ lớp bần,
thái mỏng, sao thơm, sắc 3-6g uống để nhuận
tràng, 8-16g xổ ra giun và chữa thuỷ thũng. Hoa
Đại trị sốt, chữa ho, tiêu đờm. Lá
giă nát nấu thành cao, đắp chữa sầy da, chảy
máu. Nhựa lấy từ vỏ thân bôi chữa các vết
ghẻ lở, chỗ viêm tấy.
Chú ư:
Người đang bị tiêu chảy, có thai không
được dùng.
CÂY GAI DẦU
Tên
khác: Gai mèo, Bồ đà, Cần sa.
Tên khoa
học: Cannabis sativa L. họ Gai mèo
(Cannabinaceae). Dân tộc H’mông trồng lấy sợi
để dệt vải.
Bộ
phân dùng: Hạt (Hoả ma nhân).
Thành phần
hoá học chính: Hạt chứa nhiều dầu
béo. Hoa và lá cây Gai dầu có chất độc gây nghiện
tetrahydrocannabinol và các chất cùng nhóm.
Công dụng:
Hạt làm thuốc nhuận tràng, lợi niệu, tiêu phù
thũng, dùng trong trường hợp tiểu tiện
bí, tiểu buốt, tiểu rắt.
Cách
dùng, liều dùng: 12-20g hạt nghiền nhỏ, lọc
vắt lấy nước, nấu thành cháo, thêm hành, hạt
tiêu và muối, ăn khi đói.
Ghi chú:
Có hai loài Gai dầu, Gai dầu Trung Quốc
Cannabis
sativa L. var. chinensis được trồng để
lấy sợi dệt vải và hạt làm thuốc, loài
này có hàm lượng chất gây nghiện trong hoa và hạt
thấp. Gai dầu Ấn độ - Cannabis sativa
L. var. indica có hàm lượng chất gây nghiện
cao, cấm trồng ở nhiều nước.
CÂY GẠO
Tên
khác: Mộc miên.
Tên khoa
học: Bombax malabaricum DC. = Gossampinus
malabarica (DC.) Merr. = Bombax heptaphylla Cav., họ Gạo
(Bombacaceae). Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong
nước ta.
Bộ
phận dùng: Vỏ cây (Cortex Bombax), hoa (Flos
Bombax).
Thành phần
hoá học chính: Chất nhầy.
Công dụng:
Dùng bó chữa găy xương, làm thuốc cầm
máu, thông tiểu, chữa tiêu chảy, kiết lỵ.
Cách
dùng, liều lượng: Vỏ tươi giă nát
bó vào nơi găy, vỏ khô sắc uống ngày 15-20g làm thuốc
cầm máu, thông tiểu. Hoa sao vàng, sắc uống ngày
20-30g chữa tiêu chảy, kiết lỵ.
CÂY HÀM ẾCH
Tên khác: Trầu nước, Tam bạch thảo.
Tên khoa học:
Saururus chinensis
(Lour.) Baill., thuộc
họ Lá giấp (Saururaceae). Cây mọc dại ở ruộng, nơi ẩm ướt và ven suối.
Bộ phận dùng: Toàn cây (Herba Saururi chinensis).
Thành phần hoá học chính: Trong cây có dầu, methyl-n-nonylketon,
các flavonoid (quercetin, rutin).
Công dụng: Thuốc thanh nhiệt, tiêu thũng, giải độc. Chữa viêm
gan cổ trướng, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu, viêm thận cấp phù thũng,
bạch đới, sởi. Chữa mụn nhọt, viêm da có mủ.
Cách dùng, liều lượng: Dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Giă cây
tươi đắp tại chỗ chữa mụn nhọt và viêm mủ da, eczema, rắn cắn.
CÂY LÁ NGÓN
Tên khoa
học:
Gelsemium elegans
Benth.,Gelsemium elegans Benth.,
họ Mă tiền (Loganiaceae). Cây mọc hoang ở một
số vùng đồi, núi nước ta.
Bộ
phân dùng: lá, rễ.
Thành phần
hoá học chính: Alcaloid (gelsemin, gelmicin).
Công dụng:
Chữa mụn nhọt độc, chữa vết
thương do ngă hay bị đánh đ̣n.
Cách
dùng, liều lượng: Giă nhỏ đắp
ngoài hoặc sắc lấy nước rửa chỗ
đau.
Ghi chú:
Cây Lá ngón là nguyên nhân của rất nhiều vụ ngộ
độc ở các vùng rừng, núi. Alcaloid của Cây lá
ngón có độc tính rất mạnh, dễ gây ngộ
độc chết người. Các triệu chứng ngộ
độc Lá ngón: nôn mửa, hôn mê, giăn đồng tử,
ngạt hô hấp, các cơ bị mềm nhũn, đau
bụng dữ dội, chảy máu dạ dày, ruột. Khi
ngộ độc phải rửa dạ dày, chuyển
đến bệnh viện cấp cứu.
CÂY KHÔI
Tên
khác: Cây độc lực, Đơn tướng
quân, Cây lá khôi, Khôi nhung, Khôi tía.
Tên khoa
học:
Ardisia sylvestris
Pitard.,
họ Đơn nem (Myrsinaceae). Cây mọc hoang ở những
khu rừng rậm miền thượng du như Thanh
hoá, Nghệ an, Ninh b́nh...
Bộ
phận dùng: Lá.
Thành phần
hoá học chính: Tanin, glycosid.
Công dụng:
Chữa đau dạ dày, chữa lở ngứa, mụn
nhọt.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày uống 40-80g sắc
uống phối hợp với các vị thuốc khác chữa
đau dạ dày, chữa kiết lỵ ra máu. Rễ thái
nhỏ, phơi khô ngâm rượu uống, làm thuốc bổ.
Nấu nước tắm cho trẻ pḥng, trị lở
ngứa. Lá khôi giă nát đắp chữa mụn nhọt.
CÂY MÁU CHÓ
Tên
khác: Cây máu chó lá nhỏ.
Tên
khoa học: Knema corticosa Lour, syn.
Myristica globularia Lam., họ Máu chó (Myristicaceae).
Cây mọc hoang ở rừng thứ sinh, vùng núi thấp và vừa ở Hà Bắc (cũ), Thanh Hoá,
Nghệ An, Biên Hoà…
Bộ phận dùng: Hạt (Semen
Knemae), thu vào mùa hạ, khi quả chín, đem phơi khô.
Thành phần hoá học chính:
Dầu béo.
Công dụng: Dùng chế thuốc
chữa ghẻ.
Cách dùng, liều lượng:
Rửa sạch và xát mạnh vào các nốt ghẻ cho bong vảy, rồi bôi thuốc từ hạt Máu
chó. Ngày làm hai lần, bôi lớp thật mỏng. Nếu dùng dầu nguyên ép từ hạt phải
pha loăng.
Lưu ư: Cây Máu Chó lá
to (Horsfieldia amygdalina (Wall.) Warb)
cùng họ, hạt cũng được dùng với công dụng tương tự.
CÂY MỎ QUẠ
Tên
khác: Hoàng lồ, Vàng lồ, Xuyên phá thạch.
Tên khoa
học: Maclura cochinchinensis (Lour.) Corner
= Cudrania
javanensis Trec., họ Dâu tằm
(Moraceae). Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước
ta.
Bộ
phận dùng: Lá, rễ (Radix Cudraniae).
Thành phần
hoá học chính: Flavonoid.
Công dụng:
Lá Mỏ quạ chữa vết thương phần
mềm, chữa viêm loét cổ tử cung. Rễ Mỏ
quạ chữa phù thũng, chữa ho ra máu, khạc ra
đờm lẫn máu.
Cách
dùng, liều lượng: Lá tươi rửa sạch,
giă nhỏ đắp vào vết thương, băng lại,
mỗi ngày rửa và thay băng một lần. Rễ
làm thuốc khứ phong, hoạt huyết, phá ứ, chữa
ứ tích lâu năm, phụ nữ bế kinh, ngày dùng
10-30g rễ dưới dạng thuốc sắc.
CÂY MÙI
Tên
khác: Hồ tuy, Nguyên tuy.
Tên khoa
học: Coriandrum sativum L., họ Cần
(Apiaceae). Cây được trồng khắp nơi làm
rau, gia vị và làm thuốc.
Bộ
phận dùng: Quả (Fructus Coriandri sativi),
Toàn cây (Herba Coriandri sativi).
Thành phần
hoá học chính: Quả mùi chứa tinh dầu (0,3-0,8%), thành phần chính của tinh dầu
là linalol (hơn 60%). Trong quả c̣n có dầu béo, protein.
Các bộ phận khác của cây cũng chứa tinh dầu.
Công dụng:
Thúc đậu sởi mọc, chữa thiếu sữa,
chữa đau dạ dày, ăn không
tiêu.
Cách
dùng, liều lượng: Lấy khoảng 50g quả
giă nát, hoà vào một ít nước, vẩy lên người
để chữa sởi không mọc. Sắc nước
cùng với các vị thuốc khác để uống.
CÂY NGỌT NGHẸO
Tên
khác: Ngọt nghẽo, Vinh quang rực rỡ.
Tên khoa
học: Gloriosa superba L. = Gloriosa symplex Don., họ Hành (Liliaceae). Cây có hoa đẹp,
mọc hoang tại nhiều nơi ở miền Nam nước
ta.
Bộ
phận dùng: Rễ củ
(Rhizoma Gloriosae),
lá.
Thành phần
hoá học chính: Colchicin (0,3%) và
các alcaloid khác...
Công dụng,
cách dùng: Rễ củ tán, chế thành bột nhăo
đắp vào vùng rốn hoặc hai ḷng bàn tay, bàn chân
để thúc đẻ hoặc gây sẩy thai, làm cho rau
thai chóng ra, c̣n dùng để chữa lậu. Có thể
dùng làm nguồn nguyên liệu chiết Colchicin.
Chú ư: Rễ
củ Ngọt nghẹo rất độc cần cẩn
thận khi dùng.
CÂY NHÀU
Tên
khác: Cây ngao, Nhầu núi, Cây giầu.
Tên khoa
học: Morinda citrifolia L., họ Cà phê
(Rubiaceae). Cây được trồng ở nhiều
địa phương nước ta.
Bộ
phận dùng: Quả, rễ, lá.
Thành phần
hoá học chính: Anthranoid.
Công dụng,
cách dùng: Rễ chữa cao huyết áp. Ngày dùng 30-40g
sắc uống thay nước chè. Quả ăn
với muối nhuận tràng, làm thuốc điều
kinh, nướng chín ăn chữa lỵ. Lá Nhàu giă nát
đắp chữa mụn nhọt, làm chóng lên da, sắc
uống chữa lỵ, đi ngoài, chữa sốt và làm
thuốc bổ.
Chú ư: Một
số cây chi Morinda cũng được gọi là
cây Nhàu. Trong số này có cây Morinda trimera L. cũng
được gọi là Nhàu núi, than, rễ được
dùng làm thuốc chữa cao huyết áp.
Nước
ta đă sản xuất được một số chế
phẩm từ quả Nhàu dưới các dạng bào chế
khác nhau.
CÂY QUẢ NỔ
Tên khác: Sâm tanh tách,Thăng
ma nam.
Tên khoa
học: Ruellia tuberosa L., họ Ô rô (Acanthaceae).
Cây mọc hoang và trồng làm cảnh ở nhiều
nơi trong nước ta.
Bộ phận dùng: Toàn cây (Herba
Ruelliae tuberosae), rễ phơi hay sấy khô.
Thành phần hoá học chính: Chất đắng,
alcaloid.
Công dụng: Thuốc bổ mát, chữa
nhức đầu, cảm nóng, cảm lạnh, đau họng,
mụn lở trong miệng, chữa bệnh về thận,
sỏi bàng quang. Dùng chữa viêm gan B, người mệt
mỏi, kém ăn, mất ngủ, sắc mặt tái nhợt,
giảm cân, vàng da, tiểu buốt, đại tiện
bí kết, chữa quai bị.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng
20-30g thân cây hoặc 10-20g rễ, dùng dạng thuốc sắc.
Chú ư: Rễ cây Quả nổ được
các lương y sử dụng dưới tên Thăng ma
nam, dùng để thay thế vị thuốc Thăng ma
trong các bài thuốc.
CÂY RÂU MÈO
Tên
khác: Cây bông bạc.
Tên khoa
học: Orthosiphon stamineus Benth.
= Orthosiphon
aristatus (Blume) Miq., họ Bạc hà
(Lamiaceae). Cây mọc hoang và được trồng ở
nước ta.
Bộ
phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba
Orthosiphonis).
Thành phần
hoá học chính: Flavonoid, saponin, coumarin,
tinh dầu, chất béo, tanin...
Công dụng:
Thuốc lợi tiểu mạnh, thông mật, dùng
trong bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, viêm túi mật.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 5-6g bột dược
liệu pha với nửa lít nước nóng, chia làm 2 lần,
uống trước bữa ăn
15-30 phút. Thường uống 8 ngày lại nghỉ 2-4
ngày.
CÂY SẦM
Tên khác: Sầm núi, Sầm
ngọt.
Tên khoa học:
Memecylon edule Roxb. syn. M. umbellatum Burm., họ Mua (Melastomataceae).
Cây thường gặp trên đất hơi ẩm vùng rừng núi đồng bằng nước ta.
Bộ phận dùng: Vỏ thân,
lá (Cortex et Folium Memecyli Edulis). Thu hái quanh năm, dùng
tươi hay phơi khô dùng dần.
Thành phần hoá học chính:
Chất nhựa, acid hữu cơ.
Công dụng: Lá có vị chát, và đắng, có tác dụng
làm săn, tiêu độc. Lá sắc uống trị bệnh lậu và bệnh bạch đới, chữa rắn cắn.
Lá c̣n dùng chế thuốc rửa mắt để chữa viêm kết mạc. Vỏ cây dùng sắc nước uống
trị rối loạn kinh nguyệt, chữa sốt, sốt rét. Lá non dùng đắp trĩ, nước sắc
lá, hoa và quả dùng ngoài trị bệnh nấm.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g vỏ dạng thuốc sắc, dùng ngoài không kể liều lượng, dùng
riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
CÂY SẢNG
Tên khác: Quả thang,
Sang sé, Sảng, Sảng lá kiếm, Trôm mề gà, Trôm thon,
Trôm lá mác.
Tên khoa học:
Sterculia lanceolata Cav., thuộc
họ Trôm (Sterculiaceae). Cây mọc phổ biến trong các rừng thứ sinh từ
Hoà B́nh, Quảng Ninh tới Ninh Thuận.
Bộ phận dùng: Vỏ cây,
lá, hạt, rễ (Cortex, Folium et Semen Sterculiae Lanceolatae).
Thu hái quanh năm, lá thu hoạch mùa Hè và mùa Thu, dùng tươi hay phơi khô
dùng dần.
Thành phần hoá học chính:
Carbohydrat, tanin.
Công dụng: Lá vị cay, ấm, có tác dụng tán ừ
giảm đau, vỏ được dùng chữa sưng tấy, mụn nhọt, trị bạch đới nhiều, lâm trọc,
lá dùng trị đ̣n ngă tổn thương. Hạt ăn được, thường được dùng làm thuốc
thanh phế nhiệt.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 20-30g dạng thuốc sắc, dùng ngoài, dùng riêng hay phối hợp với các
vị thuốc khác.
CÂY SỮA
Cortex
Alstoniae
Tên
khác: Vỏ sữa, Mùi cua, Ṃ cua.
Nguồn
gốc: Vỏ thân đă cạo bỏ lớp bần
phơi hay sấy khô của cây Sữa
(Alstonia
scholaris
(L.) R. Br.), họ Trúc đào (Apocynaceae). Cây mọc hoang và
được trồng ở nhiều nơi trong nước
ta.
Thành phần
hoá học chính: Alcaloid.
Công dụng:
Làm thuốc bổ máu, chữa đau răng, chữa
hen suyễn, viêm phế quản măn tính, chữa sốt,
điều kinh, chữa lỵ, tiêu chảy, chữa lở
ngứa, rôm sẩy.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày uống 1-3g bột vỏ
phơi khô dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc
rượu thuốc.
Chú ư:
Vỏ sữa kết hợp với một số vị
thuốc khác chế thành rượu thuốc Ditakina dùng
cho người bị thiếu máu, hay mỏi mệt,
người mới ốm dậy kém ăn, phụ nữ
sau khi đẻ.
CÂY THUỐC BỎNG
Tên
khác: Cây sống đời, Diệp sinh căn.
Tên khoa
học:
Kalanchoe pinata
(Lam.) Pers., họ Thuốc
bỏng (Crassulaceae). Cây mọc hoang, được trồng
nhiều nơi.
Bộ
phận dùng: Lá.
Thành phần
hoá học chính: Acid hữu cơ, flavonoid và một
số hợp chất phenolic khác.
Công dụng,
cách dùng: Làm thuốc chữa bỏng, chữa mẩn
ngứa, chữa lỵ, chữa trĩ. Dùng lá giă nát
đắp lên chỗ bị thương để cầm
máu, làm vết thương chóng lành. Lá ṿ nát đắp
lên trán chữa nhức đầu. Lá c̣n dùng làm thuốc
đắp nóng chữa sai khớp, chai chân tay.
Chú ư:
Có thời gian người ta dùng lá cây này như là một
loại thuốc chữa bách bệnh.
CÂY TRÁM TRẮNG
Tên
khác: Cảm lăm, Thanh quả.
Tên khoa
học: Canarium album (Lour.) Raeusch = Pimela alba
Lour., họ Trám (Burseraceae). Cây mọc
hoang và được trồng ở nhiều nơi
trong nước ta.
Bộ
phận dùng: Quả (Fructus Canarii) nhựa.
Thành phần
hoá học: Quả chứa protein, chất béo,
carbohydrat...Nhựa Trám có 18-30% tinh dầu, thành phần chủ
yếu của tinh dầu là sabinen, terpinen...
Công dụng:
Quả Trám trắng chữa đau họng sưng
amidan, ho nhiều đờm, lỵ, tiêu chảy. Quả
tươi c̣n xanh giải độc rượu, chữa
ngộ độc do cá độc. Quả chín có tác dụng
an thần, chữa động kinh. Nhựa
Trám dùng cất tinh dầu, làm chất thơm và chất
định hương cao cấp.
CÂY TRÂU CỔ
Tên khác: Xộp, Vẩy ốc.
Tên khoa học:
Ficus
pumila
L. = Ficus stipulata
Thunb., họ Dâu tằm (Moraceae). Cây mọc
hoang nhiều nơi trong nước ta.
Bộ phận dùng: Quả
(Fructus Fici
pumilae),
lá, cành (Caulis Fici pumilae), nhựa mủ.
Thành phần hoá học: Quả có gôm, lá có alcaloid.
Công dụng, liều dùng: Quả là vị thuốc
bổ chữa di tinh, liệt dương, đau
lưng, lỵ lâu ngày, thông tia sữa; ngày uống 3-6g có
thể tới 20g dạng thuốc sắc, cao. Cành và lá
chữa mụn nhọt, thông tiểu, tiêu độc, lợi
sữa; ngày 8-16g dạng thuốc sắc, cao.
Chú ư: Quả Trâu cổ bổ dọc phơi
khô c̣n gọi là Quảng vương bất lưu hành (ở
vùng Quảng Đông Trung Quốc). Tránh nhầm với vị
thuốc Vương bất lưu hành là hạt của
cây Vaccaria segetalis (Neck) Garcke (Semen Vaccariae).
CÂY VỌT
Tên
khác: Tiểu lư bạch, Guột, Guột lưỡng
phân.
Tên khoa
học:
Dicranopteris dichotoma (Thunb.) Bernh., họ Rau sam (Gleicheniaceae). Cây mọc
hoang ở các vùng đồi.
Bộ
phận dùng: Toàn cây hoặc thân rễ.
Thành phần
hoá học chính: Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
Công dụng:
Tán ứ, chỉ huyết, chữa tiểu buốt,
tiểu ra máu.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 30-50g dạng thuốc
sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc
khác.
Chú ư:
Một số địa phương gọi thân rễ
Cốt toái bổ là củ Guột. Chú ư tránh nhầm lẫn.
CÂY VÚ B̉
Tên
khác: Cây vú chó
Tên khoa
học:
Ficus
heterophyllus
L., họ Dâu tằm
(Moraceae). Mọc hoang ở các vùng đồi núi nước
ta.
Bộ
phận dùng: Rễ, nhựa mủ, phần trên mặt
đất.
Thành phần
hoá học: Nhựa, flavonoid.
Công dụng:
Thuốc bổ trong các trường hợp hư lao, tắc
tia sữa, chữa phong thấp.
Cách
dùng, liều lượng: Chữa phong thấp:
Ngày dùng 15-20g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm
rượu. Mỗi lít rượu ngâm 100-200g rễ sao
vàng, mỗi ngày uống 15- 20ml rượu này.
Chữa ngă
bị ứ huyết, ngực bụng đau. Toàn cây Vú
ḅ giă nát, thêm rượu và ít muối, sao nóng đắp
lên chỗ sưng đau.
Chú ư:
Rễ của nhiều loài Vú chó khác nhau Ficus hirta Vahl
= Ficus simplicissima Lour. var. hirta (Vahl)
Migo cũng được sử dụng làm thuốc
không phân biệt.
Rễ các
loài Vú chó thường gọi là Hoàng kỳ nam dùng thay thế
Hoàng kỳ để chữa ho, phong thấp.
CÂY XẤU HỔ
Tên
khác: Trinh nữ, Cây mắc cỡ, Cây thẹn, Hàm
tu thảo.
Tên khoa
học:
Mimosa pudica
L., họ Đậu
(Fabaceae). Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước
ta và nhiều nước khác.
Bộ
phận dùng: Cành lá, rễ phơi sấy khô..
Thành phần
hoá học chính: Alcaloid.
Công dụng:
Cành, lá làm thuốc ngủ, an thần,
chữa cao huyết áp, chữa viêm phế quản mạn
tính. Rễ chữa thấp khớp, đau lưng, nhức
xương.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 6-12g cành lá khô, sắc
uống trước khi đi ngủ. Rễ cây thái mỏng,
tẩm rượu sao vàng sắc uống ngày 100-120g.
Chú ư:
Phụ nữ có thai không được dùng cây Xấu hổ.
CÂY XUÂN HOA
Tên
khác: Cây Hoàn ngọc,
.
Tên khoa
học:
Pseuderanthemum palatiferum
(Nees) Radlk, họ
Ô rô (Acanthaceae).
Bộ
phận dùng: Lá.
Thành phần
hoá học chính: Acid hữu cơ, flavonoid, sterol,
saponin, đường khử...
Công dụng:
Chữa rối loạn tiêu hoá, viêm loét dạ dày tá tràng,
điều trị chấn thương, chảy máu.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 10-12g dùng riêng hay kết
hợp với các dược liệu khác. Sử dụng
dưới dạng nước sắc, ăn
sống hay giă nát đắp lên các vết thương.
Chú ư:
Có thời gian người ta dùng lá cây Xuân hoa như là một
loại thuốc chữa bách bệnh.
CHANH LEO
Tên khác: Dây chùm bao trứng, Lạc
tiên trứng, Mắc mát.
Tên khoa học:
Passiflora edulis
Sims, thuộc
họ Lạc tiên (Passifloraceae). Cây mọc hoang nhiều
nơi, ở các vùng khí hậu mát, được trồng
chế nước giải khát, làm đồ hộp.
Bộ phận
dùng: Quả (Fructus
Passiflorae Edulis), lá, ngọn non, dùng tươi hoặc
nấu thành cao dùng dần.
Thành phần hoá
học chính:
Dịch quả chứa protein, vitamin, các acid hữu
cơ, hạt chứa dầu béo.
Công dụng: Hoạt chất trong Dây mát
giúp trấn tĩnh, an thần, chữa suy nhược
thần kinh, căng thẳng (stress), suy nhược
cơ thể, chống hồi hộp, mất ngủ, ngủ
không sâu. Làm thuốc giải nhiệt, mát gan, chữa chứng
nhức đầu, chữa chứng đau do co thắt
đường tiêu hóa, phụ nữ hành kinh sớm.
Cách dùng, liều
lượng: Ngày dùng 50-100g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối
hợp với các vị thuốc khác.
Chuyển lên đầu trang
CHÈ DÂY
Ramulus Ampelopsis
Tên
khác: Chè hoàng giang, Song nho Quảng Đông.
Nguồn
gốc: Lá, cành cây Chè dây
(Ampelopsis
cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch. = Cissus cantoniensis Hook. et Arn.), họ Nho (Vitaceae).
Thành phần
hoá học chính: Flavonoid, tanin.
Công dụng:
Chữa đau dạ dày, chữa tê thấp,
đau nhức, chống viêm, chữa viêm gan vàng da. Pḥng bệnh
sốt rét. Giải độc, làm nước giải
khát.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày10-50g pha uống thay
chè, dùng riêng hoặc kết hợp với các vị thuốc
khác.
Chú ư:
Hiện nay trên thị trường có chế phẩm
Ampelop được sản xuất từ Chè dây.
CHÈ ĐẮNG
Tên
khác: Khổ đinh trà, Cây bùi, chè Khôm, chè Vua.
Tên khoa
học:
Ilex
kaushue
S. Y. Hu = Ilex kudingcha C. J. Tseng, họ Nhựa ruồi (Aquifoliaceae). Cây mọc
nhiều ở vùng núi thuộc các tỉnh Cao Bằng, Lào
Cai, Hoà B́nh.
Bộ
phận dùng:
Lá,
búp.
Thành phần
hoá học chính: Flavonoid, saponin...
Công dụng:
Kích thích tiêu hoá, lợi tiểu, an thần,
dùng lâu tăng sức khoẻ.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 10-20g, hăm uống
như chè.
Chú ư:
Gần đây Chè đắng đang được
nghiên cứu đưa vào trồng trọt, sản xuất,
chế biến với số lượng lớn phục
vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
CHÈ VẰNG
Folium
Jasmini subtriplinervis
Tên
khác: Chè cước man, Dây vàng.
Tên khoa
học: Jasminum subtriplinerve Blume.;
Jasminum anastomosans Wall., họ Nhài (Oleaceae). Cây mọc
hoang ở nhiều địa phương trong nước
ta.
Thành phần
hoá học chính: Alcaloid, flavonoid, coumarin...
Công dụng,
cách dùng: Làm thuốc nhuận gan, chữa vàng da. Lá
phơi khô pha nước uống hàng ngày cho phụ nữ
sau khi đẻ hoặc nấu nước tắm cho trẻ
con bị ghẻ lở. Chữa rắn cắn. Lá giă nát
hoặc giă với cồn 900 đắp vào
nơi áp xe.
Chú ư:
Có nhiều loài thuộc chi Jasminum được gọi
là chè vằng. Cây Chè vằng có một số đặc
điểm giống cây Lá ngón cần chú ư tránh nhầm lẫn
khi thu hái.
CHI TỬ
Fructus
Gardeniae
Nguồn
gốc: Quả đă phơi khô của cây Dành dành
(Gardenia jasminoides Ellis. = Gardenia florida L.), họ Cà phê
(Rubiaceae). Cây mọc hoang và được trồng làm cảnh.
Thành phần
hóa học: Acid hữu cơ, tinh dầu. Các iridoid
glycosid có phần genin là dẫn chất diterpen mầu
vàng.
Công dụng:
Chữa sốt phiền khát, hoàng đản, thổ huyết,
chảy máu cam, đại tiện ra máu, hoả bốc
nhức đầu, đỏ mắt, ù tai, tiểu tiện
ít và khó, chữa đắp vết sưng đau. Nhuộm
thực phẩm.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 5-10g, dạng thuốc
sắc dùng phối hợp với các vị thuốc
khác. Chi tử đốt thành than, tán thành bột mịn,
thổi vào mũi chữa chảy máu cam. Chi tử đốt
thành than, hoà với ḷng trắng trứng gà bôi chữa bỏng
nước.
CHỈ THIÊN
Tên khác: Khổ địa đảm,
Thiên giới thái, Thổ sài hồ, Thổ bồ công anh,
Xuy hỏa căn, Rễ Thổi lửa, Thiết tảo
trửu.
Tên khoa học: Elephantopus scarber L.
họ Cúc (Asteraceae). Cây mọc hoang nhiều
nơi ở nước ta.
Bộ phận
dùng: Toàn cây,
thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi, sấy
khô.
Công dụng: Chữa cảm sốt, ho, họng
sưng đau, đau mắt đỏ, chảy máu mũi,
tiêu chảy, vàng da, viêm thận phù thũng, lợi tiểu,
tiêu thũng, chữa ung nhọt, rắn cắn.
Cách dùng, liều
lượng: Ngày dùng 9-16g khô (hoặc 30-60g tươi) sắc lấy
nước hoặc giă vắt lấy nước cốt
uống. Dùng ngoài giă đắp hoặc nấu nước
xông rửa.
CHỈ THỰC
Fructus
Aurantii immaturus
Nguồn
gốc: Quả non phơi hay sấy khô của cây
Cam chua (Citrus auranticum L.), Cam ngọt (Citrus sinensis Osbesk.)
và một số loài Citrus khác, họ Cam
(Rutaceae). Dược liệu thu hái trong nước,
đôi khi nhập từ Trung Quốc.
Thành phần
hoá học chính: Tinh dầu, flavonoid, pectin, saponin,
alcaloid, acid hữu cơ.
Công dụng:
Thuốc giúp tiêu hóa, chữa ngực sườn
đau tức, bụng chướng khó tiêu, chữa sa dạ
dày, sa trực tràng, sa dạ con. chữa
ho, lợi tiểu, ra mồ hôi.
Cách
dùng, liều lượng: 6-12g mỗi ngày, dạng
thuốc sắc.
Chú ư:
Phụ nữ có thai không nên dùng
CHỈ XÁC
Fructus
Citri aurantii
Tên
khác: Thanh b́.
Nguồn
gốc: Quả chưa chín, bổ đôi phơi
khô của cây Cam chua (Citrus auranticum L.) và một số
loài Citrus khác họ Cam
(Rutaceae). Dược liệu chủ yếu thu hái trong
nước, đôi khi nhập từ Trung Quốc.
Thành phần
hoá học chính: Tinh dầu, flavonoid, pectin, saponin,
alcaloid, acid hữu cơ.
Công dụng:
Thuốc giúp tiêu hóa, chữa ngực sườn
đau tức, bụng chướng khó tiêu.
Cách
dùng, liều lượng: 6-12g mỗi ngày, dạng
thuốc sắc, thường dùng phối hợp với
các vị thuốc khác.
Chú ư:
Cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai.
CH̉I M̉I TÍA
Tên khác: Chu ṃi, Chóp
ṃi.
Tên khoa học:
Antidesma bunius (L.)
Spreng., họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây mọc hoang ở các vùng đồi núi nước
ta, cũng được trồng để dùng làm thuốc.
Bộ phận dùng: Rễ và lá
(Radix et Folium Antidesmae Bunii). lấy rễ, rửa sạch, thái mỏng,
phơi khô. Lá thu hái quanh năm, thường dùng tươi. Quả cũng được dùng.
Thành phần hoá học chính:
Vỏ cây chứa alcaloid.
Công dụng: Quả dùng chữa
ho, sưng phổi. Hoa chữa tê thấp. Cành non, rễ dùng làm thuốc điều kinh. Vỏ
cây chữa ỉa chảy và làm thuốc bổ, chữa các chứng sản hậu. Lá dùng ngoài đắp
chữa đau đầu, chữa các vết cắn của côn trùng.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 20-40g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc
khác.
CHU SA- THẦN SA
Cinnabaris
Nguồn
gốc: Chu sa và Thần sa là một loại thuốc
có thành phần hoá học giống nhau. Loại có nguồn
gốc từ Hồ nam (Trung Quốc) được gọi
là Thần sa, được coi là loại tốt. Nước
ta phải nhập vị thuốc này từ Trung Quốc.
Thành phần
hoá học chính: Thuỷ ngân sulfua, selenua thuỷ
ngân (trong Thần sa nhiều gấp 10 lần Chu sa).
Công dụng:
An thần, chữa điên cuồng,
mất ngủ, ác mộng, dùng ngoài trị mụn nhọt.
Cách
dùng, liều lượng: Dùng trong, ngày 0,3-1g. Phối hợp trong các phương
thuốc trấn kinh, an thần, dùng dạng
hoàn tán. Các sách Y học cổ truyền ghi: Chu sa, Thần
sa uống phải dùng sống tuyệt đối, dùng lửa
có thể gây chết người (nhiệt độ cao
làm muối thuỷ ngân tan nhiều). Khi dùng thường
chế theo phương pháp thuỷ phi với nam châm nhằm
loại hết tạp sắt.
Dùng ngoài:
Nghiền thành bột bôi vào mụn nhọt.
CHUA NGÚT
Tên
khác: Cây chua meo, Cây thùn mũn, Cây phi tử.
Tên khoa
học: Embelia ribes Burn, họ Đơn nem
(Myrsinaceae). Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong
nước ta.
Bộ
phận dùng: Quả phơi hay sấy khô
Thành phần
hoá học chính: Tanin, tinh dầu, acid embelic.
Công dụng:
Dùng chữa giun đũa, giun kim, sán.
Cách
dùng, liều lượng: Nhịn ăn
tối hôm trước, sáng sớm hôm sau uống 5g bột
quả.
Ghi chú:
Một số nước dùng quả cây Embelia robusta Roxb., cây E. micrantha DC. với cùng công dụng.
CHÙM NGÂY
Tên
khác: Cải ngựa.
Tên khoa
học:
Moringa oleifera
Lamk. = Moringa pterygosperma Gaertn.m, họ Chùm ngây (Moringaceae). Cây mọc hoang nhiều ở
miền Nam
nước ta.
Bộ
phận dùng: Lá, rễ, toàn cây.
Thành phần
hoá học chính: Lá Chùm ngây chứa gôm, alcaloid, vỏ
thân có benzylamin và β-sitosterol, toàn cây có pterygospermin.
Công dụng:
Lá, cành non kích thích tiêu hoá, làm thuốc lợi sữa.
Lá già phơi khô sắc uống có tác dụng lợi tiểu
nhẹ. Dầu ép từ hạt pha loăng dùng xoa bóp chữa
tê thấp. Hạt có thể dùng làm sạch nước.
Một số địa phương dùng lá Chùm ngây non
xào cùng thịt ḅ làm thức ăn.
CHUỐI HỘT
Tên
khác: Chuối chát.
Tên khoa
học: Musa brachycarpa Back. = Musa basjoo
Sieb., họ Chuối (Musaceae). Cây
được trồng ở nhiều nơi trong nước
ta để lấy quả làm thuốc, thân cây làm thức
ăn gia súc.
Bộ
phận dùng: Củ, thân, quả, hạt.
Thành phần
hoá học chính: Tinh bột, đường,
protein.
Công dụng:
Quả chuối hột xanh chữa sỏi
đường tiết niệu. Quả chín đăi lấy
hạt phơi khô, dùng trong các bài thuốc điều trị
bệnh gút. Củ chuối hột chữa sốt cao, mê
sảng. Dịch tiết ra từ thân cây chuối hột
dùng để chữa tiểu đường. Nước
sắc lá, thân chuối hột làm thuốc lợi tiểu,
chữa phù thũng.
Cách
dùng, liều lượng: Quả chuối hột
thái mỏng, sao vàng. mỗi ngày 30-50g sắc
thành nước uống. Hạt chuối hột rang
gịn, giă nát thành bột, ngày 10-15g pha nước uống
thay trà.
CHÚT CHÍT
Tên
khác: Thổ đại hoàng, Lưỡi ḅ,
Dương đề
Tên khoa
học:
Rumex wallichii
Meissn.,
họ Rau răm (Polygonaceae). Cây mọc hoang khắp
nơi trong nước ta.
Bộ
phận dùng: Rễ củ (Radix Rumicis)
Thành phần
hóa học: anthranoid, tanin, nhựa.
Công dụng:
Thuốc nhuận tràng, tẩy, chữa táo bón, bí đại
tiện, chữa hoàng đản, mụn nhọt, hắc
lào, các loại lở ngứa, đầu có vẩy trắng,
chữa ứ huyết sưng đau.
Cách
dùng, liều lượng: Nhuận tràng 4-6g; Tẩy
6-12g, dùng dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng,
bột. Rễ, lá tươi, giă vắt lấy nước
(hoặc rễ khô ngâm cồn) bôi chữa hắc lào, tắm
ghẻ.
CÔCA
Tên khoa
học:
Erythroxylon coca
Lamk.,
họ Côca (Erythroxylaceae). Cây có nguồn gốc từ
các vùng nhiệt đới, Á nhiệt đới. Cây
được đưa vào trồng ở nước
ta từ đầu thế kỷ XX.
Bộ
phận dùng: Lá.
Thành phần
hoá học chính: Alcaloid (»2%)
là dẫn chất của N-metyl pyrrolidin (Hygrin cuscohygrin)
và dẫn xuất của pseudotropanol (cocain).
Công dụng:
Sản xuất cocain hydrochlorid làm thuốc tê tại
chỗ trong nha khoa, tai mũi họng.
Làm nguyên liệu
chế nước giải khát (coca-cola).
Chú ư:
Lá Côca và alcaloid chiết xuất từ lá là sản phẩm
gây nghiện, cocain là một trong các chất ma tuư. Có nhiều
giống côca khác nhau: Erythroxylon coca Lamk. có nguồn gốc Bolivia
và Peru
có lá dài và to. Loài Erythroxylon coca var. spruceanum Burck
trồng ở Giava (Indonexia) có lá mỏng và nhỏ, Erythroxylon
coca var. novodrannatense Morris, có lá tṛn và rộng,
đều được sử dụng không phân biệt.
CỎ DÙI TRỐNG
Flos Eriocauli
Tên khác:
Cốc tinh thảo.
Nguồn
gốc: Vị thuốc là cụm hoa phơi khô của
cây Cỏ dùi trống
(Eriocaulon
sexangulare L.), họ Cỏ
dùi trống (Eriocaulonaceae). Cây mọc hoang ở nhiều
địa phương nước ta. Vị thuốc phải
nhập một phần từ Trung Quốc.
Thành phần
hoá học chính: Carbohydrat.
Công dụng:
Chữa viêm kết mạc, chữa nhức đầu,
đau mắt, đau bụng. Chữa quáng gà, chữa
đau răng, đau họng, ngứa lở, chữa tiểu
tiện khó.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 10-16g, dạng
thuốc sắc, thường dùng phối hợp với
các vị thuốc khác.
Chú ư:
Người ta thường chia Cỏ dùi trống thành
hai loại. Cỏ dùi trống nếp có đầu cụm
hoa lơm, màu trắng ngà đến nâu nhạt. đường kính từ 0,5cm trở lên.
Cỏ dùi trống tẻ đầu cụm hoa không lơm,
màu hơi xám, kích thước bé hơn.
CỎ KỲ NHÔNG
Tên khác: Cỏ trái khế, Cây thuốc lậu.
Tên khoa học:
Sebastiana chamaelea (L.) Muell. Arg., Tragia chamaelea L.,
Microstachys chamaelea (L.) Muell. Arg., họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta.
Bộ phận dùng:
Toàn cây (Herba Sebastianae Chamaeleae), thu hái quanh nặm,
dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Thành phần hoá học chính:
Flavonoid, saponin, tanin, steroid, các phenolic acid.
Công dụng: Cỏ Kỳ
nhông có tác dụng làm se và bổ, được dùng để chữa bệnh ỉa chảy và bệnh giang
mai. Toàn cây phối hợp với các vị thuốc khác sắc uống trị ban.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 10-20g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc
khác.
CỎ LÀO
Tên
khác: Cây bơm bớp.
Tên khoa
học:
Eupatorium odoratum
L.
= Chromolaena odorata (L.) King et Robinson
, họ Cúc (Asteraceae). Cây mọc
hoang ở nhiều nơi trong nước ta.
Bộ
phận dùng: Lá, rễ.
Thành phần
hoá học chính: Tinh dầu, flavonoid, coumarin, alcaloid,
tanin...
Công dụng,
cách dùng: Nước sắc lá chữa tiêu chảy,
kiết lỵ, đau nhức xương. Chữa ho, cảm
lạnh. Lá giă nát đắp chữa mụn nhọt, các
vết loét lâu liền, cầm máu khi bị đỉa cắn,
chữa bỏng và vết thương phần mềm.
Dùng dạng nước sắc hoặc cao lỏng.
CỎ LƯỠI RẮN
Tên
khác: Tán pḥng hoa nhĩ thảo, Vương thái tô,
, Nọc sởi.
Tên khoa
học:
Oldenlandia corymbosa L. = Hedyotis corymbosa
(L.) Lamk., họ Cà phê (Rubiaceae). Cây mọc
hoang ở nhiều nơi trong nước ta.
Bộ
phận dùng: Phần trên mặt đất.
Thành phần
hoá học chính: Acid hữu cơ.
Công dụng:
Thanh nhiệt giải độc. Chữa sốt,
chữa ho, viêm họng, viêm đường tiết niệu,
chữa sốt rét, rắn cắn.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 6-12g dược liệu
khô, dùng kết hợp với các vị thuốc khác.
Chú ư:
Loài Oldenlandia diffusa (Willd.) Roxb. cũng
được dùng với cùng công dụng (xem 21. Bạch
hoa xà thiệt thảo).
CỎ MẦN TRẦU
Tên
khác: Tết suất thảo, Ngưu cần thảo.
Tên khoa
học: Eleusine indica Gaerth.,
họ Lúa (Poaceae). Cỏ mọc hoang khắp nơi
ở nước ta.
Bộ
phận dùng: Toàn cây (Herba Eleusine).
Thành phần
hóa học: Flavonoid, sitosterol.
Công dụng:
Chữa huyết áp cao, sốt cao, co giật, hôn mê, chữa
ghẻ lở, nổi mẩn, làm ra mồ hôi, mát gan.
Cách
dùng, liều lượng: 60-100g cỏ Mần
trầu rửa sạch, giă nát, thêm nước đun sôi
để nguội, gạn lấy nước, thêm
đường để uống có thể dùng tới
500g cỏ tươi, thường dùng dạng thuốc
sắc kết hợp với các vị thuốc khác.
Chú ư:
Cỏ chân vịt (Dactyloctenium aegyptium (L.) Richt.) có cụm hoa gần giống Cỏ mần
trầu chú ư tránh nhầm lẫn.
CỎ NGỌT
Tên
khác: Cỏ đường, Cúc ngọt.
Tên khoa
học:
Stevia rebaudiana
(Bert.) Hemsl.= Eupatorium
rebaudianum Bert., họ Cúc (Asteraceae).
Cây có nguồn gốc từ Paragoay được
đưa vào trồng ở một số địa
phương nước ta.
Bộ
phận dùng: Phần trên mặt đất
(Herba
Steviae).
Thành phần
hoá học chính: Lá chứa các glycosid diterpenic:
steviosid, rebaudiosid và dulcosid. Steviosid có vị ngọt gấp
150-280 lần cao hơn saccharose.
Công dụng:
Cỏ ngọt dung thay thế đường cho
các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, Cỏ
ngọt và steviosid làm giảm nhu cầu chất bột
và chất đường của cơ thể nên cũng
được sử dụng ngăn chặn quá tŕnh béo
ph́. Lá Cỏ ngọt, steviosid dùng làm chất điều
vị cho các loại trà thuốc, trà túi lọc và
được dùng trong công nghiệp thực phẩm.
CỎ NHỌ NỒI
Tên
khác: Cỏ mực, Hạn liên thảo
Tên khoa
học:
Eclipta alba
Hassk. =
Eclipta prostrata
L., họ Cúc (Asteraceae). Cây mọc
hoang khắp nơi trong nước ta.
Bộ
phận dùng: Phần trên mặt đất
(Herba
Ecliptae).
Thành phần
hoá học chính: Saponin, coumarin, alcaloid, tinh dầu,
tanin.
Công dụng:
Làm thuốc cầm máu, chữa lỵ, tiêu chảy, chữa
sốt xuất huyết, ho ra máu, chảy máu cam, nôn ra
máu, rong kinh, Chữa tiểu tiện ra máu do viêm nhiễm
mạn tính đường tiết niệu.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 10-20g, dùng
tươi hoặc phơi khô, dạng thuốc sắc,
cao, hoàn...
CỎ ROI NGỰA
Herba
Verbenae
Tên
khác: Mă tiên thảo.
Nguồn
gốc: Toàn cây bỏ rễ của cây Cỏ roi ngựa
(Verbena
officinalis
L.), họ Cỏ roi ngựa
(Verbenaceae). Cây mọc hoang khắp nơi trong nước
ta.
Thành phần
hoá học chính: Iridoid glycosid (verbenalin). Lá Cỏ roi
ngựa chứa tinh dầu gồm hơn 40 thành phần
trong đó thành phần chủ yếu là spathulenol.
Công dụng:
Chữa kinh nguyệt không thông, huyết ứ, chữa
tiểu rắt, tiểu buốt. Chữa viêm cầu thận
măn tính. Chữa viêm gan bụng chướng, viêm thận
thuỷ thũng. Chữa tắc tia sữa, lở ngứa,
làm tiêu mụn nhọt.
Cách
dùng, liều lượng: 6-12g khô (25-50g
tươi) mỗi ngày, dùng dạng thuốc sắc,
thường kết hợp với các vị thuốc
khác.
CỎ SỮA LÁ LỚN
Tên
khác: Cỏ sữa lá to. Phi dương thảo.
Tên khoa
học: Euphorbia pilulifera L. hay
Euphorbia hirta
L. , họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây mọc hoang
khắp nơi trong nước ta.
Bộ
phận dùng: Toàn cây bỏ rễ.
Thành phần
hoá học chính: Nhựa mủ trắng, sitosterol,
acid shikimic, flavonoid, tanin, đường, alcaloid...
Công dụng:
Chữa lỵ trực khuẩn, hội chứng lỵ,
tiêu chảy. Chữa viêm ruột măn do
amip.
Cách
dùng, liều lượng: 10-20g mỗi ngày, dạng
thuốc sắc, dùng kết hợp với các vị thuốc
khác.
Chú ư:
Phụ nữ có thai không dùng Cỏ sữa lá lớn.
CỎ SỮA LÁ NHỎ
Tên khoa
học:
Euphorbia thymifolia
Burm.,
họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây mọc
hoang khắp nơi ở nước ta.
Bộ
phận dùng: Toàn cây.
Thành phần
hoá học chính: Nhựa mủ, flavonoid, alcaloid,
sterol. Cỏ sữa lá nhỏ chứa tinh dầu, thành phần
chủ yếu là cymol, carvacrol.
Công dụng:
Chữa lỵ trực khuẩn, hội chứng lỵ,
đặc biệt đối với trẻ em. Chữa
đại tiện ra máu, táo bón. Có thể dùng làm thuốc
diệt sâu bọ, giă đắp chữa bệnh ngoài da.
Cách
dùng, liều lượng: Toàn cây phơi khô,
sao vàng, sắc uống, mỗi ngày 15-20g, có thể tới
50g cho trẻ em. Người lớn có thể dùng tới
100-150g.
CỐT KHÍ CỦ
Radix Polygoni cuspidati
Nguồn
gốc: Rễ phơi hay sấy khô của
cây Cốt khí củ
(Polygonum
cuspidatum Sieb. et Zucc. = Reynoutria
japonica Houtt.), họ Rau răm (Polygonaceae). Cây mọc
hoang và được trồng ở nhiều nơi
để làm thuốc.
Thành phần
hóa học: Anthranoid, chủ yếu là emodin.
Công dụng:
Trị đau xương, trừ thấp, bổ thận.
Trị mụn nhọt, mẩn ngứa, tiểu tiện
ra máu, tiểu rắt, tiểu buốt.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc
sắc, thường dung với các vị thuốc khác.
Khi dùng phải sao kỹ để giảm anthranoid, dùng
sống dễ bị tiêu chảy.
Chú ư:
Có nhiều cây mang tên “Cốt khí”, Cốt khí muồng (Cassia
occidentalis L.), Cốt khí dây (Sabia olacifolia Stapf), Cốt
khí thân trắng (Tephrosia candida DC.), Cốt khí thân tím
(Tephrosia purpurea (L.) Pers., chú ư tránh nhầm lẫn.
CỐT TOÁI BỔ
Rhizoma Drynariae
Nguồn
gốc: Thân rễ đă phơi, sấy khô của
cây Cốt toái bổ
(Drynaria
fortunei J.Sm. = Polypodium
fortunei Kze), họ Dương xỉ (Polypodiaceae). Cây mọc
hoang ở nước ta.
Thành phần
hoá học chính: Tinh bột, flavonoid.
Công dụng:
Thuốc bổ thận, trị đau
xương, đau lưng, mỏi gối, chữa dập
xương, tiêu chảy kéo dài, chảy máu răng.
Cách
dùng, liều lượng: Dùng uống hay đắp
ở ngoài. Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc hay ngâm
rượu.
Chú ư:
Một số loài thuộc chi Drynaria như cây Tắc
kè đá (Drynaria bonii Christ.), cây Ráng bay (Drynaria
quercifolia (L.) J. Sm. = Polypodium quercifolium L.), cũng
được thu hái làm thuốc.
CỦ MÀI
Rhizoma
Dioscoreae
persimilis
Tên
khác: Hoài sơn, Sơn dược.
Nguồn
gốc: Rễ củ đă chế biến khô của
cây Củ mài
(Dioscorea
persimilis Prain et Burkill), họ
Củ nâu (Dioscoreaceae). Cây mọc hoang và được
trồng ở nhiều nơi.
Thành phần
hoá học chính: Tinh bột, chất nhầy, acid
amin, chất béo.
Công dụng:
Thuốc bổ, chữa suy nhược cơ thể,
mạnh gân xương, chữa tiểu đường,
gầy yếu, di tinh, giúp tiêu hoá.
Cách
dùng, liều lượng: 12-24g mỗi ngày, dạng
thuốc sắc hay thuốc bột.
Chú ư:
Trên thực tế người ta c̣n chế biến Hoài
sơn từ một số loài khác thuộc
chi Dioscorea như
Củ cọc
(Dioscorea glabra Roxb.),
Củ cái (Dioscorea alata L.)
Củ mỡ
... tác dụng
của chúng so với Hoài sơn chưa có tài liệu khẳng
định.
CÚC HOA
Flos Chrysanthemi indici
Tên
khác: Cúc hoa vàng, Kim cúc.
Nguồn
gốc: Dược liệu là cụm hoa đă chế
biến và làm khô của cây Cúc hoa
(Chrysanthemum
indicum L.), họ Cúc (Asteraceae). Cây trồng trong nước ta
để làm thuốc.
Thành phần
hoá học: Tinh dầu, flavonoid, vitamin A, acid amin
(cholin).
Công dụng:
Thuốc chữa nhức đầu, chóng mặt,
cao huyết áp, hoa mắt, đau mắt đỏ, mắt
mờ, chảy nước mắt, đinh độc, mụn
nhọt sưng đau. Dùng để ướp chè, nấu
rượu.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 2-10g dưới dạng
thuốc sắc.
Ghi chú:
Trên thị trường c̣n dùng vị Cúc hoa (Flos
Chrysanthemi) là
cụm
hoa lấy từ cây Chrysanthemum morifolium Ramat. thường có mầu trắng
hoặc vàng nhạt, cụm hoa to hơn Cúc hoa vàng.
CÚC TẦN
Tên khoa
học:
Pluchea indica
Less., họ Cúc
(Asteraceae). Cây mọc hoang và trồng làm hàng rào.
Bộ
phận dùng: Rễ
(Radix
Plucheae), lá, cành.
Thành phần
hoá học chính: Cành, lá Cúc tần chứa tinh dầu,
acid chlorogenic, protein.
Công dụng:
Chữa cảm sốt không ra mồ hôi, nhức
đầu, thấp khớp, đau lưng, nhức
xương.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 8-16g dưới dạng
thuốc sắc.
Lá, cành non nấu
nước xông chữa cảm, tắm để chữa
ghẻ, giă nát, thêm rượu đắp chỗ đau.
Ghi chú:
Người ta c̣n dùng rễ, thân cây Cúc tần với tên
gọi Sài hồ nam.
CỬU KHỔNG
Concha Haliotidis
Tên
khác: Thạch quyết minh, Bào ngư.
Nguồn
gốc: Dược liệu là vỏ một
số loài Bào ngư (Haliotis diversicolor Reeve - Cửu
khổng bào), (Haliotis ginantea Reeve - Bàn đại
bào), (Haliotis ovina Gmelin - Dương bào), họ
Bào ngư (Haliotidae). Các loài Bào ngư này được
khai thác ở một số đảo miền Bắc
nước ta.
Thành phần
hóa học: Cửu khổng chứa các muối
vô cơ, chủ yếu là calci cacbonat.
Công dụng:
Chữa thong manh, kém mắt, chữa đau dạ dày,
cầm máu.
Cách
dùng, liều lượng: Cửu khổng
thường được nung lên, tán thành bột để
dùng, mỗi ngày 3-6g bột thuốc. 5-30g mỗi ngày dạng
nước sắc từ bột.
Chú ư:
Cửu khổng hiện nay được dùng nhiều
trong công nghệ chạm khảm đồ gỗ. Thịt
Bào ngư là loại hải sản quư, chứa nhiều
chất dinh dưỡng.
DẠ CẨM
Tên
khác: Cây loét mồm, Đất lượt.
Tên khoa
học:
Hediotis capitellata
Wall. ex G. Don= Oldenlandia
capitellata Kuntze., họ Cà
phê (Rubiaceae). Cây mọc hoang ở các vùng đồi núi khắp
nước ta.
Bộ
phận dùng: Toàn cây bỏ rễ (Herba Hedyotis
capitellatae).
Thành phần
hoá học chính: Lá có tanin, alcaloid, saponin.
Công dụng:
Chữa đau dạ dày, loét miệng, loét lưỡi.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 20-40g sắc
uống, chia làm 2-3 lần. Có thể dùng dưới dạng
cao, cồn, bột.
DÂM BỤT
Tên
khác: Bông bụt, Bụp.
Tên khoa
học:
Hibiscus
rosa-sinensis
L.,
, họ Bông
(Malvaceae). Cây mọc hoang ở nhiều nơi khắp
nước ta.
Bộ
phận dùng: Lá, hoa, vỏ rễ.
Thành phần
hoá học chính: Chất nhầy, sistosterol, alcaloid,
hoa chứa nhiều flavonoid...
Công dụng:
Lá, hoa chữa mụn nhọt sưng đau, đỏ
nóng, có mủ mà không vỡ được, chữa viêm
nhiễm đường sinh dục. Vỏ rễ chữa
lỵ, chữa kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt
ra nhiều máu, rong huyết. Hoa Dâm bụt chữa khó ngủ,
hồi hộp.
Cách
dùng, liều lượng: Lá, hoa tươi
giă nhỏ với một ít muối đắp lên mụn
nhọt đang mưng mủ, khô thuốc lại thay. Vỏ
rễ sắc với nước để uống chữa
lỵ hoặc để rửa mụn nhọt. Hoa hăm với
nước nóng uống thay chè.
DÂM DƯƠNG HOẮC
Herba Epimedii
Nguồn
gốc: Là thân mang lá phơi khô của cây Dâm
dương hoắc (Epimedum macranthum Merr. et Desne.),
Dâm dương hoắc lá h́nh tim (E. brevicornn Maxim),
Dâm dương hoắc lá mũi tên (E. sagittatum (Sieb.
et Zucc.) Maxim), họ Hoàng liên gai (Berberidaceae). Một
số loài Dâm dương hoắc mọc hoang ở vùng
núi cao nước ta. Vị thuốc phải nhập từ
Trung Quốc.
Thành phần
hoá học chính: Flavonoid, saponin, alcaloid.
Công dụng:
Chữa nam giới không có khả năng sinh hoạt
t́nh dục, lưng gối mỏi đau, gân xương
co quắp, chân tay tê bại, bán thân bất toại. Chữa
cao huyết áp trong thời kỳ măn kinh ở nữ giới.
Làm thuốc bổ thận cho người cao tuổi.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 4-12g, dạng
thuốc sắc, hoàn tán, ngâm rượu. Thường
dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
DÂU TẰM
Tên
khác: Tang.
Tên khoa
học:
Morus alba
L., họ Dâu tằm
(Moraceae). Cây được trồng khắp nơi trong
nước ta lấy lá nuôi tằm, làm thuốc.
Bộ
phận dùng: Vỏ rễ (Tang bạch b́ -
Cortex Mori). Lá (Tang diệp - Folium Mori). Cành (Tang
chi -
Ramulus Mori). Quả (Tang thầm - Fructus
Mori). Tầm gửi trên cây Dâu (Tang kư sinh -
Ramulus
Loranthi). Tổ bọ ngựa trên cây Dâu (Tang phiêu
tiêu -
Ootheca
Mantidis).
Thành phần
hoá học chính:
- Tang bạch
b́: Acid hữu cơ, tanin, pectin, flavonoid.
- Tang diệp:
Chlorophyl, flavonoid, coumarin. Tang chi chứa cellulose, tanin, flavonoid. Tang thầm chứa Anthocyan (sắc
tố màu đỏ của quả chín), đường
(glucose, fructose), vitamin B1, C,
tanin, protein và acid hữu cơ.
Công dụng,
cách dùng, liều lượng:
- Tang bạch
b́: chữa ho, ho ra máu, phù thũng, đi tiểu ít. Ngày
dùng 4-12g, dạng thuốc sắc.
- Tang diệp:
chữa cảm mạo, ho, họng đau, nhức đầu,
mắt đỏ, chảy nước mắt, phát ban,
huyết áp cao, mồ hôi trộm. Ngày dùng 4-12g, dạng
thuốc sắc.
- Tang chi: chữa
tê thấp, chân tay co quắp. Ngày dùng 20-40g, dạng thuốc
sắc.
- Tang thầm:
chữa bệnh tiểu đường, lao hạch, mắt
mờ, ù tai, thiếu máu. Nước quả Dâu cô thành
cao. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g. Liều dùng từ
12-20g.
- Tang kư
sinh: Trị các chứng phong thấp, tê bại, đau
lưng, mỏi gối. Trị động thai, đau bụng.
Ngày dùng 12-20g.
- Tang phiêu
tiêu: Chữa hư lao, đổ mồ hôi trộm, di
tinh, bạch đới, tiểu đục, đi tiểu
không nín được (tẩm rượu sao, uống
ngày 8g với nước chín). Trẻ em nổi mụn
có mủ (đốt tồn tính, tán bột, hoà với dầu
để bôi).
DẦU GIUN
Tên
khác: Cây thanh hao dại, Thổ kinh giới, Kinh giới
đất, Rau muối dại, Cỏ hôi.
Tên khoa
học:
Chenopodium ambrosioides L. = Chenopodium anthelminticum
A. Gray., họ Rau muối
(Chenopodiaceae). Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong
nước ta.
Bộ
phận dùng: Cành, lá.
Thành phần
hoá học chính: Tinh dầu, thành phần chủ yếu
của tinh dầu là ascaridol.
Công dụng:
Cất tinh dầu làm thuốc chữa giun đũa,
giun móc. Cành lá cây Dầu giun sắc lấy nước
đặc để rửa chữa viêm kẽ chân và
eczema.
Cách
dùng, liều lượng:
Uống
30-50 giọt tinh dầu chia làm 2 hay 3 lần. Cần kết
hợp với thuốc tẩy.
Chú ư:
Thuốc có độc, phải cẩn thận khi dùng.
DÂY CHIỀU
Tên khác: Chạc ch́u, Tích diệp đằng, U chạc ch́u.
Tên khoa học:
Tetracera scandens (L.) Merr. Syn.
Tetracera sarmentosa (L.) Vahl, họ Sổ (Dilleniaceae).
Bộ phận dùng: Rễ, thân.
Thành phần hóa học chính: isorhamnetin, rhamnetin.
Công dụng: Chữa phong thấp, thông tiểu, chữa kiết lỵ, đau bụng
đi ngoài ra máu, chữa vết thương lở loét.
Cách dùng, liệu lượng: Dùng trong: sắc uống ngày 40-50g, dùng
riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác, dùng ngoài (sắc đặc, nửa), chữa
vết thương, mụn nhọt.
DÂY ĐAU XƯƠNG
Caulis Tinosporae
tomentosae
Nguồn
gốc: Thân đă thái phiến phơi khô của
Dây đau xương
(Tinospora
tomentosa Miers.
= Tinospora
sinensis (Lour.) Merr), họ Tiết dê (Menispermaceae).
Cây mọc hoang nhiều nơi trong nước ta.
Thành phần
hoá học chính: alcaloid.
Công dụng:
Chữa sai khớp xương, bong gân. Chữa
xương khớp đau nhức, tê bại, đau
lưng mỏi gối do thận yếu, chấn
thương tụ máu, sốt rét kinh niên. Chữa rắn
cắn.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 10-20g, dạng
thuốc sắc. Chữa rắn cắn, lấy lá và thân
dây đau xương tươi giă nhỏ vắt lấy
nước uống, bă đắp lên vết rắn cắn.
Thường dùng kết hợp Dây đau xương với
các vị thuốc khác.
DÂY TH̀A CANH
Tên khác: Dây muôi.
Tên khoa học: Gymnema sylvestre (Retz.) R. Br ex Schult, họ
Thiên lư (Asclepiadaceae). Thường mọc trong các bờ bụi,
hàng rào ở nhiều địa phương nước
ta.
Bộ phận
dùng: Dây, lá (Caulis
et Folium Gymnemae sylvestris). Dùng tươi hay khô
dùng dần.
Thành phần hoá
học chính:
Acid hữu cơ (acid gymnemic), anthranoid, carbohydrat, nhựa.
Công dụng: Dây th́a canh kích thích tim và hệ
thống tuần hoàn, gây bài tiết nước tiểu,
làm giảm đường huyết do tăng tiết
insulin của tuyến tuỵ, làm thuốc trị phong thấp
tê bại, viêm mạch máu, bệnh trĩ và các vết
thương. Lá dùng làm thuốc dễ tiêu hoá, gây nôn. Rễ
có tác dụng gây nôn, long đờm.
Cách dùng, liều
lượng: Ngày dùng 4-10g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối
hợp với các vị thuốc khác.
Chuyển lên đầu trang
DIGITAL
Tên
khác: Dương địa hoàng.
Tên khoa
học: Digitalis purpurea L., Digitalis lanata
Ehr. và một số loài Digitalis
khác, họ Hoa mơm chó (Scrophulariaceae). Cây có trồng ở
nước ta.
Bộ
phận dùng: Lá (Folium Digitalis).
Thành phần
hoá học chính: Lá Dương địa hoàng chứa
các glycosid tim, flavonoid, saponin.
Công dụng:
Làm thuốc trợ tim trong trường hợp suy tim
nhịp không đều; làm nguyên liệu chiết xuất
các glycosid tim.
Cách
dùng, liều lượng: Bột lá: Người lớn
uống mỗi lần 0,05-0,1g, uống
3-4 lần trong ngày. Trẻ em uống mỗi lần
0,005-0,006g tuỳ theo tuổi. C̣n dùng dưới dạng
viên, cồn thuốc, nước sắc.
DỨA BÀ
Tên
khác: Thùa, Dứa Mỹ.
Tên khoa
học: Agave americana
L., họ Thùa (Agavaceae). Cây có nguồn gốc ở Bắc
và Trung Mỹ nay được trồng ở nhiều
nơi trong nước ta.
Bộ
phận dùng: Lá, rễ.
Thành phần
hoá học chính: Sapogenin steroid chủ yếu là
hecogenin và tigogenin.
Công dụng:
Sử dụng chủ yếu làm nguyên liệu bán tổng
hợp các hormon steroid.
Lá chữa
sốt, lợi tiểu; rễ chữa đau nhức,
thấp khớp. Chữa vết thương, vết loét.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 2-5g lá khô dưới
dạng thuốc sắc để uống, rễ thái mỏng,
sao hơi vàng ngâm rượu hay rượu thuốc.
Dùng lá giă nát đắp lên vết thương, vết
loét.
DỪA CẠN
Tên khoa
học: Catharanthus roseus (L.) G. Don = Vinca rosea
L., họ Trúc đào (Apocynaceae). Cây mọc hoang và
được trồng làm cảnh khắp nơi trong
nước ta.
Bộ
phận dùng: Thân, lá, rễ.
Thành phần
hoá học chính: Alcaloid (1%), gồm trên 70 chất
khác nhau, chủ yếu là vinblastin, vincaleucoblastin,
leucocristin, reserpin, ajmalicin.
Công dụng:
Cao lỏng toàn cây Dừa cạn có tác dụng hạ
huyết áp, an thần, gây ngủ.
Thân, rễ Dừa cạn làm thuốc thông tiểu tiện,
chữa chứng nước tiểu ít và đỏ, bế
kinh, có thể làm thuốc ra mồ hôi, tiêu hoá kém, chữa
lỵ cấp và mạn tính. Viên Vinca chứa alcaloid toàn
phần của thân, lá làm thuốc chữa cao huyết
áp. Rễ Dừa cạn làm nguyên liệu chiết xuất
ajmalicin. Vinblastin, vincristin chiết từ lá Dừa cạn
dưới dạng muối sulfat để tiêm chữa
ung thư, đặc biệt là bệnh bạch cầu.
DỨA DẠI
Tên
khác: Dứa gai.
Tên khoa
học: Pandanus tectorius Sol., Pandanus tonkinensis Mart.,
họ Dứa dại (Pandanaceae). Cây mọc hoang và
được trồng làm bờ rào ở nhiều
nơi.
Bộ
phận dùng: Ngọn non, rễ,
quả.
Thành phần
hoá học: Acid hữu cơ.
Công dụng:
Rễ Dứa dại chữa phù thũng, chữa
gẫy xương, chữa chứng tiểu rắt,
nước tiểu vàng đục. Ngọn non chữa sỏi
thận, chữa chứng tiểu buốt, tiểu ra
máu, chữa kinh phong trẻ em. Quả non phơi khô chữa
cao huyết áp, tiểu đường.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-16g dưới
dạng thuốc sắc, thường dùng chung với các
vị thuốc khác.
ĐẠI BI
Tên
khác: Mai hoa băng phiến, Long năo
hương, Từ bi.
Tên khoa
học:
Blumea balsamifera
DC., họ Cúc
(Asteracea). Cây mọc hoang nhiều nơi ở nước
ta.
Bộ
phận dùng: Lá, tinh dầu.
Thành phần
hoá học: Lá chứa tinh dầu, thành phần
chủ yếu là borneol, camphor. Khi cất tinh dầu lấy
riêng borneol và camphor gọi là mai hoa băng phiến hay
băng phiến đại bi.
Công dụng:
Chữa cảm sốt, ho, đầy bụng khó
tiêu.
Mai hoa
băng phiến chữa mắt kéo màng, bụng đau,
ho lâu ngày, ngạt mũi, tức ngực, cảm gió, cấm
khẩu.
Cách
dùng, liều lượng: Xông chữa cảm mạo.
Uống nước sắc 20-30g lá tươi/ngày chữa
đầy bụng, khó tiêu. Uống 0,1-0,2g
mai hoa băng phiến mỗi ngày, chia làm nhiều lần.
Ghi chú:
Băng phiến (Borneol) có thể chế được
bằng phương pháp tổng hợp hoặc cất
từ cây Long năo hương (Dryobalanops aromatica Gaertn.).
ĐẠI HOÀNG
Radix
et
Rhizoma Rhei
Nguồn
gốc: Rễ, thân rễ đă cạo vỏ
phơi khô của cây Đại hoàng (Rheum palmatum
L.), họ Rau răm (Polygonaceae) và một số loài
thuộc chi này. Vị thuốc nhập từ Trung Quốc.
Thành phần
hoá học chính: Anthranoid, tanin.
Công dụng:
Liều nhỏ có tác dụng lợi tiêu hoá, liều
cao tẩy nhẹ trong trường hợp táo bón, làm thuốc
bổ đắng cho người mới ốm dậy,
người già thiếu máu, biếng ăn.
Cách
dùng, liều lượng: Thuốc bổ 0,15-0,3g; thuốc nhuận 0,2-0,4g; tẩy
1,0-4,0g. Dạng dùng: thuốc sắc, cao, cồn, siro.
Ghi chú:
Thổ đại hoàng là cây Chút chít
(Rumex
wallichii
Meissn.), họ Rau răm (Polygonaceae). Rễ cây này cũng
có chứa anthranoid, thường được dùng làm
thuốc nhuận tràng và chữa hắc lào.
ĐẠI HỒI
Fructus Anisi stellati
Tên
khác: Bát giác hồi hương.
Nguồn
gốc: Dược liệu là quả chín
phơi khô của cây Hồi
(Illicium
verum Hook.f.), họ
Hồi (Illiciaceae). Cây Hồi có ở một số tỉnh
miền núi phía bắc nước ta, chủ yếu ở
Lạng sơn.
Thành phần
hoá học chính: Tinh dầu, trong đó thành phần
chủ yếu là anethol (80-85%).
Công dụng:
Làm gia vị, chế rượu mùi, cất tinh dầu
làm hương liệu, chế anethol làm nguyên liệu tổng
hợp hormon. Chữa đau bụng lạnh, đầy
chướng, nôn mửa.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 4-8g dạng
rượu thuốc.
Ghi chú:
Cây Hồi núi
(Illicium
griffithii Hook. et Thoms.) cho loại
quả nhiều đại hơn. Tinh dầu Hồi núi
thoảng mùi hạt tiêu. Trong Hồi núi có chất độc
nên không dùng.
ĐẠI KÍCH
Radix
Euphorbia pekinensis
Tên khoa
học: Euphorbia pekinensis Rupr, họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae). Vị thuốc phải nhập từ Trung
Quốc.
Bộ
phận dùng: rễ.
Thành phần
hoá học chính: Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
Công dụng:
Là thuốc tẩy, xổ rất mạnh, chữa
các chứng phù thũng măn, chữa nhọt độc.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 0,6-1,5g
dùng dạng bột hay viên, dùng riêng hay kết hợp với
các vị thuốc khác.
Chú ư:
Đại kích là thuốc có độc tính cao, không dùng
cho phụ nữ có thai. Khi dùng thuốc nếu có các hiện
tượng sưng chướng họng, nôn oẹ,
choáng váng, co giật... là biểu hiện ngộ độc,
phải ngừng thuốc. Không dùng phối hợp với
Cam thảo.
ĐẠI TÁO
Fructus
Ziziphi jujubae,
Fructus Zizyphi sativae
Tên
khác: Táo tàu.
Nguồn
gốc: Là quả chín đă chế biến phơi
hay sấy khô của cây Đại táo [Ziziphus jujuba
Mill. var. inermis (Bge) Rehd.] = Ziziphus mauritiana Lamk., họ Táo ta (Rhamnaceae). Vị thuốc
phải nhập từ Trung Quốc.
Thành phần
hoá học chính: Carbohydrat, protid, chất béo, vitamin
C, chất khoáng.
Công dụng:
Chữa lo âu, mất ngủ, tỳ vị hư
nhược.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 8-14g, thường
phối hợp trong các bài thuốc bổ, sắc hoặc
ngâm rượu uống.
ĐẠI THANH DIỆP
Folium
Isatidis
Nguồn
gốc: Vị thuốc là lá cây Tùng lam (Isatis
tinctoria L.), họ Cải (Brassicaceae), cây này không có ở
nước ta.
Thành phần
hoá học chính: Trong lá có glycosid (indican) thuỷ phân
cho glycose và indoxyl, chất này bị oxy hoá cho indigotin (màu
lam).
Công dụng:
Chế thuốc nhuộm màu xanh lam thường
dùng trong đông y làm thuốc chữa sốt, giải
độc, viêm lợi chảy máu...
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 10-15g lá, 0,5-1g bột.
Chú ư: Cành,
lá của nhiều cây được gọi là Đại
thanh diệp. Ví dụ: Lá cây Nghể chàm (Polygonum
tinctorium Ait.), cây Mă lam
(Baphicananthus
cusia
(Nees) Bremek.),
.
Chú ư:
Tránh nhầm lẫn lá cây Bọ mẩy
(Clerodendron
cytophyllum Turcz.) thường gọi cây Đại thanh.
ĐẠM ĐẬU SỊ
Semen
Vignae
Tên khác: Đậu
sị, Đỏ đậu sị.
Nguồn gốc:
Vị thuốc là hạt đậu đen (Vigna
cylindryca (L.) Skeels), họ Đậu (Fabaceae) đă chế
biến và phơi khô.
Thành phần hoá học
chính: Protein, lipid, glucid...
Công dụng
liều dùng: Chữa các bệnh cảm mạo,
thương hàn, sốt.Ngày dùng 12-24g dưới dạng
thuốc bột hay thuốc sắc.
Chú ư:
Chế biến đậu sị: Đậu đen rửa
sạch, ngâm nước một đêm, đồ chín, rải
đều lên nia, đợi cho ráo nước, phủ
lá chuối lên cho kín, sau 3 ngày có mốc vàng đều là
được. Hoặc vẩy nước vào đậu
cho ẩm đều, cho vào thúng, phủ bằng lá dâu tằm
cho kín, ủ cho lên mốc vàng đều, phơi khô, lặp
lại nhiều lần đến khi tất cả
đậu đều mốc vàng, lấy ra phơi khô.
ĐẠM TRÚC DIỆP
Herba
Lophatheri
Tên
khác: Cỏ lá tre, Sơn kê mễ.
Nguồn
gốc: Toàn cây cắt bỏ rễ con và phơi sấy
khô của cây Đạm trúc diệp (Lophatherum gracile
Brongn.), họ Lúa (Poaceae). Cây mọc hoang nhiều nơi ở
nước ta.
Thành phần
hoá học chính: Acid hữu cơ, tanin.
Công dụng:
Làm thuốc chữa sốt, thông tiểu, chữa
các loại bệnh nhiệt, chữa lở miệng,
lưỡi, lợi, răng sưng đau, chữa viêm
đường tiết niệu, nước tiểu
đỏ đậm, tiểu tiện ra máu. -
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-10g dưới
dạng thuốc sắc, thường dùng phối hợp
với các vị thuốc khác.
Chú ư:
- Cây Thài lài (Comelina communis L.), họ Thài lài (Commelinaceae)
cũng được dùng với tên Đạm trúc diệp.
- Phụ nữ
có thai không dùng Đam trúc diệp.
ĐAN SÂM
Radix Salviae miltiorrhizae
Nguồn
gốc: Dược liệu là rễ đă
phơi hoặc sấy khô của cây Đan sâm
(Salvia
miltiorrhiza Bunge), họ Bạc hà (Lamiaceae). Cây trồng ở Trung Quốc,
có trồng ở nước ta. Vị thuốc phải
nhập từ Trung Quốc.
Thành phần
hoá học chính: Các dẫn chất có nhóm ceton
(tansinon I, tansinon II, tansinon III ), acid hữu
cơ, vitamin.
Công dụng:
Chữa hồi hộp mất ngủ, kinh nguyệt
không đều, bế kinh, hạ tiêu kết ḥn cục,
khớp sưng đau, mụn nhọt sưng tấy.
Pḥng và điều trị đau thắt ngực, đau
nhói vùng tim do huyết ứ, thiểu năng mạch
vành.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 6-12g, dạng
thuốc sắc.
ĐẢNG SÂM
Radix Campanumoeae
Tên
khác: Pḥng đẳng sâm.
Nguồn
gốc: Rễ phơi, sấy khô của cây
Đảng sâm (Codonopsis pilosula Nannf.,
Campanumoea
javanica Blume, họ Hoa
chuông (Campanulaceae). Cây mọc hoang, được trồng
ở vùng núi cao.
Thành phần
hoá học: Saponin, đường, tinh bột.
Công dụng:
Thuốc bổ máu, tăng hồng cầu. Dùng trong bệnh
suy nhược, ăn không ngon, thiếu
máu, ốm lâu ngày, ḷi dom, sa dạ con, rong huyết.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 6-12g, có thể
đến 40g. Dạng thuốc sắc, rượu thuốc,
viên hoàn hay bột.
ĐÀO NHÂN
Semen Persicae
Nguồn
gốc: Nhân hạt đă phơi khô lấy từ
quả chín của cây Đào
(Prunus
persica (L.) Batsch.), họ Hoa hồng (Rosaceae). Cây được trồng
ở một số địa phương nước
ta để lấy quả ăn.
Thành phần
hoá học chính: Dầu béo (50%), amygdalin (3,5%), tinh dầu (0,5%), emunsin.
Công dụng:
Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh,
đau bụng kinh. Chữa chấn thương tụ
máu, chữa máu kết thành cục không tan trong bụng.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g, dạng
thuốc sắc, thường dùng kết hợp với
các vị thuốc khác.
Chú ư: Nhựa
lấy từ cây Đào chữa đi tiểu ra máu, tiểu
ra dưỡng trấp, tiểu đường. Hoa
Đào làm thuốc chữa phù thũng. Quả đào non
c̣n xanh bị rụng phơi sấy khô được gọi
là Bích đào chữa ra mồ hôi trộm, chữa ra máu
trong thời kỳ mang thai.
Không dùng
Đào nhân cho phụ nữ có thai.
ĐĂNG TÂM THẢO
Medulla Junci
Tên
khác: Cỏ bấc đèn, Bấc.
Nguồn
gốc: Vị thuốc là lơi thân phơi khô của
thân cây Bấc đèn (Juncus effusus L.), họ Bấc
(Juncaceae). Cây mọc hoang và được trồng ở
những nơi ẩm ướt trong nước ta.
Dược liệu phải nhập một phần từ
Trung Quốc.
Thành phần
hoá học chính: Carbohydrat, tinh dầu, các acid amin.
Công dụng:
Làm thuốc lợi tiểu tiện, tiêu phù thũng,
chữa vàng da, chữa sốt viêm họng, miệng
lưỡi lở loét, an thần, ho,.
Cách dùng,
liều lượng: Ngày dùng 2-8g dưới dạng
thuốc sắc hoặc thuốc bột.
ĐỊA CỐT B̀
Cortex Lycii sinensis
Nguồn
gốc: Vỏ rễ phơi sấy khô của
cây Khủ khởi
(Lycium
sinense
Mill.), họ Cà
(Solanaceae).
Thành phần
hoá học: Saponin, alcaloid.
Công dụng:
Chữa tiểu đường, uống nhiều,
đi tiểu nhiều. Chữa sốt, giải nhiệt,
ho lâu ngày, ho ra máu, đổ mồ hôi trộm, đi tiểu
ra huyết. Chữa thân thể gầy ṃn, ốm lâu suy
nhược.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 6-12g dạng thuốc
sắc hay ngâm rượu, thường dùng kết hợp
với các vị thuốc khác.
Chú ư: Quả
Khủ khởi chế biến thành vị thuốc
Câu kỷ tử.
Hiện nay
trên thị trường sử dụng vị thuốc
Hương gia b́
(Periploca
sepium Bge.)
dưới tên
Địa cốt b́.
Một số
địa phương dùng vỏ rễ cây Đại
thanh (Clerodendron cytophyllum
Turcz.), với tên Địa cốt b́ nam.
Chuyển lên đầu trang
ĐỊA DU
Radix
et Rhizoma Sanguisorbae
Tên khoa
học: Sanguisorba officinalis L., họ Hoa hồng
(Rosaceae). Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
Bộ
phận dùng: Rễ và thân rễ, toàn cây.
Thành phần
hoá học chính: Tanin, flavonoid, saponosid.
Công dụng:
Được dùng cả trong Đông y và Tây y. Tây y dùng
để cầm máu, giúp sự tiêu hoá, rửa các vết
loét. Đông y dùng để cầm máu trong các trường
hợp: nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra
máu...
Cách
dùng, liều lượng: Ngày uống 5-10g, dạng
thuốc sắc, thường kết hợp với các
vị thuốc khác. Đun nước đặc để
rửa vết thương không kể liều lượng.
ĐỊA HOÀNG
Radix
Rehmanniae glutinosae
Tên
khác: Can địa hoàng.
Nguồn
gốc: Rễ củ phơi hay sấy khô của
cây Địa hoàng (Rehmania glutinosa (Gaerth) Libosh.), họ
Hoa mơm chó (Scrophulariaceae) gọi là Sinh địa, sau
khi chế biến theo một số quy tŕnh nhất
định gọi là Thục địa.
Thành phần
hoá học chính: Rễ củ Địa hoàng
chứa iridoid glycosid, flavonoid, acid amin, caroten.
Công dụng:
Sinh địa dùng chữa ho ra máu, đổ máu cam,
băng huyết, lậu huyết, tiểu ra máu, tiểu
đường, tâm thần không yên, mất ngủ. Thục
địa làm thuốc bổ huyết, điều kinh,
chữa thận suy, chóng mặt, ù tai, râu tóc bạc sớm.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 12-40g, dạng
thuốc sắc. Địa hoàng là thành phần có trong
các bài thuốc Bát vị, Lục vị, Thập toàn
đại bổ, Hoàn hà xa đại tạo...
ĐỊA LIỀN
Tên
khác: Sơn nại, Tam nại.
Tên khoa
học: Kaempferia galanga L., họ Gừng
(Zingiberaceae). Cây mọc hoang và được trồng ở
nhiều địa phương nước ta.
Bộ
phận dùng: Thân rễ (Rhizoma Kaempferiae)
thái lát, phơi sấy khô, lá.
Thành phần
hoá học: Thân rễ chứa nhiều tinh dầu,
thành phần chủ yếu là acid p-methoxy ethylcinamat, tinh bột.
Công dụng:
- Thân rễ giúp tiêu hoá, chữa ăn
uống khó tiêu, đau dạ dày, chữa cao huyết áp,
hen suyễn. Dùng ngoài làm thuốc xoa bóp, chữa tê thấp,
ngực, bụng lạnh đau.
- Lá giă nát,
hơ nóng đắp chữa tê thấp.
Cách
dùng, liều lượng: Uống mỗi ngày
4-8g dạng sắc hoặc hoàn tán, ngâm cồn xoa bóp.
Thường phối hợp Địa liền với
các vị thuốc khác.
ĐỊA LONG
Tên
khác: Khâu dẫn, Giun đất.
Nguồn
gốc: Vị thuốc là toàn thân bỏ ruột
phơi khô của con Giun đất
(Pheretima sp.), họ
Cự dẫn (Megascolecidae). Nước ta có nhiều loài
giun đất được sử dụng làm thuốc.
Thành phần
hoá học chính: Chất béo, acid amin.
Công dụng:
Dùng theo kinh nghiệm dân gian để chữa sốt
rét, sốt, ho hen do tác dụng làm dăn phế quản. Dùng
chữa bệnh cao huyết áp, cứng mạch máu, nhức
đầu.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g dưới
dạng thuốc sắc hoặc 2-4g dưới dạng
thuốc bột.
ĐINH HƯƠNG
Flos
Caryophylii
Nguồn
gốc: Dược liệu là nụ hoa
đă phơi khô của cây Đinh hương (Syzygium
aromaticum (L.) Merill et L.M. Perry) = (Eugenia caryophylata
Thunb.), họ Sim (Myrtaceae). Dược liệu phải
nhập từ Trung Quốc.
Thành phần
hoá học: Tinh dầu, trong đó 70-80% eugenol.
Công dụng:
Chữa viêm nhiễm đường hô hấp
như viêm xoang, hắt hơi, sổ mũi. Kích thích tiêu
hoá, chữa đau bụng lạnh, đầy hơi, nấc,
nôn, thổ tả. Chữa phong thấp, đau
xương, nhức mỏi, chân tay lạnh. Tinh dầu
làm thuốc sát trùng, diệt tuỷ răng và chế
eugenat kẽm là chất hàn răng tạm thời.
Đinh
hương dùng làm gia vị trong thực phẩm và
hương liệu như chế nước hoa, pha
rượu mùi, ướp thơm thuốc lá..
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 1-4g, dùng riêng hoặc
phối hợp trong các bài thuốc sắc, bột, hoàn
hoặc ngâm rượu.
ĐINH LĂNG
Radix
Polysciacis
Tên
khác: Cây gỏi cá.
Tên khoa
học: Polyscias fruticosa Harms = Tieghemopanax
fruticosus Vig. = Panax fruticosum L., họ Ngũ gia
(Araliaceae). Cây được trồng làm cảnh, làm thuốc.
Bộ
phận dùng: Rễ, thân, cành, lá.
Thành phần
hoá học chính: Saponin triterpenic.
Công dụng:
Chữa cơ thể suy nhược, tiêu hoá kém, sốt,
sưng vú, ít sữa, nhức đầu, ho, ho ra máu, thấp
khớp, đau lưng.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 1-6g rễ hoặc
30-50g thân, cành dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc
ngâm rượu. Lá tươi (50-100g) nấu cháo để
ăn, lợi sữa, giă đắp chữa vết
thương, mụn nhọt, lá c̣n dùng để ăn gỏi cá.
Đ̀NH LỊCH
Tên khoa
học: (Lepidium apetalum Willd. = Lepidium micranthum
Lebour.), họ Cải (Cruciferae) Dược liệu
nhập từ Trung Quốc.
Bộ phận dùng: Hạt
- Đ́nh lịch tử (Semen Lepidii seu Descurainiae),
lá, rễ.
Công dụng:
Làm thuốc chữa ho nhiều đờm, hen, làm
thuốc lợi tiểu, giảm phù.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 3-10g dùng dưới
dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với
các thuốc khác.
Ghi chú:
Cây Tề thái (Capsella bursa-pastoris Medik.), họ Cải
(Brassicaceae), và cây Đay (Corchorus spp.), họ
Đay (Tiliaceae) cũng được gọi là
Đ́nh lịch - Chú ư tránh nhầm lẫn.
ĐƠN ĐỎ
Tên
khác: Đơn lá đỏ, Đơn tía,
Đơn mặt trời.
Tên khoa
học:
Excoecaria bicolor
Hass, Excoecaria
cochichinensis Lour, Excoecaria orientalis Pax. et Hoffm, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Cây được trồng làm thuốc, làm cảnh ở
nhiều địa phương nước ta.
Bộ
phận dùng: Lá, rễ.
Thành phần
hoá học chính: Flavonoid, saponin, coumarin, anthranoid,
tanin.
Công dụng:
Đơn đỏ chữa mụn nhọt, mẩn
ngứa, chữa dị ứng, chữa tiêu chảy lâu
ngày. Chữa đại tiện ra máu, kiết lỵ ở
trẻ em. C̣n được dùng chữa sởi, quai bị,
viêm amidan, đau ngực, đau thận, đau cơ
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 10-20g, sắc uống
độc vị hoặc phối hợp trong các
phương thuốc tiêu độc.
ĐỖ TRỌNG
Cortex
Eucommiae
Nguồn
gốc: Vỏ thân đă phơi hay sấy khô
của cây Đỗ trọng (Eucomia ulmoides
Oliv.), họ Đỗ trọng (Eucomiaceae). Nước
ta có trồng được cây này ở một số
vùng núi cao, có khí hậu mát. Dược liệu chủ yếu
nhập của Trung Quốc.
Thành phần
hoá học chính: Nhựa, tinh dầu.
Công dụng:
Thuốc bổ thận, gân cốt, chữa đau
lưng, mỏi gối, di tinh, đi tiểu đêm nhiều
lần, liệt dương, phụ nữ khó có thai,
động thai. Chữa cao huyết áp.
Cách
dùng, liều lượng: 5-12g mỗi ngày dạng
thuốc sắc, ngâm rượu hay cao lỏng.
Ghi chú:
Hiện nay trên thị trường có nhiều vị thuốc
mang tên Đỗ trọng nam, là vỏ thân của một
số cây khi bẻ ra có các sợi tơ màu trắng, ví dụ
cây Đỗ trọng nam (Parameria glandulifera Benth.), họ
Trúc đào (Apocynaceae), Vỏ cây San hô (Jatropha
multifida L.), vỏ cây Cao su (Hevea brasilensis (HBK.)
Muell.-Arg.), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
ĐỘC HOẠT
Radix
Angelicae
Nguồn
gốc: Vị thuốc có nguồn gốc rất
phức tạp, thường là rễ của
cây Độc hoạt thuộc chi Angelica, họ Cần (Apiaceae).
Cây thích hợp ở vùng khí hậu mát, nước ta có
trồng cây này. Dược liệu chủ yếu nhập
từ Trung Quốc.
Thành phần
hoá học chính: Tinh dầu, coumarin.
Công dụng:
Chữa phong thấp, thân ḿnh đau nhức.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 6-12g phối hợp
trong các bài thuốc trừ phong thấp.
Chú ư:
Một số loài thuộc họ Ngũ gia cũng
được dùng dưới tên Độc hoạt.
ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
Cordyceps
Tên
khác: Trùng thảo, Hạ thảo Đông trùng.
Tên khoa
học: Cordyceps sinensis (Berk) Sacc., họ Nhục toà khuẩn
(Hypocreaceae), thuộc bộ Nang khuẩn (Ascomycetes).
Là giống nấm mọc kư sinh trên sâu, nấm và sâu hợp
sinh với nhau, mùa đông con sâu non nằm dưới
đất, nấm phát triển, hút chất trong con sâu
làm sâu chết. Đến mùa hạ nấm, mọc chồi
khỏi mặt đất, nhưng gốc vẫn dính
vào đầu sâu.
Thành phần
hoá học chính: Protein, acid hữu cơ...
Công dụng:
Thuốc bổ, chữa thần kinh suy nhược, chữa
ho, bổ tinh khí, chữa đau lưng, bổ thận.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 6-12g dùng dạng
rượu thuốc.
Chú ư:
Ở Việt Nam
có sử dụng con sâu sống trong thân cây Chít (Thysanoloena
maxima O. Kuntze), họ Lúa (Poaceae) với tên Đông trùng
hạ thảo.
ĐƯƠNG QUY
Tên khoa
học: Angelica sinensis (Oliv.) Diels, họ
Cần (Apiaceae).
Bộ
phận dùng: Rễ đă phơi hay sấy khô (Radix
Angelicae sinensis). Đương quy được
phân thành nhiều loại, phần đầu của rễ
chính được gọi là quy đầu có đầu
tù và tṛn, quy thân là rễ đă loại bỏ phần
đầu và đuôi, quy vĩ là rễ phụ và rễ
nhánh.
Thành phần
hoá học chính: Tinh dầu, coumarin, acid hữu
cơ, acid amin, sterol...
Công dụng:
Chữa các chứng đau đầu, đau lưng do
thiếu máu, điều hoà kinh nguyệt. Làm thuốc giảm
đau, chống co giật, làm ra mồ hôi, kích thích ăn ngon cơm.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 10-20g dạng thuốc
sắc.
Chú ư:
Dược điển Việt nam quy định loài Angelica
acutiloba (Sieb. et Zucc.) Kitagawa là Đương qui di thực.
GẤC
Tên khoa
học: Momordica cochinchinensis (Lour) Spreng, họ
Bí (Cucurbitaceae). Cây mọc hoang và được trồng
nhiều nơi ở nước ta.
Bộ
phận dùng: Màng hạt, nhân hạt (Mộc miết
tử - Semen Momordicae), rễ (Pḥng kỷ nam),
dầu. Thu quả chín, lấy hạt c̣n màng màu đỏ,
phơi hoặc sấy nhẹ đến se màng, tách riêng
màng để chiết dầu.
Thành phần
hoá học chính: Màng hạt gấc có dầu chứa
b-caroten, nhân hạt gấc
có men phosphatase, peroxydase.
Công dụng:
- Dầu Gấc dùng bôi lên các vết thương
cho chóng lên da non.
- Nhân hạt
gấc dùng ngoài có tác dụng tiêu sưng,
chữa mụn nhọt, ghẻ lở, chữa trĩ,
chữa sốt rét có báng, dùng nhân hạt gấc giă với
rượu đắp chữa ung nhọt, sưng vú,
tràng nhạc.
-Rễ gấc
có tác dụng lợi tiểu, chữa tê thấp.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g dưới
dạng thuốc sắc, dùng riêng hay kết hợp với
các vị thuốc khác.
Chuyển lên đầu trang
GỐI HẠC
Tên
khác: Đơn gối hạc, Cây mũn.
Tên khoa
học: Leea rubra Blume, họ Gối hạc (Leeaceae),
cây mọc hoang ở nhiều vùng núi nước ta.
Bộ
phận dùng: Rễ.
Công dụng:
Chữa tê thấp, đau nhức khớp xương,
đau bụng rong kinh, yếu mệt sau khi đẻ.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 10-16g dạng thuốc
sắc, thuốc bột hoặc ngâm rượu uống,
thường sử dụng trong các bài thuốc, phối
hợp với các vị thuốc khác.
GỪNG
Tên khoa
học: Zingiber officinale Rose, họ Gừng
(Zingiberaceae). Là cây trồng lâu đời ở nước
ta.
Bộ
phận dùng: Thân rễ. Gừng tươi
được gọi là Sinh khương (Rhizoma
Zingiberis Recens). Gừng khô gọi là Can
khương (Rhizoma Zingiberis Praeparata).
Thành phần
hoá học chính: Tinh dầu, tinh bột.
Công dụng:
Gừng tươi chữa cảm lạnh, nhức
đầu, ngạt mũi, ho có đờm, nôn mửa, bụng
đầy trướng, làm gia vị, làm mứt, cất
tinh dầu làm thuốc. Gừng khô chữa đau bụng
lạnh, ăn kém tiêu, tiêu chảy, ho
suyễn và thấp khớp...
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 2-10g, sắc hoặc
hoàn tán, thường phối hợp với các vị thuốc
khác. Có nhiều giống Gừng khác nhau, giống có thân
rễ to gọi là “Gừng trâu” chủ yếu trồng
để làm mứt, giống có thân rễ nhỏ gọi
là “Gừng gié” có vị cay hơn thường dùng làm thuốc.
HẠ KHÔ
THẢO
Spica Prunellae
Nguồn gốc:
Cụm quả đă phơi hay sấy khô của cây Hạ khô thảo
(Prunella
vulgaris L.), họ Bạc hà (Lamiaceae). Cây mọc ở
những vùng núi cao của nước ta. Dược liệu phải nhập một phần từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính:
Alcaloid, saponin.
Công dụng:
Chữa sưng vú, lao hạch, bướu cổ, đau mắt, viêm tử cung,
viêm gan, cao huyết áp, ngứa, hắc lào, vẩy nến.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 8-16g dạng thuốc sắc, thường dùng phối
hợp với các vị thuốc khác.
Ghi chú:
Hạ khô thảo nam là cành mang lá, hoa của cây cải trời (Blumea
subcapitata DC.), họ Cúc (Asteraceae).
HÀ THỦ
Ô ĐỎ
Radix Fallopiae multiflorae
Nguồn gốc:
Rễ đă phơi khô của cây Hà thủ ô đỏ, c̣n gọi là Dạ giao
đằng (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson
= Polygonum
multiflorum Thunb.), họ Rau răm (Polygonaceae). Cây mọc
hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta.
Thành phần hoá học chính:
Anthranoid, tanin, lecithin.
Công dụng:
Bổ máu, trị thần kinh suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh
niên, thiếu máu, đau lưng, mỏi gối, di mộng tinh, bạch đới, đại tiểu tiện ra
máu, sớm bạc tóc, mẩn ngứa.
Cách dùng, liều lượng:
12-20g một ngày, dạng thuốc sắc, thuốc bột, rượu
bổ. Trước khi dùng phải chế biến, phụ liệu chính để chế biến Hà thủ ô đỏ là
đậu đen.
Chuyển lên đầu trang
HÀ
THỦ Ô TRẮNG
Tên khác: Dây sữa ḅ,
cây sừng ḅ.
Tên khoa học:
Streptocaulon juventas (Lour.) Merr., họ Thiên lư
(Asclepiadaceae). Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta.
Bộ phận dùng:
Rễ, lá.
Thành phần hoá học chính:
Glycosid tim, alcaloid, các hợp chất flavonoid, tinh bột.
Công dụng: Rễ làm thuốc
bổ máu, bổ gan thận, dùng sống làm thuốc thanh nhiệt, giải độc, chữa cảm sốt.
Lá sắc uống chữa tiểu rắt, tiểu buốt, đun nước tắm, rửa chữa lở ngứa.
Cách dùng, liều lượng:
Mỗi ngày 12-20g dạng nước sắc.
Chú ư: Một số cây dễ
nhầm với Hà thủ ô trắng: Dây càng cua (Cryptolepis buchanani Roem. et
Schult, họ Thiên lư (Asclepiadaceae), Cây Mác chim (Amalocalyx
microlobus Pierre ex Spire), họ Trúc đào (Apocynaceae).
HẢI LONG
Nguồn gốc:
Toàn thân bỏ ruột phơi khô
của một số loài Hải long
(Syngnathoides biaculeatus
Bloch, Syngnathus acus L., Solenograthus hardwichii Gray.), họ
Hải long (Syngnathidae). Một số địa phương vùng biển miền Trung nước ta
có khai thác các loài Hải long làm thuốc.
Thành phần hoá học:
Protid, lipid.
Công dụng: Thuốc bổ,
kích thích sinh dục, chữa liệt dương, phụ nữ khó mang thai, đau lưng mỏi gối,
báng bụng. Dùng ngoài chữa đinh độc, u nhọt.
Cách dùng, liều lượng:
4-10g một ngày. Dạng thuốc sắc, bột, ngâm rượu, thuốc hoàn.
HẢI SÂM
Tên khác:
Dưa biển, Sâm biển, Đỉa biển.
Tên khoa học:
Holothuria spp., họ Hải sâm (Holothuriae). Hải
sâm là động vật không xương sống, sống ở biển. Có nhiều loài Hải sâm khác
nhau, hai loài phổ biến thường dùng là Hải sâm đen (Holothuria vagabunda)
có thân màu đen và Hải sâm trắng (Holothuria scabra) có lưng xám,
bụng trắng.
Bộ phận dùng:
Toàn con, bỏ ruột rửa sạch, phơi sấy khô.
Thành phần hoá học chính:
Protid, lipid, vitamin.
Công dụng:
Là thực phẩm cao cấp giàu dinh dưỡng, chữa lao phổi, gan
thận yếu, có tác dụng làm giảm huyết áp. Holothurin và một số chất chiết từ
Hải sâm có tác dụng ức chế sự phân chia tế bào, được sử dụng để ngừa ung thư.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày có thể dùng tới 50g dưới dạng các món ăn.
Hải sâm được thuỷ phân bằng men, kết hợp với các vitamin, tạo chế phẩm dạng
viên nang AMOPVITA - Hải sâm.
HẮC CHI
MA
Semen Sesami
Tên khác:
Hạt vừng đen, Mè, Hồ ma.
Nguồn gốc:
Hạt già phơi khô của cây Vừng (Sesamum
indicum DC. = Sesamum orientale L.), họ Vừng
(Pedaliaceae). Cây được trồng ở nhiều địa phương để lấy hạt làm thực phẩm.
Thành phần hoá học chính:
Dầu béo (50%), carbohydrat, protein (20%).
Công dụng:
Chữa suy nhược cơ thể, nhuận tràng, chữa táo
bón kéo dài. Làm thuốc bổ thận, bổ khí huyết, chữa can thận yếu, váng đầu
hoa mắt, tê bại chân tay. Hạt vừng được sử dụng nhiều trong các chế độ ăn
kiêng cho người lớn tuổi.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc, hoàn, tán,
thường dùng kết hợp với các vị thuốc khác.
Chuyển lên đầu trang
HÀNH
Bulbus Allii fistulosi
Tên khác: Thông
bạch
Tên khoa học:
Alium fistulosum L., họ Hành (Liliaceae). Cây
được trồng khắp nơi làm gia vị và làm thuốc.
Bộ phận dùng: Củ
(ḍ), lá.
Thành phần hoá học chính:
Tinh dầu, acid hữu cơ.
Công dụng: Chữa
các triệu chứng lạnh chân tay, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, chữa quai bị,
làm àm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu, làm thuốc sát trùng, chữa đau răng, chữa
tê thấp, chữa cảm mạo, nhức đầu...
Cách dùng, liều lượng:
Mỗi lần có thể dùng 30-60g dùng dạng nước sắc hay ép lấy
nước uống.
Chuyển lên đầu trang
HẬU PHÁC
Cortex Cinnamomi
Nguồn gốc:
Dược liệu là vỏ đă phơi khô của Cây chành
chành (Cinnamomum liangii Allen.) hoặc Cây de (Cinnamomum sp.)
họ Long năo (Lauraceae). Cây mọc hoang ở các vùng núi nước ta.
Bộ phận dùng:
Vỏ rễ và vỏ thân.
Thành phần hoá học chính:
Tinh dầu.
Công dụng:
Chữa đầy bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, tả, lỵ,
đau dạ dày, viêm đại tràng măn.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-20g dạng thuốc sắc. Phụ nữ có thai
không được dùng.
Ghi chú: Hậu phác
nam c̣n là vỏ của cây Vối rừng
(Eugenia
jambonala Lamk.), mọc hoang ở
vùng núi nước ta.
Hậu phác bắc (Cortex Magnolia
officinalis) là vỏ cây Magnolia officinalis var. biloba
Red. et Wils., họ Ngọc lan.
HỒ ĐÀO
Semen Juglandis.
Tên khác:
Hạt óc chó, Hạnh đào, Lạc tây.
Nguồn gốc:
Hạt già phơi khô của cây Hồ đào (Juglans
regia L.), họ Hồ đào (Judlandaceae). Cây mọc hoang và được trồng
ở một số tỉnh phía Bắc nước ta.
Thành phần hoá học chính:
Dầu béo, protein.
Công dụng:
Làm thuốc bồi dưỡng cơ thể. Chữa ho, trừ đờm,
dùng cho người lao lực sinh ho, hen, suyễn, lưng đau mỏi, chân yếu, làm đen
tóc, lợi tiểu tiện, chữa trĩ.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 10-30g, dạng thuốc sắc.
Ghi chú:
Lá và vỏ quả Hồ đào có tác dụng hồi phục chức
năng và sát trùng, được dùng để trị herpes, eczema, lao hạch.
HOÀNG
BÁ
Cortex Phellodendri
Nguồn gốc:
Vỏ thân, vỏ cành già đă cạo bỏ lớp bần, phơi
khô của cây Hoàng bá (Phellodendron chinense Schneid.), họ
Cam (Rutaceae). Cây được trồng ở một số địa phương nước ta. Dược liệu
chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính:
Alcaloid, chủ yếu là berberin, palmatin, phellodendrin...
Công dụng: Chữa
viêm màng năo, viêm phổi, viêm tai giữa có mủ, viêm xoang hàm mạn tính. Chữa
viêm âm đạo do trùng roi, phụ nữ khí hư, kiết lỵ, tiêu chảy. Chữa di tinh,
tiểu đục. Chữa viêm gan cấp tính, sốt, bụng trướng, đau vùng gan, tiểu tiện
đỏ. Chữa cao huyết áp, suy nhược tâm thần.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-16g, dạng thuốc sắc, rượu thuốc.
HOÀNG BÁ NAM
Cortex Oroxyli
Tên khác:
Vỏ Núc nác.
Nguồn gốc:
Vị thuốc là vỏ thân đă phơi hay sấy khô của
cây Núc nác
(Oroxylon
indicum Vent.), họ Chùm ớt (Bignoniaceae). Cây
mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi khắp nước ta.
Thành phần hoá học chính:
Flavonoid, alcaloid.
Công dụng:
Chữa vàng da, mẩn ngứa, ban sởi, viêm họng,
ho, đau dạ dày. Trong dân gian dùng Hoàng bá nam (Cortex Oroxyli)
thay thế vị thuốc Hoàng bá (Cortex Phellodendri).
Cách dùng, liều lượng:
Ngày 8-16g, dạng thuốc sắc, hoàn tán, thường
dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Ghi chú:
Hạt Núc nác cũng là vị thuốc, có tên là Mộc hồ
điệp, có tác dụng chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, đau dạ dày.
Chuyển lên đầu trang
HOÀNG CẦM
Cortex Scutellariae
Nguồn gốc: Dược
liệu là rễ khô của cây Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georg.
= Scutellaria macrantha Fisch.);
Scutellaria lanceolaria Miq., họ Bạc hà (Lamiaceae). Nước
ta có trồng cây này, dược liệu phải nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính:
Các flavonoid (baicalin, scutellarin), tinh dầu.
Công dụng:
Chữa hen phế quản, chữa sốt, chữa viêm loét dạ dày tá
tràng và viêm ruột cấp tính. Chữa viêm gan virus cấp và viêm gan virus mạn
tính, chữa viêm cầu thận cấp tính, chữa chứng mất ngủ, nhức đầu của bệnh cao
huyết áp.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày 4-16g, dạng thuốc sắc, dạng cồn thuốc hoặc
bột.
HOÀNG
ĐẰNG
Radix et Caulis Fibraurea
Tên khác:
Hoàng liên đằng, Dây vàng giang.
Nguồn gốc:
Vị thuốc là thân già và rễ phơi khô của cây Hoàng đằng (Fibraurea
recisa Pierre hay F. tinctoria Lour.), họ Tiết dê (Menispermaceae).
Cây mọc hoang nhiều ở các vùng rừng, núi phía Bắc nước ta.
Thành phần hoá học
chính: Alcaloid, chủ yếu là palmatin
Công dụng:
Làm giảm viêm, chữa viêm ruột, viêm bàng quang, viêm
gan, đau mắt, mụn nhọt, sốt nóng, kiết lỵ, hồi hộp, mất ngủ. Làm nguyên liệu
chiết palmatin.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày 6-12g, dạng thuốc sắc.
Chú ư: Một số tỉnh miền
núi phía nam các lương y sử dụng thân cây Cyclea bicristata (Girff.)
Diels., họ Tiết dê với tên gọi Hoàng đằng hay Hoàng đằng lá to với công dụng
tương tự Hoàng đằng.
HOÀNG KỲ
Radix Astragali
Nguồn gốc: Vị thuốc là
rễ đă phơi hay sấy khô của cây Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus Bge.)
hoặc Hoàng kỳ Mông cổ (Astragalus mongholicus Bge), họ Đậu (Fabaceae).
Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính:
Flavonoid, Coumarin.
Công dụng:
Chữa tiểu đường, tiểu đục, tiểu buốt, lở loét, phù thũng,
phong thấp, cơ thể suy nhược, mụn nhọt, vết thương khó lên da non .
Cách dùng, liều lượng:
6-12g một ngày, có thể tới 40-80g, dạng thuốc sắc
hoặc thuốc cao.
Ghi chú: Hoàng kỳ nam
là rễ Cây vú chó
(Ficus
heterophyllus L.), họ Dâu tằm (Moraceae) cần
chú ư phân biệt.
HOÀNG
LIÊN
Rhizoma Coptidis
Nguồn gốc:
Thân rễ đă phơi hay sấy khô của cây Hoàng liên chân gà (Coptis
teeta Wall.) và một số loài Hoàng liên khác (Coptis teetoides
C.Y.Cheng., Coptis chinensis Fronclo.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae).
Vùng núi cao nước ta có một số loài Hoàng liên. Vị thuốc chủ yếu c̣n phải
nhập.
Thành phần hoá học chính:
Alcaloid, chủ yếu là berberin, palmatin, columbamin...
Công dụng: Hoàng liên
là thuốc bổ đắng, chữa tiêu hoá kém, viêm loét dạ dày. Chữa lỵ, viêm ruột,
ung nhọt, lở ngứa, miệng lưỡi lở, thổ huyết, chảy máu cam, trĩ. Dịch chiết
Hoàng liên nhỏ vào mắt chữa đau mắt đỏ.
Cách dùng, liều lượng:
2-12g một ngày, dạng thuốc sắc, cao lỏng, thường
dùng kết hợp với các vị thuốc khác.
Ghi chú:
Xem thêm các loài Hoàng liên khác.
Chuyển lên đầu trang
HOÀNG
LIÊN GAI
Tên khác: Hoàng mộc.
Tên khoa học:
Berberis wallichiana DC., họ Hoàng liên gai (Berberidaceae). Cây mọc
hoang, trồng ở nhiều vùng núi cao.
Bộ phận dùng: Rễ, thân
cắt ngắn, phơi sấy khô.
Thành phần hoá học chính:
Alcaloid, chủ yếu là berberin, palmatin, columbamin...
Công dụng: Hoàng liên
gai là thuốc bổ đắng, chữa tiêu hoá kém, viêm loét dạ dày. Chữa lỵ, viêm
ruột, ung nhọt, lở ngứa, miệng lưỡi lở, chảy máu cam, trĩ. Rễ ngâm rượu uống
để làm thuốc bổ chữa lưng gối yếu mỏi, chữa các triệu chứng của huyết áp cao
như hoa mắt, nhức đầu, chóng mặt, dùng thay Hoàng liên, Hoàng bá.
Cách dùng, liều lượng:
2-12g một ngày, dạng thuốc sắc, cao lỏng, thường dùng kết hợp với các vị
thuốc khác.
HOÀNG LIÊN Ô RÔ
Tên khác: Thập đại công
lao, Cây Mă hồ, Cây Mật gấu.
Tên khoa học:
Mahonia nepalensis DC., Mahonia bealei
(Fort.) Carr., Mahonia japonica (Thunb.) DC., họ Hoàng liên gai
(Berberidaceae). Cây mọc hoang ở vùng núi cao lạnh, ở nước ta như Lâm Đồng,
Lào Cai.
Bộ phận dùng: Lá,
thân, rễ và quả (Folium, Caulis, Radix et Fruictus Mahoniae).
Thành phần hoá học chính:
Thân, lá chứa Berberin, trong rễ và cây chứa alcaloid
umbellatin và nephrotin.
Công dụng: Chữa
ho lao, sốt cơn, khạc ra máu, lưng gối yếu mỏi, chóng mặt ù tai, mất ngủ.
Chữa lỵ, ăn uống không tiêu, vàng da, đau mắt.
Cách dùng, liều lượng:
Dùng lá khô hay quả 8-12g sắc uống hay phối hợp với các vị thuốc khác.
HOÀNG
NÀN
Cortex Strichi wallichianae
Tên khác: Vỏ
doăn.
Nguồn gốc: Vỏ
thân, vỏ cành phơi hay sấy khô của cây Hoàng nàn
(Strychnos
wallichiana Steud. ex DC.), họ Mă tiền (Loganiaceae).
Thành phần hoá học chính:
Alcaloid trong đó chủ yếu là strychnin và brucin.
Công dụng: Chữa
phong thấp, chữa bệnh ngoài da, lở, ngứa.
Cách dùng, liều lượng:
Liều uống tối đa một lần 0,1g, liều trong 24giờ 0,4g. Không dùng quá liều.
Thuốc độc bảng A. Hoàng nàn c̣n dùng để chiết strychnin.
Chú ư: Hạt của
cây Hoàng nàn cũng được dùng với tên gọi hạt Mă tiền.
HOÀNG
TINH
Rhizoma Polygonati
Tên khác: Củ cây cơm
nếp.
Nguồn gốc: Dược
liệu là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Hoàng tinh (Polygonatum
kingianum Coll et Hemsl., Polygonatum sibiricum Red.,
Polygonatum multiflorum L. ...), họ Thiên môn (Asparagaceae). Cây mọc
hoang ở những nơi rừng ẩm ở các tỉnh miền Bắc.
Thành phần hoá học:
Chất nhầy, tinh bột, đường.
Công dụng: Chữa
ho lâu ngày, ho khan, làm mạnh gân cốt.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 12-16g, dạng thuốc sắc, thuốc bột, dùng riêng
hay phối hợp với các thuốc khác.
Chú ư: Củ Hoàng
tinh hay Củ dong thường bán ở chợ là thân rễ cây Maranta arundinacea
L. chỉ dùng làm thực phẩm hay làm tá dược, không làm thuốc.
HOẠT THẠCH
Talcum
Tên khác: Hoạt thạch phấn.
Nguồn gốc: Vị thuốc là khoáng chất có thành phần chủ yếu là
magnesi silicat có ít sắt oxyt và nhôm oxyt. Quặng này có ở nhiều địa phương
vùng núi nước ta.
Thành phần hoá học chính: Magnesi silicat.
Công dụng: Dùng trong Đông y chữa sốt, lợi tiểu, chữa bệnh
khát. Trong Dược học hiện đại dùng bột talcum làm phấn rôm, bao thuốc viên,
phấn bôi mặt.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10-15g, dạng thuốc sắc hoặc
bột. Thuốc viên 1-2g.
HOẮC HƯƠNG
Folium Pogostemi
Nguồn gốc : Lá phơi hay sấy khô của cây Hoắc hương
(Pogostemon
cablin (Blanco) Berrth.), họ Bạc hà (Lamiaceae). Cây được trồng ở nhiều
địa phương nước ta.
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu (ít nhất 1,2%).
Công dụng: Chữa cảm mạo, nhức đầu, đau ḿnh mẩy, sổ mũi, đau
bụng tiêu chảy, ăn uống không tiêu.
Cất tinh dầu: Tinh dầu hoắc hương là hương liệu quư.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc hăm hay bột.
Chú ư: Một số tỉnh (Nghệ An, Sơn La, Lào Cai...) có
loài Hoắc hương núi (Agastache rugosus (Fisch. et Mey.) O. Ktze =
Lophanthus rugosus Fisch. et Mey.) Phần trên mặt đất (Herba
Agastachis) dùng để chữa đau bụng, nôn mửa, chữa đi ngoài, ăn không
tiêu, nhức đầu, cảm sốt...
HOÈ
Tên khoa học:
Styphnolobium japonicum (L.)
Schott = Sophora japonica L., họ Đậu (Fabaceae). Cây được trồng ở
nhiều địa phương nước ta.
Bộ phận dùng: Nụ hoa chưa nở phơi hay sấy khô (Hoè hoa -
Flos Styphnolobii japonici = Flos Sophorae japonicae = Flos Sophorae
Immaturus)
- Quả hoè (Hoè giác -
Fructus Styphnolobii japonici).
Thành phần hoá học chính:
Flavonoid, chủ yếu là rutin.
Công dụng, cách dùng:
Nụ hoa hoè sao đen chữa xuất huyết, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết. Nụ
hoa sống chữa cao huyết áp, đau mắt. Ngày 8-16g dạng thuốc hăm hoặc sắc.
Chiết xuất rutin, bào chế theo y học hiện đại
Chú ư:
Quả hoè có công dụng gần như hoa nhưng có thể gây sẩy thai.
HỒ TIÊU
Fructus Piperis nigri
Tên khác: Hạt tiêu, Hắc
hồ tiêu.
Nguồn gốc: Quả chưa
chín hẳn đă phơi khô của cây Hồ tiêu (Piper nigrum L.), họ Hồ tiêu (Piperaceae).
Thành phần hoá học chính:
Tinh dầu (1,2-3,5%), alcaloid (2-5%).
Công dụng: Chữa đau
bụng lạnh, kích thích tiêu hoá. Làm gia vị thực phẩm.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 2-4g, dạng thuốc sắc, bột hay viên.
Chú ư: Quả chín phơi
khô, xát bỏ vỏ ngoài của cây Hồ tiêu gọi là Bạch hồ tiêu (Fructus
Piperis album). Cây Tất bát (Piper longum L.) c̣n gọi là cây
Tiêu lốt, Tiêu hoa tím, có quả (Fructus Piperis longi) dùng
chữa đau bụng, môn mửa, nhức đầu, chảy nước mũi.
HỒNG HOA
Flos Carthami
Tên khác: Hồng lam hoa.
Nguồn gốc:
Hoa đă phơi hoặc sấy khô của cây Hồng hoa (Carthamus
tinctorius L.), họ Cúc (Asteraceae). Dược liệu nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính:
Flavonoid, các sắc tố màu vàng, polysaccharid.
Công dụng: Chữa kinh
nguyệt không đều, viêm buồng trứng, ứ huyết, chấn thương tụ máu. Chữa đại
tiểu tiện không thông ở phụ nữ đẻ. Chữa xuất huyết năo do xơ cứng mạch máu
năo. Dùng làm thuốc nhuộm thực phẩm.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 3-8g. Dạng thuốc sắc hay ngâm rượu, thường dùng phối hợp với các
vị thuốc khác.
Chú ư:
Phụ nữ có thai và đang hành kinh không dùng.
HÚNG
CHANH
Tên khác:
Dương tử tô, Rau thơm lông.
Tên khoa học:
Coleus aromaticus
Benth. = Coleus amboinicus Lour.,
họ Bạc hà (Lamiaceae). Cây được trồng làm thuốc và làm rau ăn.
Bộ phận dùng:
Lá tươi (Folium Colei) hoặc dùng phần trên
mặt đất cất lấy tinh dầu.
Thành phần hoá học chính:
Tinh dầu, trong đó thành phần chủ yếu là carvacrol.
Công dụng:
Chữa cảm cúm, cảm sốt, chữa ho, viêm họng, khản tiếng,
chữa thổ huyết, chảy máu cam. Dùng ngoài giă đắp lên những vết do rết và bọ
cạp cắn.
Cách dùng, liều lượng:
10-16g lá tươi một ngày. Dạng thuốc sắc, xông,
dầu xoa hoặc vắt lấy nước uống.
HÚNG QUẾ
Tên khác: Húng dổi, Rau
quế, É quế, Húng chó.
Tên khoa học:
Ocimum
basilicum L. var. basilicum, họ Bạc hà (Lamiaceae). Cây
được trồng làm gia vị và làm nguyên liệu cất tinh dầu ở nhiều nơi trong nước
ta.
Bộ phận dùng: Lá, cành
thu hái vào thời gian mang hoa (Herba Ocimi Basilicum).
Thành phần hoá học chính:
Tinh dầu thành phần chủ yếu là methylchavicol.
Công dụng: Làm thuốc
chữa ho, chữa mày đay, dị ứng, làm gia vị, làm nguyên liệu cất tinh dầu.
Cách dùng, liều lượng:
Cành, lá sắc uống làm thuốc chữa sốt, làm ra mồ hôi, chữa
đau dạ dày, ăn uống không tiêu. Mỗi ngày uống 10-15g dưới dạng thuốc sắc.
HÙNG
HOÀNG
Arsenicum sulfuratum realgar
Tên khác: Thạch hoàng,
Hùng tín, Hoàng kim thạch, Hùng hoàng (realgar), Thư hoàng (Orpiment,
Auripigment).
Nguồn gốc: Muối khoáng
thiên nhiên có thành phần chủ yếu là asen sulfur (As2S), asen
disulfur (As2S2).
Công dụng: Dùng ngoài
chữa mụn nhọt, ghẻ lở, chữa ung loét tử cung, trị rắn cắn, trúng độc. Dùng
trong công nghiệp sản xuất pháo hoa.
Cách dùng, liều lượng:
Dùng riêng dạng mỡ, cao dán bôi lên vết thương, hoặc kết hợp với các vị
thuốc khác.
Chú ư:
Hùng hoàng rất độc, khi dùng phải cẩn thận.
HUYỀN HỒ
Rhizoma Corydalis
Nguồn gốc:
Thân rễ đă phơi khô của cây Diên hồ sách, c̣n gọi là
Huyền hồ (Corydalis bulbosa DC. = Corydalis yanhusuo W. T.
Wang), họ Thuốc phiện (Papaveraceae). Vị thuốc phải nhập từ
Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính:
Alcaloid.
Công dụng:
Huyền hồ có tác dụng giảm đau và an thần, dùng để chữa
thấp khớp, chữa đau do huyết ứ, chấn thương tụ máu, bế kinh, sản hậu ứ huyết
thành ḥn cục. Sử dụng trong các bài thuốc chữa u xơ tuyến vú.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày 4-10g, dạng thuốc sắc, hoàn, tán, thường
dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Chú ư:
Không dùng cho phụ nữ có thai.
HUYỀN SÂM
Radix Scrophulariae
Tên khác: Hắc sâm,
Nguyên sâm, Giác sâm.
Nguồn gốc: Rễ đă phơi
hay sấy khô của cây Huyền sâm (Scrophularia buergeriana Miq. và
Scrophularia ningpoensis Hemsl.), họ Hoa mơm chó (Scrophulariaceae).
Cây được trồng và mọc hoang ở các tỉnh vùng cao nước ta. Dược liệu chủ yếu
nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính:
Các dẫn chất iridoid glycosid, phytosterol, alcaloid, đường,
muối khoáng.
Công dụng:
Chữa huyết áp cao, nhức đầu, chóng mặt, ù tai, chữa viêm
tắc mạch máu ở chân, tay. Chữa kinh nguyệt không đều. Giảm sốt, chữa viêm
họng, lở loét trong miệng, miệng lưỡi khô, giải độc, chữa mụn nhọt.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 10-12g, dạng thuốc sắc.
HUYẾT DỤ
Folium Cordyline
Nguồn gốc: Lá tươi của
cây Huyết dụ (Cordyline terminalis Kunth var. ferrea Bak.
= Cordyline ferrea C. Koch), họ Huyết giác (Dracaenaceae).
Cây được trồng làm cảnh và làm thuốc ở nhiều nơi trong nước ta.
Thành phần hoá học chính: Flavonoid.
Công dụng: Làm thuốc cầm máu, chữa rong kinh, rong huyết, băng
huyết, tiểu ra máu, chữa lỵ. Chữa xuất huyết dưới da, sốt xuất huyết.
Cách dùng, liều lượng: Ngày uống nước sắc từ 20-40g lá tươi,
thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Ghi chú: Có hai loài Huyết dụ loài lá đỏ hai mặt và loài lá
một mặt đỏ, một mặt xanh. Cả hai thứ đều dùng được nhưng người ta thường
dùng loài lá đỏ hai mặt hơn.
Chuyển
lên đầu trang
HUYẾT GIÁC
Lignum Dracaenae cambodianae
Nguồn gốc: Dược liệu là chất gỗ màu đỏ được tạo ra trên
gỗ già, mục của cây Huyết giác (Dracaena cambodiana Pierre ex Gagnep),
họ Huyết giác (Dracaenaceae). Cây mọc hoang nhiều trên các
vùng núi đá.
Thành phần hoá học chính: Chất mầu đỏ tan trong cồn,
aceton, không tan trong ether, chloroform, benzen, thành phần chính là
dracoresinotanol.
Công dụng: Làm thuốc bổ máu, chữa chấn thương tụ máu,
chân tay đau nhức, bế kinh, thống kinh.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 10-20g. Dạng thuốc sắc,
ngâm rượu để uống hay xoa bóp.
HUYẾT KIỆT
Sanguis Draconis
Tên khác: Sang dragon.
Nguồn gốc: Dược liệu là nhựa khô lấy từ quả của cây Calamus
draco Willd., họ Dừa (Palmaceae). Cây mọc hoang tại các đảo ở
Indonexia, vị thuốc phải nhập.
Thành phần hoá học chính: Chất màu, chất nhựa, Ete benzoic và
benzoylacetic của dracoresitanola, acid benzoic tự do và tinh dầu.
Công dụng, cách dùng: Chữa vết thương chảy máu: Huyết kiệt tán
thành bột, rắc vào. Chảy máu cam: Huyết kiệt, Bồ hoàng hai vị bằng nhau, tán
nhỏ, thổi vào mũi.
HƯƠNG NHU TÍA
Tên khoa học:
Ocimum sanctum L., họ Bạc hà (Lamiaceae).
Cây mọc hoang và được trồng trong vườn ở khắp nước ta.
Bộ phận dùng: Thân, cành mang lá, hoa (Herba Ocimi
sancti) phơi sấy khô hay dùng tươi.
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu (ít nhất 0,5%) thành phần
chính là eugenol.
Công dụng: Chữa cảm nắng, nhức đầu, đau bụng, đi ngoài, nôn
mửa, chuột rút, cước khí, thuỷ thũng. Eugenol từ tinh dầu Hương nhu tía được
dùng trong nha khoa và là nguyên liệu để tổng hợp vanilin.
Cách dùng, liều lượng: Dùng phối hợp trong nồi lá xông
(50-100g tươi). Dùng cành lá sắc uống mỗi ngày 6-12g.
Chú ư: Dược điển Việt Nam III quy định Hương nhu tía (Herba
Ocimi tenuiflori) là cành mang hoa của cây Hương nhu tía (Ocimum
tenuiflorum L.).
HƯƠNG NHU TRẮNG
Herba Ocimi gratissimi
Nguồn gốc: Phần
trên mặt đất của cây Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum L.), họ
Bạc hà (Lamiaceae). Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong
nước ta.
Thành phần hoá học chính:
Tinh dầu chủ yếu là eugenol.
Công dụng: Công
dụng như Hương nhu tía nhưng ít dùng hơn. Do có hàm lượng tinh dầu cao và có
khả năng thích nghi với nhiều vùng khí hậu, trên các loại đất Hương nhu
trắng được trồng trọt chủ yếu làm nguyên liệu cất tinh dầu.
Tinh dầu dùng để điều chế eugenol dùng trong tân dược và
một số ngành kỹ nghệ khác.
Cách dùng, liều lượng:
6-12g một ngày. Dạng thuốc hăm, thuốc sắc,
thuốc xông hoặc rịt lên đầu.
HƯƠNG
PHỤ
Rhizoma Cyperi
Tên khác: Cỏ gấu,
Cỏ cú.
Nguồn gốc:
Thân rễ phơi khô của cây Hương phụ vườn (Cyperus
rotundus L.) hay Hương phụ biển (Cyperus stoloniferus Retz.), họ
Cói (Cyperaceae). Cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta và nhiều nước
khác. Hương phụ biển cung cấp lượng dược liệu chủ yếu trên thị trường, Hương
phụ vườn khó thu hái, ít dùng hơn.
Thành phần hoá học chính:
Tinh dầu, alcaloid, saponin, flavonoid.
Công dụng:
Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau
bụng, viêm tử cung măn tính, đau dạ dày, ăn uống kém tiêu.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc, bột, viên, cao
hay rượu thuốc. Dùng riêng hay phối hợp trong các phương thuốc phụ khoa, đau
dạ dày.
HƯƠU,
NAI
Tên khoa học:
Cervus nippon Temminck - Con hươu,
Cervus unicolor Cuv. - Con
nai, họ Hươu (Cervidae). Hươu nai được nuôi nhiều ở nhiều địa phương
miền núi nước ta.
Bộ phận dùng:
Sừng và sản phẩm khác nhau từ Hươu, Nai: Cornu Cervi - sừng
già từ Hươu Nai, Lộc giác (gạc); Cornu Cervi pantotrichum -
sừng non của con Hươu Nai, Lộc nhung (Mê nhung); Colla Cornu Cervi
- Cao nấu từ gạc, Lộc giác giao, Cao ban long; Cornu Cervi
degelatinatum - Bă sau khi nấu cao.
Thành phần hoá học:
Calci phosphat, calci carbonat, protid, chất keo, chất nội tiết kích thích
sinh trưởng-pantocrin...
Công dụng: Thuốc
bổ, chữa mệt mỏi, huyết áp thấp...
Cách dùng, liều lượng:
- Lộc nhung ngày 4 -12g, làm thành bột uống với nước hay nước gừng chữa đau
lưng mỏi gối, váng đầu, ù tai, mờ mắt, chữa lở loét, sưng đau do ứ huyết,
nhọt độc.
- Lộc giác đốt thành than hoà dấm bôi vào nhọt độc sau
lưng, ở vú và các nơi khác. Lộc giác đốt tồn tính, tán bột uống chữa gân
xương đau nhức.
- Cao ban long: Là dạng dùng phổ biến, dùng trong trường
hợp thiếu máu, chảy máu, rong kinh, ho, nôn ra máu... Ngày uống 2-3 lần, mỗi
lần 0,3-1g, có thể dùng cao ngâm rượu.
Chú ư: Nhiều bộ
phận khác của Hươu, Nai cũng được dùng làm thuốc:
- Hươu bao tử, Lộc thai (Embryo Cervi) sấy
khô tán bột hoặc ngâm rượu làm thuốc bổ.
- Lộc cân (Ligamentum Cervi) - Gân ở chân
con Hươu, Nai bổ gân xương, giúp cho các chỗ gẫy, đứt chóng lành.
- Lộc vĩ (Cauda Cervi) - đuôi Hươu, Nai sấy
khô tán bột hoặc ngâm rượu làm thuốc bổ.
- Lộc huyết (Sanguis Cervi) - Huyết Hươu,
Nai phơi khô chữa bệnh liệt dương, trừ độc của thuốc hay thức ăn...
HY THIÊM
Tên khác:
Cỏ đĩ, Cây cứt lợn, Hy tiên.
Tên khoa học:
Siegesbeckia orientalis L., họ Cúc (Asteraceae).
Cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta.
Bộ phận dùng:
Phần trên mặt đất (Herba Siegesbeckiae).
Thành phần hoá học:
Alcaloid, một chất đắng có tên là darutin, flavonoid.
Công dụng: Trị
đau nhức do phong thấp, đau lưng, mỏi gối, ù tai, hoa mắt chóng mặt, di mộng
tinh, liệt dương, khí hư bạch đới, tiểu đêm nhiều lần, chữa mụn nhọt, lở
ngứa.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 8-16g, dạng thuốc sắc hoặc cao. Chú
ư: Tránh nhầm lẫn với
ÍCH MẪU
Herba Leonuri japonici
Nguồn gốc: Phần trên mặt đất có
nhiều lá, hoa, phơi hay sấy khô của cây Ích mẫu
(Leonurus japonicus Houtt.), họ Bạc hà (Lamiaceae).
Cây mọc hoang, được trồng ở nhiều
địa phương nước ta và nhiều nước
khác trên thế giới.
Thành phần hoá học
chính: alcaloid
(leonurin, stachydrin), flavonoid (rutin), tanin.
Công dụng, cách dùng, liều
lượng:
Ích mẫu thảo: Chữa
kinh nguyệt không đều, bế kinh, rong kinh, thống
kinh, ứ máu tích tụ sau khi đẻ, cao huyết áp. Ngày
dùng 10-20g, dạng thuốc sắc hoặc cao thuốc,
thường dùng kết hợp với các vị thuốc
khác.
Hạt Ích mẫu (Sung uư
tử - Fructus Leonuri) làm thuốc chữa phù thũng,
thiên đầu thống, thông tiểu. Ngày dùng 6-12g, dạng
thuốc sắc.
ÍCH TRÍ
NHÂN
Fructus Alpiniae oxyphyllae
Nguồn gốc: Quả chín phơi khô của cây
Ích trí (Alpinia oxyphylla Miq.), họ Gừng (Zingiberaceae).
Cây mọc hoang trong các vùng rừng núi, dược liệu
dùng ở nước ta chủ yếu nhập từ
Trung Quốc.
Thành phần hoá học: Tinh dầu (0,7%) thành phần chủ
yếu của tinh dầu là tecpen, saponin.
Công dụng: Chữa tiêu chảy, nôn mửa,
đầy hơi, người già hay tiểu đêm, tiểu
đục, di tinh.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc,
thường dùng phối hợp với các vị thuốc
khác.
KÉ ĐẦU
NGỰA
Fructus Xanthii strumarii
Tên khác: Thương nhĩ tử,
Xương nhĩ.
Nguồn gốc: Dược liệu là quả già
phơi khô của cây Ké đầu ngựa (Xanthium
strumarium L.), họ Cúc (Asteraceae). Cây mọc
hoang khắp nơi trong nước ta.
Thành phần hoá học: Alcaloid, các sesquiterpen
lacton, saponin, chất béo, iod.
Công dụng: Chữa mụn nhọt, mẩn
ngứa, đau đầu do phong hàn, chân tay co rút, chữa
mũi chảy nước, chữa đau răng, chảy
máu cam. Chữa đau khớp do phong thấp. Chữa thuỷ
thũng, bí tiểu tiện. Chữa bướu cổ.
Cách dùng, liều lượng: 10-16g một ngày, dạng thuốc
sắc hay thuốc cao dùng kết hợp với các vị
thuốc khác.
Chú ư: Ké đầu ngựa nhập
từ Trung Quốc là quả của cây Xanthium sibiricum Patr.
KÉ HOA ĐÀO
Tên khác: Ké hoa đỏ, Hồng hài nhi, Dă mai hoa, Dă miên hoa, Dă
đào hoa.
Tên khoa học:
Urena lobata L., họ Bông (Malvaceae). Cây
mọc hoang ở nhiều nơi.
Bộ phận dùng: Rễ, toàn cây.
Thành phần hóa học chính: Phần trên mặt đất chứa mangiferin,
hạt chứa dầu béo toàn cây chứa hợp chất phenol, acid amin, sterol.
Công dụng: Chữa phong thấp, chữa viêm nhiễm đường sinh dục nữ,
chữa thủy đậu.
Cách dùng, liệu lưượng: Dùng 20-30g rễ sắc uống cùng các vị
thuốc khác để chữa viêm nhiễm đường sinh dục, thấp khớp.
KÉ HOA VÀNG
Tên khác: Ké đồng tiền, Chổi đực.
Tên khoa học: Sida rhombifolia L. Syn. Sida
alnifolia Lour., họ Bông (Malvaceae).
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất, rễ.
Thành phần hóa học chính: Lá chứa nhiều chất nhầy, các acid
hữu cơ (acid stearic, acid palmitic, acid folic...).
Công dụng: Thường dùng chữa cảm cúm, viêm amidan, viêm ruột,
vàng da, sốt rét, sỏi niệu đạo, đau dạ dày, chữa mụn nhọt, dị ứng, kiết lỵ,
tiêu chảy.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Dùng
ngoài giă đắp hoặc xát lên chỗ mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng.
KÊ HUYẾT
ĐẰNG
Caulis Spatholobi
Tên khác: Huyết đằng.
Nguồn gốc: Thân leo phơi hay sấy
khô của cây Kê huyết đằng (Spatholobus suberectus
Dunn), họ Đậu (Fabaceae). Cây này mọc nhiều
ở một số tỉnh miền núi nước ta.
Thành phần hoá học
chính: Tanin,
flavonoid.
Công dụng: Bổ máu, chữa đau
xương, đau ḿnh mẩy, chấn thương tụ
máu, kinh nguyệt không đều, thống kinh.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 12-40g, thuốc sắc,
rượu.
Chú ư: Thân phơi sấy khô của
nhiều loài thuộc các họ khác nhau được gọi
là Huyết đằng. Ví dụ: Caulis Sargentodoxae từ
cây Huyết đằng (Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd
et Wils.), họ Đại huyết đằng (Sargentodoxaceae).
Caulis Mucunae từ Sargentodoxa cuneata
(Oliv.) Rehd et Wils.,
Caulis Millettiae từ Millettia nitida Benth,
Millettia dielsiana Harms., họ Đậu (Fabaceae)...
KEO GIẬU
Tên khác: Keo giun.
Tên khoa học:
Leucaena glauca
L., họ Đậu
(Fabaceae). Cây mọc hoang và được trồng
khắp nơi trong nước ta.
Bộ phận dùng:
Hạt (Semen Leucaenae glaucae)
Thành phần hoá học: Hạt keo giậu chứa nhiều
dầu béo, chất minosin (vừa có tính chất aminoacid,
vừa có tính chất alcaloid), chất nhầy, đường,
protid.
Công dụng: Trị giun đũa
Cách dùng, liều lượng:
Hạt
khô rang cho nở, tán bột dùng hoặc thêm đường
làm thành bánh. Ngày dùng 10-15g (trẻ em) hoặc 25-50g (người
lớn), uống vào sáng sớm lúc đói, uống liền
trong 3-5 buổi sáng.
Chú ư: Ăn nhiều hạt keo có thể
bị rụng tóc.
KÊ CỐT
THẢO
Herba Abri mollis
Nguồn gốc: Phần trên mặt đất
phơi sấy khô của cây Kê cốt (Abrus mollis Hance),
họ Đậu (Fabaceae). Vị thuốc nhập từ
Trung Quốc.
Thành phần hoá học
chính:
Saponin, acid hữu cơ.
Công dụng: Chữa vàng da, viêm gan măn
tính. Chữa cảm nắng, sốt nóng, ho khan.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 15-30g dưới
dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay kết hợp với
các vị thuốc khác.
KÊ NỘI
KIM
Endothelium Corneum Gigeriae
Galli
Tên khác: Kê hoàng b́, Màng mề gà.
Nguồn gốc: Lớp màng mầu vàng
phủ mặt trong của mề (dạ dày) con gà: Gallus
domesticus Brisson., họ Chim trĩ
(Phasianidae).
Thành phần hoá học
chính: protid,
vị kích tố (ventriculin).
Công dụng: Kê nội kim có tác dụng chữa
viêm dạ dày, viêm ruột mạn tính. Chữa trướng
bụng, dùng trong trường hợp ăn không tiêu, bụng
trướng, nôn mửa, tả, lỵ, đau dạ
dày, làm thuốc bổ cho trẻ con kém ăn, chậm lớn.
Cách dùng, liều lượng: Kê nội kim sao vàng, tán bột,
rây mịn dùng 6-12g một ngày dạng thuốc sắc
hay bột.
Nhiều bộ phận
của con gà dùng làm thuốc. Ḷng đỏ trứng gà chữa
xơ vữa động mạch. Ḷng trắng trứng
gà bôi chữa bỏng. Máu mào gà (Kê quan huyết) chữa
đinh râu hoặc nhọt ở sống lưng. Dăi gà chữa
rết cắn. Gan gà (Kê can) chữa đau lưng do thận
hư. Mật gà chữa ho lâu ngày...
KHA TỬ
Fructus Chebulae
Tên khác: Chiêu liêu.
Nguồn gốc: Quả chín sấy hay
phơi khô của cây Chiêu liêu hay Kha tử (Terminalia
chebula Retz.), họ Bàng (Combretaceae). Cây mọc nhiều
ở các tỉnh miền Nam nước ta.
Thành phần hoá học
chính: Tanin
(20-40%), vỏ cây chứa acid hữu cơ, phlobaphen...
Công dụng: Chữa chữa ho, viêm
họng, tiêu chảy lâu ngày, lỵ kinh niên, mồ hôi trộm.
Vỏ thân cây Chiêu liêu
để chiết xuất Tanin dùng trong kỹ nghệ
thuộc da.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 3-6g dưới dạng
thuốc sắc, thuốc viên hoặc ngậm mảnh vỏ
chữa viêm họng.
Chú ư: Có nhiều loài thuộc
chi Terminalia trong số đó loài Terminalia
nigrovenulosa Piere ex Laness. và loài Terminalia chebula Retz.
được dùng nhiều hơn.
KHẾ
Tên khoa học:
Averrhoa carambola
L., họ Chua me đất
(Oxalidaceae). Cây được trồng khắp nơi
trong nước ta.
Bộ phận dùng: Lá, quả, rễ.
Thành phần hoá học: Acid hữu cơ chủ
yếu là acid oxalic, các yếu tố vi lượng.
Công dụng, cách dùng: Lá chữa dị ứng:
20g lá nấu nước uống, 30-50g lá nấu nước
tắm hoặc dùng lá tươi giă, đắp ngoài. Quả
trị ho, đau họng: ép 100-150g quả khế
tươi lấy nước uống. Rễ trị
đau khớp, đau đầu măn tính: ngày uống
10-15g dạng thuốc sắc, thường dùng phối
hợp với các vị thuốc khác.
KHIÊN
NGƯU TỬ
Semen Ipomoeae,
Semen Pharbitidix
Tên khác: Hắc sửu, Bạch
sửu, B́m b́m biếc.
Nguồn gốc: Hạt phơi sấy khô của
cây Khiên ngưu (Pharbitis nil (L.) Choisy = Pharbitis
purpurea (L.) Voigt. = Ipomoea hederacea Jacq.), họ B́m
b́m (Convolvulaceae).
Thành phần hoá học: Phacbitin 2% (một glycosid có cấu
tạo phức tạp, có tác dụng tẩy), chất
màu, dầu béo, nhựa.
Công dụng: Chữa bí đại tiểu tiện,
phù thũng, hen, giun.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 1-8g, dưới dạng
thuốc sắc, hoàn, tán.
Chú ư: Không dùng cho phụ nữ
có thai.
KHIẾM
THỰC BẮC
Semen Euryales
Nguồn gốc: Nhân hạt của quả chín
đă phơi hay sấy khô của cây Khiếm thực (Euryale
ferox Salisb.), họ Súng (Nymphaeaceae). Cây
được trồng trong các ao đầm của
Trung Quốc, nước ta chưa thấy cây này. Vị
thuốc phải nhập hoàn toàn.
Thành phần hoá học
chính: Hydratcarbon, protein, lipid,
vitamin C.
Công dụng: Chữa di tinh, tiểu đục,
bạch đới, lưng gối mỏi đau, tiểu
tiện không nín được.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 6-10g, dạng thuốc sắc,
hoàn tán dùng kết hợp với các vị thuốc khác.
Chú ư: Trên thị trường
có vị thuốc
Khiếm thực nam là rễ củ
phơi khô của cây củ súng nhỏ (Nymphaea stellata Wild.),
họ Súng (Nymphaeaceae). Cây có nhiều ở các vùng ao hồ
nước ta. Công dụng như Khiếm thực Bắc.
KHOẢN
ĐÔNG HOA
Flos Tussilaginis
farfarae
Tên khác: Tussilage (Pháp), Chassetoux
(Pháp).
Nguồn gốc: Nụ hoa phơi hay sấy
khô của cây Khoản đông hoa (Tussilago farfara L.),
họ Cúc (Asteraceae). Cây mọc hoang, được trồng
ở Trung Quốc và nhiều nước châu Âu.
Thành phần hoá học
chính: Nụ
hoa chứa chất khoáng, tinh dầu, flavonoid, tanin.
Công dụng liều dùng: Khoản đông hoa là một
vị thuốc được dùng từ lâu đời
cả trong đông y và tây y để chữa ho, ho có
đờm, ho ra máu. Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc
sắc, dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị
thuốc ho khác.
KHỔ
SÂM CHO LÁ
Tên khoa học:
Croton tonkinensis
Gagnep., họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae). Cây mọc hoang và được trồng
nhiều nơi để làm thuốc, làm cảnh.
Bộ phận dùng: Lá thu hái khi cây đang có hoa,
phơi khô.
Thành phần hoá học
chính: Flavonoid,
alcaloid, tanin.
Công dụng: Chữa đau bụng không rơ
nguyên nhân, chữa lỵ cấp tính, tiêu chảy. Chữa
viêm loét dạ dày tá tràng. Chữa sa sinh dục, chữa vẩy
nến. Lá Khổ sâm có tác dụng an thần, lợi tiểu,
chống dị ứng...
Cách dùng, liều lượng: Ngày 10-20g dạng thuốc sắc.
Chú ư: Tên gọi “Khổ sâm”
c̣n dùng để chỉ vị thuốc Sơn đậu
căn (Radix Sophorae flavescens) là rễ của
cây Khổ sâm cho rễ (Sophora flavescens Ait.) (xem
Sơn đậu căn) và vị thuốc Nha đảm
tử (Fructus Bruceae) là quả của cây Sầu
đâu cứt chuột (Brucea javanica Merr.) (xem Nha
đảm tử).
KHƯƠNG HOẠT
Rhizoma et radix
Notopterygii
Nguồn gốc: Là thân rễ và rễ phơi khô
của cây Khương hoạt (Notopterygium incisum Ting
ex H.T. Chang) hoặc cây Khương hoạt lá rộng (Notopterygium
forbesii Boiss.), họ Cần (Apiaceae). Vị
thuốc nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học
chính: Tinh
dầu, coumarin (notopterol, notoptol, bergapten).
Công dụng: Chữa thấp khớp, đau
nhức ḿnh mẩy, đau đầu, sốt mồ hôi
không ra được, ung nhọt. Chữa bán thân bất
toại, nói không rơ, đi lại khó khăn, tay cầm
không vững. Chữa rụng tóc, tóc bạc sớm.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-10g, dạng thuốc sắc.
KHƯƠNG TAM THẤT
Tên khác: Cẩm địa la,
Khương tam thất, Ngải máu.
Tên khoa học: Kaempferia rotunda L., Kaempferia
longa Jacq họ Gừng (Zingiberaceae). Cây mọc hoang ở
vùng núi và được trồng làm cảnh, làm thuốc.
Bộ phận
dùng: Thân
rễ (Rhizoma Kaempferiae Rotundae). thu hái vào
mùa Đông- Xuân, rửa sạch, thái phiến phơi khô.
Thành phần
hoá học chính: Tinh dầu.
Công dụng: Bổ huyết, điều
kinh, cầm máu, giảm đau, giải độc, làm
thuốc chữa kinh bế đau bụng và hành kinh loạn
kỳ. C̣n dùng chữa đau dạ dày, đại tiện
ra máu, sơn lam chướng khí, ngứa lở, các loại
ngộ độc, đau xương, đau bụng. Lá
Khương tam thất làm thuốc đắp các vết
thương. Rễ củ được dùng làm thuốc
lợi tiêu hoá, dùng bột đắp tiêu sưng viêm,
mưng mủ, dùng trị đ̣n ngă tổn thương.
Cách dùng, liều
lượng: Liều dùng 6-13g, dạng thuốc sắc, hoặc
dùng 6-12g bột uống với nước cơm,
thường dùng phối hợp các vị khác.
KIM ANH
Fructus Rosae laevigatae
Nguồn gốc: Vị thuốc là quả giả
bổ đôi phơi khô của cây Kim anh
(Rosa
laevigata Michx.), họ Hoa hồng (Rosaceae). Cây mọc hoang hoặc
được trồng làm cảnh ở nước ta
và một số nước khác.
Thành phần hoá học
chính: Vitamin
C, tanin, saponin, acid citric, acid malic, glucose, nhựa. Hạt
chứa heterosid độc (khi dùng phải bỏ hạt).
Công dụng: Chữa di tinh, mộng tinh, hoạt
tinh, tiểu rắt, tiểu ra dưỡng trấp, tiêu
chảy măn tính.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dung 4-12g, dạng thuốc sắc,
cao, thường dùng phối hợp các vị thuốc
khác.
Chú ư: Tránh nhầm lẫn cây
Kim anh với Tầm xuân (Rosa multiflora Thunb.)
cùng họ Hoa hồng.
Chuyển
lên đầu trang
KIM NGÂN
Tên khác: Nhẫn đông.
Tên khoa học:
Lonicera japonica Thunb., Lonicera
dasystyla Rehd., Lonicera confusa DC., Lonicera cambodiana
Pierre, họ
Kim ngân (Caprifoliaceae).
Bộ
phận dùng: Hoa sắp nở (Kim
ngân hoa - Flos Lonicerae), cành nhỏ và lá. Cành nhỏ
và lá (Kim
ngân cuộng - Cauliscum folio Lonicerae).
Thành phần
hoá học chính: Flavonoid (inosid, lonicerin), saponin, tinh dầu.
Công dụng:
Tiêu độc, hạ nhiệt, chữa mụn nhọt,
mẩn ngứa, dị ứng. Chữa viêm gan mạn
tính, viêm gan virus. Chữa viêm cầu thận cấp tính,
chữa sốt xuất huyết...
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 12-16g. Dạng
thuốc sắc, hăm, cao. Dùng riêng hay phối hợp với
các vị thuốc khác.
KIM TIỀN THẢO
Herba Desmodii
Tên
khác: Đồng tiền lông, Mắt trâu, Vảy rồng.
Nguồn
gốc: Thân, cành mang lá đă phơi khô của cây
Kim tiền thảo c̣n gọi là
(Desmodium
styracifolium Merr.), họ Đậu (Fabaceae). Cây mọc
hoang ở nhiều địa phương trong nước
ta.
Thành phần
hoá học chính: Saponin, flavonoid.
Công dụng:
Chữa sỏi thận, sỏi túi mật, sỏi
bàng quang, phù thũng, tiểu buốt, tiểu rắt,
ung nhọt.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 10-30g, dạng
thuốc sắc.
Ghi chú:
Trên thị trường hiện nay nhiều chế
phẩm Đông dược dùng chữa sỏi thận
trong thành phần có Kim tiền thảo.
KINH GIỚI
Herba
Elsholtziae ciliatae
Tên
khác: Kinh giới Việt Nam, Bán biên tô, Tiểu
kinh giới, Bài hương thảo.
Tên khoa
học: Elsholtzia ciliatae (Thunb.) Hyland. =
Elsholtzia cristata
Willd., họ Bạc hà (Lamiaceae).
Bộ
phận dùng: Ngọn mang lá, hoa.
Thành phần
hoá học: Tinh dầu.
Công dụng:
Kinh giới chữa cảm sốt, nhức đầu,
trị ngứa. Chữa phụ nữ sau khi sinh bị
trúng phong, băng huyết, rong kinh, đại tiện ra
máu.
Cách dùng,
liều lượng: Ngày dùng 10-16g cây
tươi hay 30g khô dạng thuốc sắc, hăm, có khi
giă nát dùng tươi.
Ghi chú:
Kinh giới Trung Quốc được khai thác từ
cây (Schizonepeta tenuifolia Brig.), họ Bạc hà (Lamiaceae).
KINH GIỚI NÚI
Tên
khác: Chùa dù.
Tên khoa
học:
Elsholtzia penduliflora W.W. Smith, họ Bạc
hà (Lamiaceae). Cây mọc hoang ở các vùng núi nước
ta.
Bộ
phận dùng: Ngọn mang lá, hoa.
Thành phần
hoá học: Tinh dầu, thành phần chủ yếu
trong tinh dầu là cineol.
Công dụng:
Chữa cảm cúm, sốt, ho, nhức đầu, làm
ra mồ hôi. Chữa viêm thận, phụ nữ băng
huyết, rong kinh, thổ huyết, tiểu tiện ra
máu.
Cách
dùng, liều lượng: 10-16g (khô) mỗi
ngày, uống dưới dạng thuốc sắc hay thuốc
hăm.
Tinh dầu
Kinh giới núi pha loăng, xoa bóp chữa cảm cúm, tê thấp,
đau ḿnh mẩy.
LA HÁN
Fructus Momordicae grosvenorii
Tên
khác: La hán quả, Quang quả mộc miết.
Nguồn
gốc: Quả của cây La hán (Momordica grosvenori Swingle.),
họ Bí (Cucirbitaceae). Vị thuốc phải nhập
hoàn toàn từ Trung quốc.
Thành phần
hoá học chính: Carbohydrat, protein, chất béo, saponin
triterpenoid, các chất khoáng.
Công dụng:
Chữa sốt, chữa viêm họng, chữa ho,
long đờm, làm thuốc bổ phổi mát, làm dịu
cổ họng, chữa mất tiếng, làm thuốc chữa
táo bón.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày uống 3-8g dạng
thuốc sắc (dùng kết hợp với các vị thuốc
khác) hoặc hăm với nước uống hàng ngày thay
nước chè.
Chú ư:
Không dùng La hán cho người tỳ vị hư hàn
LAN MỘT
LÁ
Tên khác: Thanh thiên quỳ, Trân châu diệp,
Lan cờ, Cây một lá.
Tên khoa học: Nervilia fordii (Hance)
Schltr., họ Lan (Orchidaceae). Cây mọc hoang ở các tỉnh
vùng núi nước ta.
Bộ phận dùng: Lá, củ rửa sạch,
phơi sấy khô.
Thành phần hoá học chính: Flavonoid.
Công dụng: Thuốc lợi phổi, chữa
lao phổi, ho, chữa lở loét, mụn nhọt, giải
độc.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 12-20g lá,
dạng thuốc hăm hoặc sắc uống thường
dùng kết hợp với các vị thuốc khác. Có thể
dùng ngoài, giă nát lá, đắp lên chỗ lở loét, mụn
nhọt, chỗ đau nhức.
Chú ư: Các loài: Nervilia aragoana
Gaudich; N. crispata (Blume) Schlecter; N. plicata (Andr.)
Schlecter cũng được dùng với cùng công dụng.
LẠC
TIÊN
Herba Passiflorae
Nguồn gốc: Phần trên mặt đất
phơi hay sấy khô của cây Lạc tiên
(Passiflora
foetida L.), họ Lạc tiên (Passifloraceae). Cây
mọc hoang ở nhiều địa phương nước
ta.
Thành phần hoá học
chính: Alcaloid,
flavonoid, saponin.
Công dụng: Làm thuốc ngủ, an thần,
chữa suy nhược thần kinh, kinh nguyệt sớm,
đau bụng nhiệt (thường phối hợp với
các vị thuốc khác như lá dâu, lá vông).
Cách dùng, liều lượng: Ngày 8-20g dạng thuốc sắc
hoặc cao lỏng, thường dùng kết hợp với
các vị thuốc khác.
Ghi chú: Một số địa
phương dùng củ cây Cốt cắn (Củ khát
nước) (Nephrolepis cordifolia Presl), họ Vảy
lớp (Davalliaceae) với tên củ Lạc tiên.
LÁ LỐT
Tên khoa học:
Piper lolot C. DC., họ Hồ tiêu
(Piperaceae). Cây được trồng ở vườn
để làm thuốc, làm rau.
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất, rễ.
Thành phần hoá học
chính: Lá,
thân, rễ chứa tinh dầu, alcaloid, flavonoid. Thành phần
chính trong tinh dầu lá, thân là caryophylen, trong tinh dầu rễ
là bornyl acetat.
Công dụng: Chữa đau
xương, thấp khớp, đau răng, đau đầu,
chữa viêm xoang, nước mũi đặc, hôi, chữa
bụng đầy hơi, tiêu chảy, chữa phù thũng.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 8-12g thân, lákhô, dạng
thuốc sắc. Dùng 50-100g Lá lốt tươi sắc
đặc ngậm chữa đau răng. Dùng phối hợp
trong nồi lá xông chữa cảm.
LĂO QUAN
THẢO
Herba Geranii thunbergii
Tên khác: Cỏ quan, Mỏ hạc.
Nguồn gốc: Phần trên mặt
đất phơi hay sấy khô của
một số
loài thuộc chi Geranium
như
Geranium nepalense
Sweet, G. nepalense var. thunbergii (Sieb et Zucc) Kudo, G.
sibiricum var. glabrius (Hara) Ohwi, họ Mỏ hạc
(Geraniaceae). Cây mọc hoang và được trồng ở
một số vùng núi cao phía Bắc nước ta.
Thành phần hoá học: Lăo quan thảo chứa tanin,
flavonoid, phytosterol, acid amin, đường tự do...
Công dụng: Chữa các bệnh nhiễm
trùng đường ruột như tiêu chảy, kiết
lỵ lâu ngày. Chữa phong thấp, làm mạnh
gân cốt, chữa đau dây thần kinh toạ, chữa
ung nhọt.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 9-12g dạng thuốc
sắc hoặc cao mềm, thường dùng phối hợp
với các vị thuốc khác.
LIÊN KIỀU
Fuctus Forsythiae
Tên khác: Lăo kiều, Thanh kiều, Hạn
liên tử.
Nguồn gốc: Quả chín khô của
cây Liên kiều (Forsythia suspensa Vahl.), họ Nhài
(Oleaceae). Thanh kiều là quả mới chín hái về,
đồ rồi phơi khô. Lăo kiều là quả chín già
phơi khô bỏ hạt. Vị thuốc phải nhập
từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học
chính: Saponin,
alcaloid.
Công dụng: Chữa mụn nhọt,
mẩn ngứa, tràng nhạc, ban sởi, tiểu đỏ
nóng.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày 6-12g
dạng sắc, hoàn tán.
Chú ư: Nhọt đă vỡ không dùng.
LINH CHI
Tên khác: Linh chi thảo, Nấm gỗ,
Nấm Trường thọ (Longevity mushroom).
Tên khoa học:
Ganoderma lucidum
(Leyss ex. Fr.) Karst., họ
Nấm gỗ (Ganodermataceae). Nấm mọc hoang dại,
được trồng ở nước ta, Triều
tiên, Trung Quốc và nhiều nước khác.
Thành phần
hoá học chính: acid amin, protein, saponin triterpenic,
sterol.
Công dụng:
An thần, tăng trí nhớ, chữa viêm gan cấp
và măn tính, điều hoà huyết áp, tăng tuổi thọ.
Cách
dùng, liều lượng: Mỗi ngày dùng 2-5g thái mỏng
hoặc tán thành bột sắc uống. Nước sắc
có mùi thơm, vị hơi đắng, có thể thêm
đường hay mật ong vào cho dễ uống.
Chú ư: Một
số loài thuộc chi Ganoderma như Ganoderma
sinense Zhao.Xu et Zhang, Ganoderma japonicum...
được dùng với cùng công dụng. Loài
Ganoderma applanatum
(Pers.) Pat. cũng được sử dụng
dưới tên gọi "Cổ Linh chi", "Linh chi đa
niên".
LONG CỐT
Os Draconis
Nguồn
gốc: Dược liệu là xương sống
và các xương khác hoá thạch của động vật
có vú lớn cổ xưa như Rhinocerus hoặc Rechistaric
reptiles được thu thập và làm vỡ thành các
mảnh. Vị thuốc nhập từ Trung Quốc.
Thành phần
hoá học chính: Các nguyên tố khoáng calci, phosphat,
sulphat, Mg, Al, Fe...
Công dụng:
Chữa hoa mắt, chóng mặt, hay hồi hộp,
mất ngủ, ra mồ hôi trộm. Làm thuốc bổ
thận.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 15-30g phối hợp
trong các phương thuốc dạng thuốc sắc,
hoàn tán.
Chú ư:
Cần nấu kỹ Long cốt trước khi phối
hợp với các vị thuốc khác.
LONG ĐỞM
Radix Gentianae
Nguồn
gốc: Dược liệu là rễ khô của cây
Long đởm (Gentiana scabra Bunge.), họ Long đởm
(Gentianaceae). Vị thuốc nhập từ Trung Quốc.
Thành phần
hoá học chính: Glucosid đắng thuộc nhóm
iridoid gọi là gentiopicrin, đường gentianose.
Công dụng:
Long đởm làm thuốc giúp sự tiêu hoá, thuốc
bổ đắng, làm đại tiện dễ mà không
gây tiêu chảy. Chữa đau dạ dày, chữa sốt,
ho, khó thở. Cây Long đởm tươi giă nát đắp
chữa da viêm mủ, nhọt độc, viêm hạch,
apxe.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 6-12g phối hợp
trong các phương thuốc dạng thuốc sắc,
hoàn tán.
LONG NĂO
Tên khoa học:
Cinnamomum camphora
L. Nees. et Eberm. = Laurus camphora
L., họ Long năo (Lauraceae). Cây được trồng ở
nhiều địa phương nước ta.
Bộ phận dùng: Lá, cành, thân. Gỗ và lá
Long năo là nguyên liệu để cất tinh dầu.
Thành phần hoá học
chính: Tinh
dầu Long năo tuỳ nguồn gốc mà thành phần chủ
yếu của tinh dầu khác nhau ví dụ camphor, cineol,
linalol...
Công dụng, cách dùng: Lá Long năo có thể nấu
nước xông chữa cảm, nấu nước tắm
chữa lở loét. Rễ sắc uống chữa đau
bụng, nôn mửa, tiêu hoá kém. Tinh dầu có tác dụng
trị bỏng, xua muỗi, tẩy uế, chế dầu
cao xoa bóp. Bột long năo là tinh thể Long năo lấy
được từ gỗ rễ và lá bằng
phương pháp cất kéo hơi nước. Bột
Long năo được gọi là Camphor có thể dùng ngoài
làm thuốc sát trùng, tiêu viêm, dùng trong dưới dạng
thuốc tiêm (Dung dịch camphor 10-20% trong dầu) chữa
trụy tim.
LONG NHA
THẢO
Tên khác: Cỏ răng rồng,
tiên hạc thảo.
Tên khoa học:
Agrimonia eupatoria
L.,
họ Hoa hồng
(Rosaceae). Cây mọc hoang ở các vùng núi cao nước
ta. Dược liệu phần lớn phải nhập từ
Trung quốc.
Bộ phận dùng: Phần trên mặt
đất
Thành phần hoá học
chính: Flavonoid,
β-sistosterol,
tanin.
Công dụng: Chữa ho ra máu, thổ
huyết, chảy máu cam, băng huyết, đại tiện
ra máu. Chữa nổi hạch, mụn nhọt. Sử dụng
trong một số bài thuốc hỗ trợ điều
trị ung thư.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 20-30g dạng nước
sắc, dùng riêng hay phối hợp với các dược
liệu khác.
LONG NHĂN
Arillus Longanae
Nguồn gốc: Vị thuốc là áo hạt
(thường gọi là cùi) đă chế biến khô của
quả cây Nhăn (Euphoria longan (Lour.) Steud.), họ
Bồ ḥn (Sapindaceae). Nhăn là loại cây ăn quả
được trồng nhiều nơi trong nước
ta.
Thành phần hoá học: Đường (saccarose, glucose),
protein, acid tatric, vitamin A, B, các men amylase, peroxidase.
Công dụng: Làm thuốc bổ, trị
chứng trí nhớ bị sút kém, hay quên, mất ngủ,
tâm thần hồi hộp mệt mỏi, thiếu máu.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 9-18g. Dạng thuốc sắc
hay cao lỏng.
Chú thích: Hạt nhăn sấy khô, tán bột
để chữa chốc lở, cầm máu khi chân tay bị
đứt. Cùi chế biến khô của quả cây Vải
(Litchi sinensis Sonn.) - Lệ chi nhục (Arillus
Litchi) được dùng như Long nhăn. Hạt quả
vải (Lệ chi hạch- Semen Litchi) chữa
đau bụng khi hành kinh, chữa đau dạ dày.
LÔ HỘI
Tên khác: Lưỡi hổ, Nha
đam.
Tên khoa học:
Aloe spp.,
họ Lô hội
(Asphodelaceae). Cây được trồng ở nước
ta, nhiều ở miền Nam Trung bộ.
Bộ phận dùng:
Dịch ép, cô đặc, đóng thành
bánh., gel.
Thành phần hoá học
chính: Các
dẫn chất anthranoid.
Công dụng, cách dùng: 0,05- 0,1g kích thích nhẹ
niêm mạc, giúp tiêu hoá, ăn uống không tiêu. Liều lớn
chữa nhức đầu, sung huyết phổi, sung huyết
các phủ tạng.
Chú ư: Nhựa Lô hội độc,
liều cao (trên 8g) có thể gây ngộ độc chết
người. Phụ nữ có thai, người bị
tiêu chảy không dùng.
- Gel lấy từ lá Lô hội
được dùng để sản xuất nước
uống bổ dưỡng, chế một số loại
mỹ phẩm.
LỘ
LỘ THÔNG
Fructus Liquidambaris.
Nguồn gốc: Quả phơi khô của cây Sau
sau (Liquidambar formosana Hance), họ Sau sau
(Hamamelidaceae). Cây mọc nhiều ở các vùng rừng
thưa miền Bắc và miền Trung nước ta.
Thành phần hoá học
chính: Tanin,
saponin, tinh dầu...
Công dụng, cách dùng:
Chữa phong thấp, làm
thuốc lợi niệu, điều hoà kinh nguyệt,
dùng cho sản phụ ít sữa.
Chú ư: Lá cây Sau sau (Phong hương diệp)
nấu nước uống chữa mẩn ngứa, lợi
niệu.
Người ta dùng cành,
lá cây Sau sau chữa thấp khớp, Dùng nhựa cây làm
thuốc giảm xuất tiết đường hô hấp
(sổ mũi), thuốc bôi ngoài da làm mau lành vết
thương.
LƯU
HUỲNH
Tên khác: Diêm sinh, Lưu hoàng.
Nguồn gốc: Lưu huỳnh là nguyên tố có
sẵn trong thiên nhiên. Tuỳ nguồn gốc và cách chế
biến mà có dạng khác nhau.
Công dụng, cách dùng:
Làm thuốc bội ngoài,
chữa mun nhọt, mụn trứng cá. Chữa người
già bí đại tiện, phong thấp. (Lưu huỳnh
tán nhỏ, cho vào ruột lợn, đem luộc sôi đều
trong 4h lấy ra tán nhỏ viên thành hạt), ngày uống
2-4g.
Làm thuốc tẩy giun,
sán, làm mượt lông cho súc vật.
Dùng trong chế biến
và bảo quản dược liệu.
Chú ư: Gần đây có xu hướng lạm
dụng lưu huỳnh trong chế biến và bảo quản
làm ảnh hưởng đến chất lượng một
số dược liệu như Cúc hoa, Ngưu tất,
Hoài sơn...
LỰU
Tên khoa học:
Punica granatum
L.,
họ Lựu
(Punicaceae). Cây được trồng khắp nơi
trong nước ta để làm cảnh, làm thuốc.
Bộ phận dùng: Vỏ rễ (Cortex
Granati), vỏ thân, vỏ cành, Vỏ quả (Thạch
lựu b́ – Pericarpium Granati).
Thành phần hoá học
chính: Vỏ
(rễ, thân, cành) chứa tanin, alcaloid. Vỏ quả chứa
tanin, chất mầu.
Công dụng, cách dùng: Vỏ rễ, thân, cành:
Diệt sán. Vỏ rễ sắc uống ngày 20-60g,
thường dùng vỏ tươi v́ có nhiều alcaloid. Vỏ
quả chữa lỵ, bạch đới, kinh nguyệt
quá nhiều, nước sắc c̣n dùng ngậm chữa
viêm amidan. Sắc uống mỗi ngày 10- 15g.
Chú ư: Không dùng vỏ rễ cho phụ
nữ có thai và trẻ em.
MA HOÀNG
Herba
Ephedrae
Nguồn gốc: Phần trên mặt đất
phơi hay sấy khô của một số loài Ma hoàng,
thường gặp nhất là Thảo ma hoàng (Ephedra
sinica Stapf.), Mộc tặc ma hoàng (Ephedra equisetina
Bunge.), Trung gian ma hoàng (Ephedra intermedia Schrenk et
Mey.) họ Ma hoàng (Ephedraceae). Nước ta chưa
thấy những cây này. Vị thuốc Ma hoàng phải nhập
hoàn toàn từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học
chính: Alcaloid
(ít nhất 1%), chủ yếu là ephedrin.
Công dụng: Giải cảm không có mồ
hôi, chữa ho, trừ đờm, viêm khí quản, hen suyễn.
Chiết xuất ephedrin bào chế thành viên nén làm thuốc
chữa hen hay dung dịch nhỏ mũi.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 5-10 g, dạng thuốc sắc.
Ghi chú: Rễ Ma hoàng (Radix
Ephedrae - Ma hoàng căn) có tác dụng cầm mồ
hôi.
MẠCH
MÔN
Radix
Ophiopogi
Nguồn gốc: Rễ củ phơi hay sấy
khô của cây Mạch môn (Ophiopogon
japonicus
(Thunb.) Ker. Gawl.),
họ Mạch môn (Haemodoraceae). Cây được
trồng nhiều nơi trong nước ta làm cảnh và
làm thuốc.
Thành phần hoá học
chính: Chất
nhầy, đường, saponin steroid, sitosterol.
Công dụng: Chữa viêm phế quản cấp
tính, chữa ho, long đờm, ho lao, sốt, phiền
khát, thổ huyết, chảy máu cam. Chữa ăn uống
không tiêu, chữa nhồi máu cơ tim.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc,
khi dùng rút bỏ lơi mới có tác dụng tốt.
MẠCH
NHA
Fructus Hordei germinatus
Nguồn gốc: Quả chín của cây Đại
mạch (Hordeum vulgare L., Hordeum sativum Jess.), họ
Lúa (Poaceae), làm mọc mầm, sấy ở nhiệt
độ dưới 600C. Dược liệu
nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học: Trong hạt có tinh bột, chất
béo, protid, đường, các men amylase, maltase, vitamin B, C.
Trong mầm hạt có men giúp sự tiêu hoá.
Công dụng: Thuốc bổ dưỡng, dùng
khi ăn uống kém tiêu, ngực bụng chướng
đau. Chữa phù do thiếu vitamin.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 12-30g dưới dạng
nước pha hay cao mạch nha.
Chú ư: Nước ta có dùng thóc
tẻ (Oryza sativa L. var. utilissima), lấy
hạt, làm nẩy mầm, sấy khô với tên Cốc
nha. Trên thực tế các lương y vẫn dùng hạt
cây Đại mạch không mầm để làm thuốc.
MĂ
ĐỀ
Tên khác: Xa tiền
Tên khoa học:
Plantago major
L.,
họ Mă đề
(Plantaginaceae). Cây mọc hoang nhiều nơi trong nước
ta.
Bộ phận dùng: Toàn cây (Xa tiền thảo
- Herba Plantaginis). Lá (Xa tiền - Folium
Plantaginis). Hạt
(Xa tiền tử -
Semen
Plantaginis).
Thành phần hoá học
chính: Lá chứa flavonoid, vitamin
K, muối kali.Hạt có chất nhầy, acid plantenolic,
succinic…
Công dụng: Chữa phù thũng, bí tiểu tiện,
đi tiểu ra máu, ho lâu ngày, viêm khí quản, đau mắt
đỏ, mụn nhọt.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10-20g lá hoặc 6-12g hạt
dưới dạng thuốc sắc. Lá tươi giă nhỏ
đắp lên mụn nhọt, toàn cây nấu thành cao
đặc chữa bỏng.
MĂ TIỀN
Semen
Strychni
Nguồn gốc: Hạt phơi hay sấy khô của
cây Mă tiền
(Strychnos
nux-vomica
L.)
hoặc một số
loài khác
thuộc chi Strychnos,, họ Mă tiền
(Loganiaceae). Cây mọc hoang ở các vùng núi nước
ta.
Thành phần hoá học
chính: Alcaloid
(strychnine, brucin) .
Công dụng: Kích thích tiêu hoá, chữa
nhức mỏi chân tay. Chiết xuất strychnin và brucin
dùng trong y học hiện đại.
Cách dùng, liều lượng:
- Mă tiền
sống: Dùng dưới dạng cồn xoa bóp bên ngoài.
- Mă tiền chế: Mă tiền
dùng trong phải chế với một số phụ liệu
như nước vo gạo, dầu vừng. Dùng dưới
dạng thuốc bột hay thuốc sắc. Ngày uống
0,1-0,3g, dùng phối hợp với các thuốc khác, uống
lúc no. Trẻ em dưới 3 tuổi không được
dùng.
Ghi chú: Thuốc độc bảng
A.
MẠN
KINH TỬ
Fructus Viticis
Tên khác: Quan âm biển.
Nguồn gốc: Dược liệu là quả
chín đă phơi hay sấy khô của cây Mạn kinh (Vitex
trifolia L.) hay cây Mạn kinh đơn diệp
(Vitex
trifolia L. var. simplicifolia Cham.), họ Cỏ roi ngựa
(Verbenaceae). Cây mọc hoang nhiều ở các vùng rừng
núi và ven biển nước ta.
Thành phần hoá học
chính: Tinh
dầu (chủ yếu là Camphor và pinen), alcaloid.
Công dụng: Chữa sốt, cảm mạo,
nhức đầu, đau mắt, hoa mắt chóng mặt,
tê buốt.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc
hoặc 2-3g dưới dạng bột hay ngâm rượu.
MẦN
TƯỚI
Tên khác: Lan thảo, Hương
thảo.
Tên khoa học:
Eupatorium fortunei
Turcz., họ Cúc
(Asteraceae) Cây mọc hoang và được trồng làm
thuốc.
Bộ phận dùng: Phần trên mặt
đất phơi hay sấy khô (Herba Eupatorii).
Thành phần hoá học
chính: Coumarin.
Công dụng: Lợi tiểu, chữa
sốt, chữa mụn nhọt, lở ngứa.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày
50-150g cây tươi dưới dạng thuốc sắc.
Chú ư: Cây Mần tưới trắng
(Eupatorium staechadosmum Hance) giải cảm, chữa
kinh nguyệt không đều. Cây Mần tưới tía
(Ba dót, Bả dột) (Eupatorium ayapana Vent.) dùng trong
dân gian chữa cao huyết áp.
MÀNG TANG
Tên khoa học:
Litsea cubeba (Lour.) Pers.
Syn.,
Litsea citrata Bl., Laurus cubeba Lour., họ Long năo (Lauraceae).
Bộ phận dùng: Rễ, quả, cành lá.
Thành phần hóa học chính: Nhiều bộ phận cây Màng tang có tinh
dầu, tinh dầu quả chứa tới 70% citral, tinh dầu lá chứa 80% cineol, tinh dầu
vỏ thân chứa 36% geraniol. Ngoài tinh dầu trong cây Màng tang c̣n chứa
alcaloid và các chất khác.
Công dụng: Cất tinh dầu sử dụng làm chất thơm trong sản xuất
xà pḥng và nước hoa, chữa cảm lạnh, đau bụng lạnh.
Cách dùng, liệu lượng: Mỗi ngày 3-10g quả hoặc 10-15g rễ dưới
dạng thuốc sắc. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
MĂNG
CỤT
Tên khác: Sơn trúc tử, Cây
măng, Giáng châu.
Tên khoa học: Garcinia mangostana L.,
họ Bứa (Clusiaceae). Cây được trồng ở
các tỉnh phía Nam nước ta để lấy quả
ăn.
Bộ phận
dùng: Vỏ
quả và vỏ cây (Pericarpium et Cortex Garciniae
Mangostanae). Vỏ quả thu thập vào mùa quả
chín, phơi khô cất dành dùng làm thuốc.
Thành phần
hoá học chính: Vỏ quả chứa tanin, nhựa, flavonoid, vỏ
cây có hàm lượng tanin cao.
Công dụng: Làm thuốc chống
viêm, chữa tiêu chảy, ức chế dị ứng,
làm giăn phế quản trong điều trị hen suyễn.
Làm thuốc chống dịch tả, bệnh lỵ,
kháng vi khuẩn, kháng vi sinh vật, chống suy giảm
miễn dịch, chữa vết thương ngoài da.
Cách dùng, liều
lượng: Ngày dùng 20-40g, có thể dùng tới 60g, dạng thuốc
sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị khác.
MẬT
GẤU
Tên khác: Hùng đởm.
Nguồn gốc: Mật của một số
loài Gấu
(Ursus spp)
như Gấu ngựa, Gấu chó,
họ Gấu (Ursidae).
Thành phần hoá học
chính: Acid
ursodesoxycholic, muối kim loại của acid cholic,
cholesterol, sắc tố mật...
Công dụng: Làm thuốc xoa bóp chữa
viêm tấy, đau nhức, tụ máu bầm tím do ngă hay
chấn thương. Chữa viêm loét dạ dày, mật
và tụy hoạt động kém, sỏi mật, viêm khớp,
viêm xoang...Gần đây mật gấu được
dùng kết hợp với các phương pháp trị liệu
khác để điều trị một số một số
trường hợp ung thư.
Cách dùng, liều lượng: Mật gấu hoà tan
trong rượu, dùng để uống và xoa bóp chỗ
sưng đau. Mỗi ngày uống 0,3g mật gấu pha
với rượu hoặc nước sôi.
MẬT
ONG
Mel
Tên khác: Bách hoa tinh, Bách hoa cao,
Phong mật.
Nguồn gốc: Là mật lấy từ
tổ của Ong mật gốc Á (Apis cerana Fabricius)
hay Ong mật gốc Âu (Apis melifera L.), họ Ong mật
(Apidae).
Thành phần hoá học
chính: Đường
đơn, muối vô cơ, acid hữu cơ, men.
Công dụng: Thuốc bổ, làm giảm
độ acid của dịch vị, điều trị
loét dạ dày, Mật ong được sử dụng
làm tá dược trong các sản phẩm bào chế
Đông dược...
Cách dùng, liều lượng: Ngày 10-50g dùng riêng hay phối
hợp với các vị thuốc khác.
Nhiều sản phẩm
từ Ong mật được sử dụng làm thuốc
như phấn hoa, sữa ong chúa, sáp...
MẪU
ĐƠN B̀
Cortex Paeoniae suffruticosae
(Cortex Moutan Radicis)
Tên khác: Đan b́, Đơn b́
Nguồn gốc: Vỏ rễ khô của cây Mẫu
đơn (Paeonia suffruticosa Andr.), họ Hoàng
liên (Ranunculaceae). Vị thuốc phải nhập từ
Trung Quốc.
Thành phần hoá học
chính: Alcaloid,
saponin, có glycosid khi thuỷ phân cho paeonol (C9H10O3)
và glucose.
Công dụng: Chữa phát ban, nôn ra máu, chảy
máu cam, kinh nguyệt bế tắc, ung nhọt, kinh giản
co giật.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 5-10g, dạng thuốc sắc.
Chú ư: Phụ nữ mới có thai không
nên dùng.
MẪU
LỆ
Concha Ostreae
Tên khác: Vỏ hà, Vỏ hàu.
Nguồn gốc: Vỏ khô của nhiều
loài Hàu (Ostrea spp.), họ Mẫu lệ
(Ostreidae). Đa số các loài hầu này sống ở những
vùng biển ấm.
Thành phần hoá học
chính: Calci
carbonat (80-95%), calci phosphat và sulphat, c̣n có Mg, Al, Fe.
Công dụng: Mẫu lệ dùng làm thuốc
bổ, chữa bệnh có nhiều mồ hôi, chữa
đau dạ dày, cơ thể suy nhược, băng
huyết, chữa mụn nhọt, lở loét. Bột Mẫu
lệ nung (Đoạn mẫu lệ) dùng bôi ngoài chữa
mụn nhọt mới sưng, chưa thành mủ.
Cách dùng, liều lượng: Mẫu lệ khô, khi dùng rửa
sạch, làm khô, tán vụn thành bột hoặc nung rồi
mới tán bột. Mỗi ngày uống từ 3-6g.
MÍA D̉
Tên khác: Cát lối, Đọt đắng.
Tên khoa học:
Costus speciosus
Smith.,
họ Gừng (Zingiberaceae). Cây mọc hoang khắp
nơi trong nước ta, thường ưa những
nơi ẩm thấp.
Bộ phận dùng: Thân rễ.
Thành phần hoá học
chính: Thân
rễ Mía ḍ chứa saponin steroid (diosgenin, tigogenin).
Công dụng, cách dùng: Chữa viêm thận, phù
thũng, chữa viêm gan cổ chướng.Thân rễ sắc
uống chữa sốt, chữa tiểu buốt, tiểu
rắt, nước tiểu vàng, chữa viêm bàng quang, làm
ra mồ hôi. Ngày dùng 10-20g.
Thân rễ Mía ḍ là nguồn
dược liệu có tiềm năng dùng để chiết
xuất diosgenin.
MIẾT
GIÁP
Carapax Trionycis
Tên khác: Mai ba ba, Thuỷ ngư xác, Giáp
ngư, Miết xác.
Nguồn gốc:
Dược
liệu là mai con Ba ba (Trionyx sinensis Wiegmann.), họ
Baba (Triomychidae).
Thành phần hoá học:
Miết giáp
chứa keratin, iod, vitamin D, muối khoáng.
Công dụng: Miết giáp được dùng
làm thuốc bổ dưỡng, chữa đau nhức
xương, huyết áp cao, trẻ em sốt co giật,
phụ nữ bế kinh, ung nhọt. Chữa hen suyễn.
Cách dùng, liều
lượng: Ngày
dùng 10-30g, dạng thuốc sắc, bột, cao thường
dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Chú ư: Người ăn không tiêu, tiêu
chảy, phụ nữ có thai không dùng Miết giáp.
Có nhiều loài Baba khác
nhau đều được sử dụng để
thu vị thuốc Miết giáp.
MINH GIAO
Colla
Bovis
Nguồn gốc: Vị thuốc là keo chế
từ da trâu (Babulus babulis L.) hoặc ḅ (Bos taurus
L.), họ Trâu ḅ (Bovidae).
Thành phần hoá học
chính: collagen,
muối calci.
Công dụng: Bổ, thuốc cầm máu khi
băng huyết, thổ huyết và chữa các chứng
ra máu (lỵ, ho, đi tiểu ra máu), động thai,
kinh nguyệt không đều, c̣n dùng làm thuốc an thần.
Cách dùng, liều lượng: 4-12g mỗi ngày, dạng thuốc
sắc hoặc ngâm rượu uống.
Ghi chú: A giao (Colla Asini)
là keo chế từ da lừa (Equis asinus L.), họ
Ngựa (Equidae), công dụng như Minh giao. Nước
ta phải nhập A giao từ Trung Quốc, Mông cổ.
MÓNG
LƯNG RỒNG
Tên khác: Chân vịt, Quyển bá,
Hồi sinh thảo, Trường sinh thảo, Quyển
bá trường sinh.
Tên khoa học:
Selaginella tamariscina
(Beauv.) Spring., họ Quyển bá (Selaginellaceae).
Bộ phận dùng: Toàn cây (Herba
Selaginellae).
Thành phần hoá học
chính: Flavonoid.
Công dụng: Toàn cây Móng lưng rồng
dùng chữa ho ra máu, nôn ra máu. Chữa bỏng lửa,
váng đầu hoa mắt, vàng da. Chữa ung thư phổi,
ung thư ṿm họng.
Cách dùng, liều lượng:
Mỗi
ngày dung 20-30g dạng thuốc sắc hay bột.
Chú ư: Cây Móng lưng rồng
được bán ở một số chợ phía Bắc
nước ta để chữa nhiều thứ bệnh
khác nhau.
Loài Quyển bá tràng chim (Selaginella
involvens Spring) cũng được dùng với cùng
công dụng.
MƠ
Tên khoa học: Prunus mome Sieb. et
Zucc., họ Hoa hồng (Rosaceae). Cây được
trồng ở nhiều địa phương để
lấy quả.
Bộ phận dùng: Quả già đă chế
muối (Mơ muối - Fructus Mume preparatus),
Nhân hạt (Hạnh nhân - Semen Armeniacae amarum).
Thành phần hoá học: Thịt quả chứa acid hữu
cơ, flavonoid, carotenoid. Nhân hạt ngoài dầu béo (35-40%)
c̣n có chứa glycosid cyanogenic là amigdalin.
Công dụng: Mơ muối chữa ho, trừ
đờm, tức thở, phù thũng.
Dầu hạt mơ (dầu
hạnh nhân) được dùng làm thuốc bổ, thuốc
nhuận tràng...
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng
3-6g mơ muối, có thể dùng dạng thuốc sắc,
thuốc hoàn...
MƠ
LÔNG
Tên khác: Mơ tam thể
Tên khoa học: .Paederia tomentosa L.,, họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây mọc hoang khắp nơi và được trồng
ở các bờ rào để làm thuốc, làm rau ăn.
Thành phần hoá học
chính: Lá
Mơ lông chứa tinh dầu, alcaloid, các acid béo.
Công dụng: Lá Mơ lông dùng để
chữa lỵ trực trùng và lỵ amip. Chữa đau
đại tràng, chữa ho.
Cách dùng, liều lượng:
Dùng khoảng
50g lá Mơ lông, rửa sạch, thái nhỏ, trộn với
trứng gà, bọc vào lá chuối đem nướng hoặc
đặt rán trên chảo (không có mỡ) cho thơm. Ngày
ăn 2-3 lần, trong 5-8 ngày.
MỘC
HƯƠNG
Radix Saussureae lappae (Radix Aucklandiae)
Tên khác: Vân mộc hương, Quảng
mộc hương.
Nguồn gốc: Dược liệu là rễ
đă phơi hay sấy khô của cây Mộc hương
(Saussurea lappa Clarke. = Aucklandia lappa Decne), họ
Cúc (Asteraceae). Cây ưa khí hậu mát, nước ta có trồng
cây này. Phần lớn dược liệu c̣n phải nhập.
Thành phần hoá học
chính: Tinh
dầu, alcaloid, acid amin.
Công dụng: Chữa tiêu chảy, lỵ cấp,
mạn tính, viêm đại tràng mạn, viêm loét dạ dày
tá tràng. Chữa xơ gan, viêm thận...
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-6g dạng thuốc sắc
hoặc bột, thường dùng kết hợp với
các vị thuốc khác.
Ghi chú: Trên thị trường sử dụng
Mộc hương nam là vỏ cây Rụt (Ilex sp.),
họ Nhựa ruồi (Aquifoliaceae). Một số tỉnh
miền núi nước ta (Hà Giang, Lào Cai...) dùng cây Thổ
mộc hương (Inula helenium L.) cần chú ư phân
biệt.
MỘC
QUA
Fructus Chaenomelis lagenariae
Nguồn gốc: Dược liệu là quả
chín, bổ dọc phơi khô của cây Mộc qua (Chaenomeles
lagenaria (Loisel.) Koidz. = Cydonia lagenaria Loisel), họ
Hoa hồng (Rosaceae).
Bộ phận dùng: Quả.
Thành phần hoá học
chính: Saponin,
flavonoid, acid hữu cơ, đường, tanin.
Công dụng: Chữa phong thấp, đau nhức
khớp, chân tay tê mỏi, đau nhức, ho lâu ngày không
khỏi. Chữa thủy thũng, thổ tả, kiết
lỵ.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc
thường dùng phối hợp với các vị thuốc
như Kỷ tử, Ngọc trúc, Ngũ gia b́, Độc
hoạt, Đương quy...
MỘC
TẶC
Tên khác: Cỏ tháp bút, Tiết cốt
thảo, Mộc tặc thảo.
Tên khoa học:
Equisetum debile Roxb.), họ Mộc tặc
(Equisetaceae). Cây mọc hoang nhiều ở những
vùng đất ẩm dọc khe, suối ở nhiều
tỉnh nước ta.
Bộ phận dùng: Phần trên mặt
đất (Herba Equiseti debilis) đă phơi hay
sấy khô.
Thành phần hoá học
chính: Alcaloid,
flavonoid, vitamin...
Công dụng: Chữa mắt đau
lâu ngày, mắt bị màng che, các chứng bệnh về mắt
khác. Chữa băng huyết, rong huyết kéo dài. Chữa
viêm gan, viêm thận, viêm bàng quang. Chữa đi tiểu
ra sỏi, ra cặn trắng. Làm thuốc lợi tiểu.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng
4-12g kết hợp với thuốc khác, dạng thuốc
sắc hoặc hoàn tán..
MỘC THÔNG
Caulis Clematidis
Nguồn gốc: Thân leo đă phơi hay
sấy khô của cây Tiểu mộc thông (Clematis
armandii Franch), hoặc cây Tú cầu đằng (Clematis
montana Buch-Ham. ex DC.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae).
Công dụng: Làm thuốc lợi tiểu,
chữa tiểu tiện đau buốt, tiểu tiện
ra huyết, phù thũng.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 4-6g dưới dạng
thuốc sắc; dùng riêng hay phối hợp với các vị
thuốc khác.
Chú ư: Mộc thông là vị thuốc
vừa nhập của Trung Quốc, vừa khai thác trong
nước. Người ta sử dụng nhiều cây
thuộc các họ thực vật khác nhau để thu vị
thuốc Mộc thông. Ví dụ: thân cành cây Mộc thông (Iodes
ovalis Blume var. vitiginea (Hance) Gagnep = Iodes vitiginea
(Hance) Hemsl.), họ Mộc thông (Phytocrenaceae); Cây Bạch
mộc thông (Akebia quinata Decne), họ Lạc di
(Lardizabalaceae).
MỘT
DƯỢC
Myrrha
Nguồn gốc: Vị thuốc là gôm nhựa
lấy ra từ cây Commiphora molmol Engler hay Commiphora
abyssinica Engler, họ Trám (Burceraceae). Cây này
chưa thấy ở nước ta. Vị thuốc phải
nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học
chính: Nhựa,
tinh dầu, gôm.
Công dụng: Sinh cơ, chữa vết
thương do chém, chặt, chữa phù thũng, điều
kinh.
Làm hương liệu
trong ngành sản xuất nước hoa.
Cách dùng, liều lượng:
0,2-2g mỗi
ngày, dạng thuốc sắc, hoàn tán. Có thể có dạng
cao dán vào chỗ nhọt sưng đau.
MUỒNG
TRÂU
Tên khoa học:
Cassia alata L., họ
Đậu (Fabaceae). Cây mọc hoang và được trồng
ở nhiều nơi, có nhiều ở miền Nam và miền
Trung nước ta.
Bộ phận dùng: Lá (Folium Cassiae alatae),
rễ (Radix Cassiae alatae), quả, thân.
Thành phần hoá học
chính: Anthranoid.
Công dụng: Lá, rễ dùng để
chữa hắc lào. Lá, quả, thân dùng làm thuốc nhuận
tràng.
Cách dùng, liều lượng: Lá, cành, rễ phơi
khô, sắc uống làm thuốc chữa táo bón, phù thũng,
đau gan, vàng da. Kết hợp với các vị thuốc
khác chữa thấp khớp, viêm thần kinh toạ. Ngày
dùng 6-12g dược liệu khô. Lá, rễ không kể liều
lượng giă nhỏ, ép lấy nước, bôi lên chỗ
hắc lào đă cạo tróc vẩy.
Chú ư: Không dùng cho phụ nữ
có thai.
MUỒNG TRUỔNG
Tên khác: Cây đ̣, Sẻn,
Màn tàn, Sén lai, Hoàng mộc dài.
Tên khoa học:
Zanthoxylum avicenniae (Lamk.) DC. syn. Fagara
avicennae Lamk., họ Cam (Rutaceae). Cây mọc nhiều
ở vùng rừng núi miền Bắc, miền Trung.
Bộ phận dùng: Rễ, lá và
quả (Radix, Folium et Fructus Zanthoxyli Avicennae). Thu hái
rễ, lá quanh năm, quả thu hoạch vào mùa thu đông. Lá dùng tươi, rễ quả
thường dùng khô.
Thành phần hoá học chính:
Hạt chứa dầu, quả và lá đều có chứa một ít tinh dầu có mùi thơm của
citronellal.
Công dụng: Rễ, vỏ rễ,
vỏ thân, chữa ghẻ, mẩn ngứa, lở loét. Rễ chữa viêm gan, vàng da, viêm thận
thuỷ thũng, phong thấp đau nhức gân cốt. Dùng chữa đ̣n ngă tổn thương, đau
thắt lưng, viêm tuyến vú, nhọt, và viêm mủ da. Quả dùng trị đau dạ dày, đau
bụng.
Cách dùng, liều lượng:
Liều dùng rễ 30-60g, quả 3-6g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với
các vị thuốc khác. Dùng ngoài lấy lá giă đắp hoặc nấu nước tắm rửa chỗ mẩn
ngứa, ghẻ lở.
MỨC
HOA TRẮNG
Tên khác: Cây sừng trâu, Mức lá to, Mức
hoa trắng, Mộc hoa trắng, Thừng mực.
Tên khoa học: Holarrhena antidysenteria
Wall, họ Trúc đào (Apocynaceae). Cây mọc hoang ở nhiều
nơi trong nước ta.
Bộ phận dùng: Hạt, vỏ thân.
Thành phần hoá học
chính: Alcaloid
(conesin, norconesin, holarhenin...), trong hạt c̣n có nhiều dầu
béo.
Công dụng: Chữa lỵ amip, tiêu
chảy, chữa giun sán.
Cách dùng, liều lượng: Thường dùng dưới
dạng bột, cồn thuốc, cao lỏng. Bột vỏ
thân ngày uống 10g, bột hạt ngày uống 3-6g. Cồn
hạt (1/5) ngày 2-6g; Cao lỏng (1/1) ngày uống 1-3g.
Từ cây Thừng mực
nước ta có sản xuất các chế phẩm: Viên
Holanin (hỗn hợp alcaloid), thuốc tiêm conessin
hydrochlorid hoặc conessin hydrobromid.
MƯỚP
ĐẮNG
Tên khác: Khổ qua.
Tên khoa học:
Momordica charantia L.,
họ Bí (Cucurbitaceae). Cây được trồng khắp
các tỉnh trong nước ta.
Bộ phận dùng:
Quả, hạt.
Thành phần hoá học
chính:
Quả chứa polyphenol,
flavonoid, vitamin B1, C. Hạt chứa chất béo, chất
đắng.
Công dụng: Chữa ho, sốt, tắm
cho trẻ con trừ rôm sẩy, dùng trong các bài thuốc
điều trị tiểu đường. Chữa viêm
gan mạn tính, vàng da kéo dài, đầy bụng chậm
tiêu, tiểu tiện ít, rối loạn tiêu hóa, đi
ngoài phân lỏng. Chữa khí hư bạch đới,
khí hư ra nhiều, đau lưng, mỏi gối, ù tai,
hoa mắt.
Cách dùng, liều lượng: 2-3 quả nấu với
nước tắm cho trẻ em, nấu canh (quả
tươi), hăm uống như chè (quả khô).
NÁNG HOA
TRẮNG
Tên khác: Lá náng.
Tên khoa học:
Crinum asiaticum L., họ
Thuỷ tiên (Amaryllidaceae). Cây mọc hoang ở nhiều
nơi và được trồng để làm cảnh.
Bộ phận dùng: Lá, thân hành.
Thành phần hoá học
chính: Thân
hành, lá chứa alcaloid (Lycorin, crinamin...).
Công dụng, cách dùng: Lá tươi giă nát,
đắp chữa mụn nhọt, viêm da có mủ. Lá giă
nát, hơ nóng, đắp chữa sưng, tụ máu do
ngă, dùng để bó găy xương, bong gân, sai khớp. Thân
hành giă, nướng đắp chữa thấp khớp,
nhức mỏi. Lá khô sắc nước uống chữa
trĩ ngoại...
NGẢI
CỨU
Tên khác: Ngải diệp.
Tên khoa học:
Artemisia vulgaris L. họ
Cúc (Asteraceae). Cây mọc hoang nhiều nơi ở
nước ta và nhiều nước khác.
Bộ phận dùng: Lá, cành non (Folium
Artemisiae). Lá phơi khô, tán nhỏ, rây lấy phần
mịn gọi là Ngải nhung.
Thành phần hoá học
chính: Tinh
dầu, flavonoid.
Công dụng: Điều kinh, an thai,
chữa lỵ, thổ huyết, máu cam, băng huyết,
lậu huyết, bạch đới, đau dây thần
kinh, chữa tăng huyết áp. Lá khô dùng làm mồi cứu
trên các huyệt.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 6-12g, sắc hoặc
hăm, chia làm 3 lần uống. Uống vào tuần lễ
trước khi có kinh. Có thể dùng dạng bột, ngày
5-10g. Lá sao nóng chườm vào chỗ đau.
Chú ư: Các địa
phương vùng núi có loài Ngải dại (Artemisia
vulgaris L. var. indica (Willd) DC.) có thể dùng thay Ngải
cứu.
NGHỆ (Khương hoàng)
Rhizoma Curcumae longae
Nguồn gốc: Thân rễ phơi hay sấy
khô của cây Nghệ (Curcuma longa L. = Curcuma
domestica Valet.), họ Gừng (Zingiberaceae).
Cây trồng nhiều nơi trong nước ta.
Thành phần hoá học
chính: Tinh
dầu, curcumin.
Công dụng: Làm gia vị, chất
màu. Chữa huyết ứ, phụ nữ kinh nguyệt
không đều, bế kinh, sau khi đẻ huyết xấu
không ra hết, ứ huyết sưng đau, chấn
thương tụ máu, chữa đau dạ dày, dùng ngoài
chữa vết thương lâu lên da non, vết bỏng.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 2-10g, dạng bột hay thuốc
sắc, dùng riêng hay kết hợp với các vị thuốc
khác. Nghệ tươi giă nhỏ vắt lấy nước
bôi chỗ lở loét, vết bỏng. Nghệ làm nguyên liệu
chiết xuất curcumin.
Chú ư: Không dùng Khương hoàng cho phụ
nữ có thai.
NGHỆ ĐEN
Rhizoma Curcumae aeruginosae
Tên khác: Nga truật, Nghệ tím.
Nguồn gốc: Là thân rễ đă phơi khô của
cây Nghệ đen (Curcuma aeruginosa Rosc.), họ Gừng
(Zingiberaceae). Cây mọc hoang ở nhiều địa
phương nước ta.
Thành phần hoá học
chính: Tinh dầu, tinh bột,
coumarin.
Công dụng: Chữa đau bụng, đau ngực,
ăn uống không tiêu, chấn thương tụ máu, bế
kinh.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 3-6g, dạng thuốc sắc
hay bột.
Chú ư: Cơ thể suy yếu, có thai
không nên dùng.
Vị Nga truật của
Trung Quốc (Rhizoma zedoaria) là thân rễ cây Nga
truật (Curcuma zedoaria Rosc.).
Chuyển
lên đầu trang
NGHỂ
Herba Polygoni hydropipeis
Tên khác: Nghể răm, Rau nghể,
Thuỷ liễu.
Nguồn gốc: Toàn cây phơi hay sấy
khô của cây Nghể (Polygonum hydropiper L. = Persicaria
hydropiper (L.) Spoch.), họ Rau răm (Polygonaceae).
Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta.
Thành phần hoá học
chính: Anthranoid,
flavonoid, tinh dầu, các acid hữu cơ, tanin.
Công dụng: Làm thuốc cầm máu,
nhuận trang, thông tiểu, chữa giun, chữa rắn
cắn.
Cách dùng, liều lượng: Dạng cao lỏng uống
30-40 giọt để cầm máu khi băng huyết
trong sản khoa. Chữa rắn cắn: uống nước
sắc ngọn lá Nghể với một số vị
thuốc khác, lấy bă đắp lên chỗ rắn cắn.
NGỌC
TRÚC
Rhizoma Polygonati officinalis
Nguồn gốc: Thân rễ cây Ngọc trúc (Polygonatum
officinale All. = Polygonatum vulgare Desf.), họ Thiên môn
(Asparagaceae). Cây mọc hoang ở một số vùng
núi nước ta.
Thành phần hoá học:
Đường,
chất nhầy, flavonoid, saponin, các chất vô cơ...
Công dụng: Chữa lao phổi, viêm
màng phổi do lao, trị ho, táo kết, ra mồ hôi trộm,
cơ thể suy nhược. Chữa thấp khớp, chữa
đau mắt đỏ.
Cách dùng, liều
lượng: Ngày 6-12g, dạng thuốc sắc, hoàn, tán, rượu
thuốc, thường dùng phối hợp Ngọc trúc với
các vị thuốc khác.
Chú ư: Cần chú ư phân biệt
cây Ngọc trúc với các loài Hoàng tinh (Polygonatum kingianum
Coll et Hemsl., Polygonatum sibiricum Red.) (xem 186. Hoàng
tinh).
NGÔ THÙ
DU
Fructus Evodiae
Nguồn gốc: Là quả đă chế biến
khô của cây Ngô thù (Evodia rutaecarpa (Juss.) Benth.), họ
Cam (Rutaceae). Cây mọc hoang ở một số tỉnh
phía Bắc nước ta. Dược liệu c̣n phải
nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học
chính: Tinh
dầu, alcaloid (evodiamin, rutaecarpin, evocarpin...)
Công dụng: Ngô thù du chữa đau bụng lạnh,
ăn không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, thủy thũng. Chữa
viêm loét dạ dày tá tràng. Chữa lỵ cấp tính.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 2-4g dạng thuốc sắc,
hoàn, tán. Thường dùng phối hợp Ngô thù du với
các vị thuốc khác.
NGŨ BỘI TỬ
Galla chinensis
Nguồn gốc: Vị thuốc là tổ đă
phơi hay sấy khô của sâu Schlechtendalia chinensis
Bell., kư sinh trên cây Muối (Rhus sinensis Mill.), họ
Đào lộn hột (Anacardiaceae). Một số tỉnh
ở miền Bắc nước ta có sản xuất
dược liệu này.
Thành phần hoá học
chính: Tanin
(50-70%).
Công dụng: Ngũ bội tử làm
thuốc săn da, chữa đau bụng tiêu chảy, chữa
lỵ, xuất huyết, nôn ra máu, chảy máu cam, ra nhiều
mồ hôi, chữa trẻ em đái dầm, ho, lở
loét...làm nguyên liệu chế tanin.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-8g, dạng thuốc sắc,
bột hoặc viên. Dung dịch Ngũ bội tử
5-10% ngậm điều trị các vết loét trong miệng.
Nước sắc Ngũ bội tử dùng ngoài để
rửa trị lở loét, bỏng.
NGŨ
GIA B̀ CHÂN CHIM
Tên khoa học:
Schefflera heptaphylla (L.) Harms = Schefflera
octophylla Harms., họ Ngũ gia (Araliaceae).
Cây mọc hoang và trồng ở nhiều địa
phương nước ta.
Bộ
phận dùng:
Vỏ thân.
Thành phần
hoá học chính: Saponin, tanin, tinh dầu.
Công dụng:
Vỏ Ngũ gia b́ chân chim sắc nước uống
thay chè làm ăn ngon cơm, chữa đau lưng, nhức
xương, tê bại chân tay, phù thũng.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 10-20g dạng thuốc
sắc hoặc ngâm rượu.
Ghi chú:
Một số vùng ở Nghệ an dùng lá Ngũ gia b́
chân chim với tên lá Lằng để chữa nhiều
bệnh khác nhau.
NGŨ GIA B̀ GAI
Tên khác: Ngũ gia hương, Tam gia b́.
Tên khoa
học:
Acanthopanax
trifoliatus (L.) Merr., Acanthopanax aculeatus Seem, họ Ngũ
gia (Araliaceae). Cây mọc hoang, được trồng ở
các tỉnh miền núi nước ta.
Bộ phận dùng: Vỏ rễ, vỏ
thân (Cortex Radicis et Cortex Acanthopanacis), cành lá.
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu,
saponin.
Công dụng:
Chữa cảm mạo sốt cao, ho, đau ngực,
đau lưng, phong thấp đau nhức khớp. Chữa
viêm tuyến vú, nứt kẽ chân, mụn nhọt. Làm thuốc
bổ nâng cao sức khoẻ, làm tăng trí nhớ.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 30-60g, dạng thuốc
sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc
khác.
Ghi chú:
Nước ta có loài Ngũ gia b́ hương (Acanthopanax
gracilistylus W.W. Sm.) vỏ thân, vỏ rễ có saponin, chất
thơm dùng với công dụng như Ngũ gia b́ gai.
NGŨ LINH CHI
Faeces
Trogopterori
Tên
khác: Thảo linh chi, Ngũ linh tử.
Nguồn
gốc: Dược liệu là phân của loài Sóc
bay Trogopterus xanthipes Milne-Edwrds, thuộc họ Sóc bay
(Petauristidae). Loài Sóc này chưa thấy ở nước
ta.
Thành phần
hoá học chính: Chất nhựa, ure, acid uric.
Công dụng:
Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau
bụng, đẻ xong huyết xấu không ra hết
sinh đau bụng, ngực đau, trẻ con bị cam.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày uống 6-12g dưới
dạng thuốc sắc hay thuốc viên.
NGŨ VỊ TỬ
Fructus
Schisandrae
Nguồn
gốc : Vị thuốc là quả chín đă
phơi hay sấy khô của cây Ngũ vị Bắc (Schisandra
chinensis Baill.), họ Ngũ vị (Schisandraceae).
Cây mọc hoang ở các nước phương Bắc,
được trồng ở Trung Quốc. Nước
ta chưa thấy cây này.
Thành phần
hoá học chính: Tinh dầu, acid hữu cơ,
vitamin C, đường, chất béo.
Công dụng:
Chữa ho, miệng khô, khát nước, mệt mỏi,
di tinh, tả lỵ lâu ngày, mồ hôi trộm.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 2-4g (có thể
12g). Dạng thuốc sắc, cồn, bột, viên.
Ghi chú:
Một số địa phương nước ta
có cây Nắm cơm (Kadsura japonica L.), họ Ngũ vị
(Schisandraceae), quả gọi là Nam ngũ vị tử
NGƯ TINH THẢO
Tên
khác: Lá giấp, Diếp cá.
Tên khoa
học: Houttuynia cordata Thunb., họ Lá giấp
(Saururaceae). Cây mọc hoang, được trồng
ở vườn để làm thuốc và làm rau.
Bộ
phận dùng: Toàn cây hoặc phần trên mặt
đất (Herba Houttuyniae).
Thành phần
hoá học chính: Tinh dầu, alcaloid, flavonoid.
Công dụng,
liều dùng: Chữa viêm phổi, apxe phổi, chữa
các loại trĩ, ḷi dom, kiết lỵ. Chữa viêm ruột,
viêm xoang nhiễm khuẩn, đau mắt đỏ, bí tiểu
tiện, kinh nguyệt khó khăn, không đều. Ngày
dùng 6-12g khô hoặc 20-40g tươi dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài lấy lá tươi giă nhỏ đắp.
NGƯU BÀNG TỬ
Fructus Arctii
Tên
khác: Đại lực tử, Hắc phong tử.
Nguồn
gốc : Vị thuốc là quả chín đă
phơi khô của cây Ngưu bàng (Arctium lappa L.), họ
Cúc (Asteraceae). Vị thuốc phải nhập từ
Trung Quốc.
Thành phần
hoá học chính: Chất béo, alcaloid.
Công dụng:
Chữa cảm sốt, viêm họng, viêm loét lợi,
viêm phổi, viêm tai, chữa ban sởi không mọc
được, chữa quai bị, chữa phù thận cấp...
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 6-10g, dạng thuốc
sắc, thường dùng kết hợp với các vị
thuốc khác.
Ghi chú:
Rễ Ngưu bàng được dùng dưới dạng
thực phẩm dinh dưỡng để thông tiểu,
chữa thấp khớp, tiểu đường, chữa
trứng cá, mụn nhọt...
NGƯU HOÀNG
Calculus
Bovis
Nguồn
gốc: Sỏi mật khô của Ḅ (Bos taurus
domesticus Gmelin), thuộc họ Ḅ (Bovidae).
Thành phần
hoá học chính: Acid cholic, cholesterol, acid béo, este
phosphoric...
Công dụng:
Ngưu hoàng dùng để chữa sốt cao, co giật,
chữa phát cuồng, kinh phong. Chữa mụn nhọt
viêm họng, sưng họng, viêm miệng, lưỡi.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 0,15-0,35g dạng
thuốc bột hoặc hoàn tán.
Chú ư:
Sạn, sỏi mật của con Trâu (Bubalus bubalis
L.) cũng được chế biến, sử dụng
như sỏi mật của ḅ.
Phụ nữ
có thai không được dùng Ngưu hoàng.
NGƯU TẤT
Radix
Achiranthis bidentatae
Tên
khác: Hoài ngưu tất.
Nguồn
gốc: Dược liệu là rễ đă chế
biến phơi sấy khô của cây Ngưu tất (Achyranthes
bidentata Blume.), họ Rau dền (Amaranthaceae).
Cây được trồng ở nhiều địa
phương nước ta.
Thành phần
hoá học chính: Saponin triterpenoid, hydratcarbon.
Công dụng:
Dùng sống trị cổ họng sưng đau,
ung nhọt, chấn thương tụ máu, bế kinh, tiểu
tiện ra máu, viêm khớp. Tẩm rượu trị
đau lưng, mỏi gối, chân tay co quắp, tê bại.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 3-9g, dạng thuốc
sắc. Viên Bidentin dùng theo y học hiện đại.
Chú ư:
Phụ nữ có thai, đang hành kinh không được
dùng.
Ghi chú:
Ngưu tất nam là rễ cây Cỏ xước (Achyranthes
aspera L.), cùng họ Rau dền, mọc hoang nhiều
nơi ở nước ta có thể dùng thay vị
Ngưu tất.
NHA ĐẢM TỬ
Fructus
Bruceae
Nguồn
gốc: Quả đă phơi hay sấy khô của
cây Sầu đâu cứt chuột, c̣n gọi là cây Xoan rừng
(Brucea javanica Merr.= Brucea sumatrana Roxb.), họ
Thanh thất (Simarubaceae). Cây mọc hoang ở nhiều
vùng rừng núi nước ta.
Thành phần
hoá học chính: Dầu béo, các chất đắng,
saponin...
Công dụng:
Chữa lỵ amip, sốt rét, viêm ruột, trĩ
ngoại.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-16g dạng thuốc
sắc hoặc bột.
Chú ư: Cây
Sầu đâu cứt chuột c̣n gọi là cây Khổ sâm
cho quả, cây xoan rừng, Sầu đâu rừng.
NHÂN SÂM
Radix Ginseng
Tên
khác: Đường sâm, Hồng sâm, Sâm Cao ly.Viên
sâm.
Nguồn
gốc: Dược liệu là rễ đă chế
biến của cây Nhân sâm (Panax ginseng C.A.Mey.), họ
Ngũ gia (Araliaceae). Nước ta chưa trồng
được cây này. Dược liệu nhập từ
các nước khác.
Thành phần
hoá học chính: Saponin triterpenoid, vitamin, đường,
tinh bột.
Công dụng:
Thuốc bổ, chữa bệnh thần kinh suy
nhược, ăn ít, ho suyễn, nôn mửa, hồi hộp,
sợ hăi.
Cách
dùng, liều lượng: 2-6g một ngày. Dạng
thuốc bột, thuốc sắc, cao lỏng, rượu
thuốc.
Chú ư:
Không dùng khi đang đại tiện lỏng, người
khó ngủ không nên dùng vào buổi chiều tối. Nhân sâm
phản Lê lô, Ngũ linh chi.
NHÂN TRẦN
Herba
Adenosmatis caerulei
Nguồn
gốc: Thân, cành mang lá, hoa đă phơi khô của
cây Nhân trần (Adenosma caeruleum R.Br), họ Hoa
mơm chó (Scrophulariaceae). Cây mọc hoang ở nhiều
nơi trong nước ta.
Thành phần
hoá học chính: Tinh dầu, flavonoid.
Công dụng:
Chữa bệnh hoàng đản, viêm gan, tiểu vàng, tiểu
đục, dùng cho phụ nữ sau khi đẻ (dùng
riêng hay phối hợp Ích mẫu) để giúp tiêu hoá,
ăn ngon cơm.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 8-20g, dạng
thuốc sắc, thuốc viên, dùng riêng hay phối hợp
với các vị thuốc khác.
Chú ư: Người
ta c̣n dùng thân cành mang lá, hoa của cây Bồ bồ, c̣n gọi
là Nhân trần bồ bồ (Adenosma indianum (Lour.)
Merr.) với công dụng như Nhân trần.
NHÓ ĐÔNG
Tên khoa
học: Psychochia morindoides Hutch, họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây mọc hoang ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc
nước ta.
Bộ
phận dùng: Phần trên mặt đất.
Thành phần
hoá học chính: Phần trên mặt đất của
cây Nhó đông chứa anthranoid, các acid hữu cơ,
carbohydrat...
Công dụng:
Được dùng theo kinh nghiệm dân gian của
một số dân tộc phía Bắc để chữa
viêm gan virus, vàng da và hội chứng khi bị bệnh
gan.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 8-20g, dạng thuốc
sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc
khác.
NHŨ HƯƠNG
Olibanum
Nguồn
gốc: Là chất nhựa dầu lấy từ
cây Nhũ hương (Pistacia lentiscus L.), họ
Đào lộn hột (Anacardiaceae). Cây này chưa
thấy ở nước ta. Dược liệu phải
nhập.
Thành phần
hoá học chính: Tinh dầu, một số acid
thơm (masticic, masticonic).
Công dụng:
Nhũ hương dùng để chế cao dán chữa
ung nhọt sưng đau. Khi uống Nhũ hương
xuất tiết qua đường hô hấp và tiết
niệu nên có tác dụng chữa viêm phế quản, ho,
bí tiểu tiện. Nhũ hương chế thành thuốc
ngậm chữa viêm miệng, sâu răng, làm thuốc chữa
đau bụng. Dung dịch cồn Nhũ hương có
tác dụng cầm máu ở những vết đỉa cắn.
Nhũ hương c̣n dùng trong công nghiệp chế vecni.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 3-6g dạng
thuốc bột, dạng cao dán nhọt, dạng dung dịch
trong cồn.
NHỤC ĐẬU KHẤU
Semen
Myristicae
Nguồn
gốc: Vị thuốc là nhân hạt đă
phơi khô của cây Nhục đậu khấu (Myristica
fragrans Houtt.), họ Nhục đậu khấu (Myristicaceae).
Cây được trồng ở miền Nam nước
ta.
Thành phần
hoá học chính: Tinh dầu (8-5%), chất béo (40%) gọi
là bơ nhục đậu khấu, tinh bột, nhựa,
protid.
Công dụng:
Chữa đau bụng do lạnh, đầy chướng,
tiêu chảy, trẻ em nôn ra sữa, kích thích tiêu hoá.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày 0,5g bột hạt;
0,03ml tinh dầu.
Chuyển lên đầu trang
NHỤC THUNG DUNG
Herba Cistanchis
Nguồn
gốc : Vị thuốc là toàn thân cây có mang vẩy
của một số cây thuộc chi Cistanche như Cistanche
deserticola Y.G. Ma, (cây Thung dung); Cistanche ambigua G. Beck
(Bge) (cây Mễ nhục thung dung). Cistanche salsa (C.A.
Mey.) G.Bek. (cây Nhục thung dung), họ Nhục thung dung (Orobranchaceae).
Cây mọc hoang ở một số tỉnh của Trung
Quốc. Vị thuốc này ta hoàn toàn phải nhập.
Thành phần
hoá học chính: Nhục thung dung chứa hydrat
carbon, iridoid glycosid, vitamin.
Công dụng:
Thuốc bổ trong những trường hợp
liệt dương, lưng gối lạnh đau.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 8-12g dưới
dạng thuốc sắc, thuốc hoàn, ngâm rượu.
Ghi chú:
Dược liệu thu hoạch phơi khô trên đất
cát gọi là Điềm đại vân, loại ngâm muối
1 năm phơi khô gọi là Diêm đại vân. Cần
lưu ư t́nh trạng bảo quản vị thuốc này.
NHỰA CÓC
Secretio Bufonis
Tên
khác: Thiềm tô.
Nguồn
gốc: Nhựa lấy từ tuyến sau tai và tuyến
trên da của con Cóc (Bufo bufo
Lin.), họ
Cóc (Bufonidae).
Thành phần
hoá học chính: Glycosid tim.
Công dụng:
Chữa sốt cao, mê man, co giật. Là thành phần
trong nhiều đơn thuốc chữa bệnh hiểm
nghèo.
Cách
dùng, liều lượng: Thiềm tô ngày uống
1mg đến 15mg dưới dạng bột hay viên (Uống
theo chỉ dẫn của thầy thuốc). Nhân dân
thường dùng thịt cóc để chữa bệnh
cho trẻ em gầy yếu, c̣i xương, chậm lớn,
chậm mọc răng, ngày 2-3g thịt cóc khô. (Chế phẩm
Bột cóc Baby-Công ty dược Hải pḥng).
Chú ư:
Trứng cóc và nhựa cóc rất độc, chế biến
thịt cóc phải có chuyên môn, cẩn thận. Thực tế
có nhiều trường hợp tử vong do ăn phải
trứng cóc, nhựa cóc.
NIỆT GIÓ
Tên
khác: Dó chuột, Địa miên căn, Tiêu sơn
dược.
Tên khoa
học: Wikstroemia indica C.A. Mey., họ Trầm
(Thymeleaceae). Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong
nước ta.
Bộ
phận dùng: Rễ, vỏ thân.
Thành phần
hoá học chính: Các acid amin, coumarin. Wikstroemin,
Aretigemin
Công dụng:
Kháng khuẩn, tiêu u bướu, chữa viêm phổi,
viêm thận, chữa xơ gan cổ trướng, rắn
cắn...
Cách
dùng, liều lượng: Rễ cây rửa sạch,
phơi khô, trước khi dùng đun sôi khoảng 3 giờ,
khi đun mở nắp để giảm độc tố,
ngày dùng 8-12g.
Ghi chú:
Không dùng cho phụ nữ có thai.
NỌC SỞI
Tên
khác: Điền cơ hoàng, Cây ban, Địa nhĩ
thảo.
Tên khoa
học: Hypericum japonicum Thumb., họ Ban
(Hypericaceae). Cây mọc hoang ở khắp nơi trong
nước ta.
Bộ
phận dùng: Toàn cây
Thành phần
hoá học chính:
Các glycosid,
Phloroglucinol, 1-methoxy-xanthone,
3,4-epoxy-5-hydroxy-1-cyclohexenecarboxylic acid.
Công dụng:
Chữa viêm gan vàng da, viêm thận cấp, chữa
sởi ở trẻ em, kích thích tiêu hoá, chữa viêm niêm mạc
miệng, chữa vết thương do đỉa cắn,
sâu răng, ho...
Cách
dùng, liều lượng: Ngày uống 40-60g dạng
nước sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Chuyển lên đầu trang
Ô DƯỢC
RadixLinderae
Nguồn
gốc: Vị thuốc là rễ khô của cây Ô
dược (Lindera myrrha (Lour.) Merr. = Lindera trinervia
Juss.), họ Long năo (Lauraceae). Cây mọc hoang trong
các vùng rừng núi nước ta.
Thành phần
hoá học chính: Alcaloid, tinh dầu.
Công dụng:
Chữa đau bụng, đầy hơi, nôn mửa,
đau dạ dày. Chữa
cam tích ở trẻ em. Chữa đau xương khớp,
đi lại khó khăn, toàn thân tê mỏi, váng đầu
chóng mặt. Chữa thoát vị bẹn, chữa đau bụng
kinh.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 2-6g, dạng thuốc sắc
hay bột, thường dùng phối hợp với các vị
thuốc khác.
Ghi chú: Ô dược Trung Quốc (Thiên
thai ô dược) là rễ cây Lindera strychnifolia Will.
họ Long năo (Lauraceae).
Ô ĐẦU
- PHỤ TỬ
Radix Aconiti
Tên khác: Gấu tầu, Ấu tầu.
Nguồn gốc: Rễ đă phơi hay sấy
khô của cây Ô đầu, gồm một số loài thuộc
chi Aconitum, như (Aconitum fortunei Hemsl., Aconitum
chinense Paxt., Aconitum carmichaeli Dobx., họ: Hoàng
liên (Ranunculaceae). Cây mọc hoang và được trồng
tại các vùng núi cao phía Bắc nước ta. Dược
liệu Ô đầu, Phụ tử thu từ các loài khác
nhau nên h́nh dáng, hàm lượng alcaloid rất khác nhau. Ô
đầu (Radix Aconiti) là rễ củ mẹ phơi
hay sấy khô. Phụ tử (Radix Aconiti lateralis
praeparata) là rễ củ con đă chế biến
và phơi sấy khô.
Thành phần hoá học
chính: Alcaloid
0,5%-0,7%. (aconitin, aconin, benzoylaconin).
Công dụng: Phụ tử sống
chủ yếu dùng ngoài để xoa bóp khi đau nhức,
mỏi chân tay, đau khớp bong gân. Dùng củ thái nhỏ
ngâm cồn bôi vào chỗ đau (không bôi vào vết
thương hở, mắt mũi, cấm uống).
Phụ tử chế
được phân thành các loại tuỳ theo cách chế
biến:
- Diêm phụ là phụ tử
chế với magnesi clorid (đảm ba), muối ăn,
nước. Diêm phụ dùng trong các bài thuốc chữa
chân tay co quắp, bán thân bất toại.
-
Bạch phụ phiến
là phụ tử chế với magnesi clorid đến hết
cay tê, xông diêm sinh, chủ yếu làm thuốc trừ
đờm.
-
Hắc phụ là phụ
tử chế với magnesi clorid, đường đỏ,
dầu hạt cải đến hết cay tê, làm thuốc
bổ mệnh môn hoả, thuốc hồi dương cứu
nghịch.
Cách dùng, liều lượng:
Phụ tử sống
dùng dưới dạng cồn Ô đầu 10% để
dùng ngoài xoa bóp (thuốc độc bảng A).
Phụ tử chế
4-12g mỗi ngày, dạng thuốc sắc.
Ô TẶC
CỐT
Os Sepiellae seu Sepiae
Tên khác: Mai mực, Hải phiêu
tiêu, Cá mực, Mực mai, Mực ván, Mực nang, Ô tặc
ngư.
Nguồn gốc: Dược liệu là mai rửa
sạch phơi hay sấy khô của con Cá mực (Sepia
esculenta Houle), họ Cá mực (Sepidae).
Thành phần hoá học
chính: Các
muối calci (calci carbonat, calci phosphat), acid hữu cơ,
natri chlorid, vitamin...
Công dụng: Dùng chữa đau loét dạ dày
tá tràng, chữa loét mũi, viêm tai chảy nước, cầm
máu, lao lực.
Cách dùng, liều lượng: 4-8g một ngày, dạng thuốc
bột hay thuốc viên.
Chú ư: Các bộ phận khác của
con mực như thịt mực, nước màu đen
trong túi các mực cũng được dùng làm thuốc.
PHAN TẢ
DIỆP
Tên khoa học: Cassia angustifolia Vahl. và Cassia
acutifolia Delile, họ Đậu (Fabaceae). Cây phân bố
ở vùng nhiệt đới Châu Phi, gần đây
được nhập và trồng ở Việt Nam.
Bộ phận dùng: Lá chét, quả (Sene).
Thành phần hoá học
chính: Thành
phần chủ yếu trong lá chét, quả là anthranoid
(Sennosid A,B,C,D), ngoài ra c̣n có flavonoid, acid hữu cơ.
Công dụng: Liều thấp nhuận
tràng, liều cao có tác dụng tẩy mạnh. Phan tả
diệp c̣n có tác dụng cầm máu, kháng khuẩn, ức
chế sự phát triển của nấm gây bệnh
ngoài da.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 1-2g làm thuốc nhuận
tràng, 3-4g làm thuốc tẩy. Dùng dưới dạng thuốc
sắc hoặc trà hăm.
Chú ư: Phan tả diệp có
trong thành phần của một số trà giảm béo. Dùng
thận trọng cho người có thai, cho con bú.
PHÈN CHUA
Alumen
Tên khác: Minh phàn, Bạch phàn.
Nguồn gốc: Muối kép nhôm kali sulfat
(KAl(SO4)2.12 H2O, khi rang lên có dạng
xốp, nhẹ gọi là Phèn phi hay Khô phàn.
Công dụng: Làm thuốc cầm máu,
chữa ho ra máu, các loại xuất huyết, chữa
đau răng.
Cách dùng, liều lượng: Ngày uống 0,3-1g Phèn
phi, có thể uống tới 2-4g. Dùng ngoài không kể liều
lượng.
PH̉NG
KỶ
Radix Stephaniae tetrandrae
Tên khác: Phấn pḥng kỷ.
Nguồn gốc: Vị thuốc là rễ
phơi sấy khô của cây Phấn pḥng kỷ (Stephania
tetrandra S. Moore.), họ Tiết dê (Menispermaceae). Vị
thuốc nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học: Alcaloid nhân isoquinolein
Công dụng: Chữa đau nhức
ḿnh mẩy, thuỷ thũng.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày 6-12g,
dạng thuốc sắc, hoàn.
Ghi chú: Một số vị thuốc
mang tên Pḥng kỷ
- Quảng pḥng kỷ (Radix
Aristolochiae) là rễ của cây Aristolochia westlandi
Hemsl., thuộc họ Mộc hương (Aristolochiaceae).
- Hán trung pḥng kỷ là rễ
cây Aristolochia heterophylla Hemsl., họ Mộc
hương (Aristolochiaceae).
- Mộc pḥng kỷ là rễ
cây Cocculus trilobus DS., họ Tiết dê (Menispermaceae).
- Nam pḥng kỷ (Radix
Momordicae) là rễ cây Gấc Momordica cochinchinensis
(Lour) Spreng, họ Bí (Cucurbitaceae).
PH̉NG
PHONG
Radix Ledebouriellae
Nguồn gốc: Rễ đă phơi hay
sấy khô của cây Pḥng phong (Ledebouriella seseloides Wolf.),
họ Cần (Apiaceae). Vị thuốc phải nhập từ
Trung Quốc.
Thành phần hoá học
chính: Rễ
Pḥng phong chứa tinh dầu, coumarin, các dẫn chất
phenol.
Công dụng: Giải cảm, chữa
đau nửa đầu, ra mồ hôi trộm khi ngủ,
trừ phong thấp, thuốc tránh tái phát cơn hen, chữa
đau dây thần kinh liên sườn, chữa rong huyết
do nhiễm khuẩn...
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng
6-12g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường
phối hợp với các vị thuốc khác.
Ghi chú: Pḥng phong là vị thuốc
được thu từ nhiều cây khác nhau Xuyên Pḥng
phong (Radix Ligustici brachylobi) từ cây Xuyên Pḥng
phong (Ligusticum brachylobum Franch), Vân Pḥng phong c̣n gọi
là Trúc diệp Pḥng phong (Radix Seseli) từ cây Seseli
delavayi Franch. Loài Siler divaricatum Benth. et Hook. cũng
cho vị thuốc Pḥng phong.
PHÚC BỒN
TỬ
Nguồn gốc: Dược liệu là
quả chín phơi khô của cây Phúc bồn tử Rubus
sp., họ Hoa hồng (Rosaceae). Vị thuốc phần
lớn nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học
chính: Acid
hữu cơ, vitamin.
Công dụng, cách dùng: Dùng phối hợp với
các vị thuốc trong bài thuốc bổ thận, chữa
các chứng đi tiểu nhiều, đái tháo, đái nhạt,
liệt dương, di tinh.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày 6-12g
dạng thuốc sắc.
Chú ư: Ở một số vùng
núi nước ta có nhiều loại Rubus có thể
khai thác làm phúc bồn tử.
QUA LÂU
NHÂN
Semen Trichosanthis
Nguồn gốc: Hạt đă phơi hay
sấy khô của cây Qua lâu (Trichosanthes kirilowii Maxim)
hoặc cây Song biên qua lâu (Trichosanthes rosthornii Harms), họ
Bí (Cucurbitaceae). Cây mọc hoang ở một số
vùng núi nước ta.
Thành phần hoá học
chính: Saponin
triterpenoid, các sterol, acid béo, protein...
Công dụng: Qua lâu nhân chữa ho lâu
ngày, ho có đờm, sưng yết hầu, nhuận
tràng.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng
9-15g dạng thuốc sắc.
Ghi chú: Quả phơi khô là Qua lâu (Fructus
Trichosanthis). Vỏ quả - Qua lâu b́ (Pericarpium
Trichosanthis), Qua lâu b́ chữa ho, thổ huyết, sốt
nóng, phù thũng, vàng da. Rễ gọi là Thiên hoa phấn
(xem 362. Thiên hoa phấn).
QUẾ
Tên khoa học:
Cinnamomum obtusifolium Nees. và một số
loài Quế khác (C. cassia Blume, Cinnamomum zeylanicum
Breyn.)..., họ Long năo (Lauraceae). Cây mọc hoang và
được trồng nhiều ở một số
vùng miền núi nước ta.
Bộ phận dùng: Vỏ thân (Quế nhục -
Cortex
Cinnamomi), cành (Quế chi -
Ramulus Cinnamomi).
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu, trong đó chủ
yếu là aldehyd cinamic.
Công dụng: Quế nhục dùng chữa bệnh
do lạnh như chân tay lạnh, đau bụng lạnh,
phong tê bại, tiêu chảy. C̣n dùng cho phụ nữ khó
thai nghén. Quế chi chữa cảm lạnh, sốt không
ra mồ hôi. Tinh dầu thường được cất
từ dư phẩm khi chế biến, dùng làm thuốc
và trong kỹ nghệ hương liệu.
Cách dùng, liều lượng: 1-4g/ngày, dạng thuốc sắc,
hăm, thường dùng phối hợp với các vị thuốc
khác.
QUY BẢN
Carapax et Plastrum Testudinis
Tên khác: Qui giáp, Yếm rùa, Mai rùa.
Nguồn gốc: Mai và yếm đă phơi khô
của con Rùa đen (Chinemys reevesii Gray.), họ Rùa
(Testudinidae).
Thành phần hoá học: Chất keo, lipid, muối calci.
Công dụng: Quy bản là vị thuốc
bổ thận, chữa đau nhức trong xương,
di tinh, khí hư, bạch đới, c̣n dùng chữa
băng huyết, ho lâu ngày, trẻ em gầy yếu.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 12-24g Quy bản dạng
thuốc sắc, viên hay dạng bột (Sao Quy bản với
cát cho gịn, tán thành bột). Quy bản nấu thành cao (Colla
carapacis Testudinis) gọi là Cao qui bản hay Quy bản
giao mỗi ngày uống 10-15g, chia làm 3 lần.
RAU DỪA
NƯỚC
Tên khác: Du long thái, Thuỷ long, Rau dừa
trâu, Thuỵ thái.
Tên khoa học:
Jussiae repens L. = Ludwigia adscendens
(L.) Hara, họ Rau dừa nước (Oenotheraceae). Cây mọc
hoang, rất phổ biến ở các ao đầm, bờ
ruộng ẩm ướt.
Bộ phận dùng: Thân, lá (Herba Ludwigia
adscendens).
Thành phần hoá học
chính: Flavonoid,
tanin, chất nhầy.
Công dụng: Chữa vết
thương phần mềm, ứ máu, sưng tấy, chữa
bỏng. Chữa sốt, lỵ ra máu, dùng ngoài chữa rắn
cắn. Chữa viêm cầu thận cấp, các chứng
tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, tiểu
ra dưỡng trấp và các loại tiểu đục.
Cách dùng, liều lượng: Mỗi ngày 100-200g Rau dừa
nước khô, dùng dưới dạng thuốc sắc
dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc
khác.
RAU
ĐẮNG
Tên khác: Biển súc, Cây càng tôm,
Cây xương cá.
Tên khoa học:
Polygonum aviculare L.,
họ Rau răm (Polygonaceae). Cây mọc hoang ở
nhiều nơi khắp nước ta.
Bộ phận dùng: Toàn cây (Herba Polygoni
avicularis).
Thành phần hoá học
chính: Rau
đắng chứa tinh dầu, Flavonoid, tanin, nhựa,
anthranoid...
Công dụng: Chữa viêm bàng quang cấp
tính, làm thuốc lợi tiểu, chữa tiểu tiện
khó, tiểu buốt, sỏi thận.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g (khô) dưới
dạng thuốc sắc, có thể dùng tươi hoặc
sao khô rồi sắc uống.
Ghi chú: Nhiều lương y sử
dụng toàn cây Thài lài tía (Zebrina pendula Schnizl.), họ
Thài lài (Commelinaceae) thay thế cho vị Biển súc.
RAU
ĐẮNG BIỂN
Tên khác: Rau sam trắng, Sam trắng, Cây ruột gà.
Tên khoa học: Bacopa monniera (L.) Pennell. Syn. Herpestis
monieri (L.) Rothm., họ Hoa mơm chó (Scrophulariaceae).
Cây mọc hoang ở nhiều vùng biển nước ta.
Bộ phận
dùng: Toàn cây (Herba
Bacopae Monnieri). Thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch,
dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá
học chính:
Saponin, alcaloid.
Công dụng: Dùng chữa xích, bạch lỵ
(lỵ ra máu, mủ), chữa mắt đỏ sưng
đau. Chữa nhức mỏi tê bại, đ̣n ngă tổn
thương. Chữa viêm gan vàng da (thay vị rau má), chữa
ho, hen suyễn, động kinh, trị rắn cắn. Dùng
ngoài da tắm trị ghẻ.
Cách dùng, liều
lượng: Ngày dùng 20-30g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối
hợp với các vị thuốc khác.
RAU MÁ
Tên khoa học:
Centella asiatica (L.)
Urb. Syn. Hydrocotyle asiatica L., họ Cần (Apiaceae).
Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta.
Bộ phận dùng: Cả cây (Herba
Centellae), dùng tươi hoặc phơi sấy khô.
Thành phần hoá học
chính: Saponin
triterpenoid (acid asiatic, asiaticosid), tinh dầu, flavonoid
(kaemferol, quercetin), alcaloid, steroid, tanin...
Công dụng: Rau má làm thuốc giải
nhiệt, giải độc, thông tiểu. Chữa sốt,
sởi, nôn ra máu, chảy máu cam, lỵ, tiêu chảy, táo
bón, vàng da, mụn nhọt...
Cách dùng: Ngày 30-40g cây tươi
giă nát, thêm nước uống hoặc sắc. Đắp
ngoài chữa tổn thương do ngă, gẫy
xương, bong gân, ung nhọt. Rau má c̣n được
sử dụng rộng răi làm rau ăn và nước uống
giải khát.
RAU MUỐNG BIỂN
Tên khoa học:
Ipomoea biloba Forsk., họ
B́m b́m (Convolvulaceae). Cây mọc hoang khắp ven biển
nước ta.
Bộ phận dùng: Rễ,
lá.
Thành phần hoá học
chính: Toàn
cây có chất nhầy.
Công dụng: Rễ Rau muống biển
thái lát, phơi khô sắc nước uống trị
phong thấp tê mỏi, làm thuốc thông tiểu tiện,
chữa phù thũng, trị rắn cắn.
Lá Rau muống biển
giă đắp trị ung nhọt.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng
8-16g dưới dạng thuốc sắc, thường
dùng kết hợp với các vị thuốc khác. Nhai nuốt
nước, bă đắp chữa rắn cắn, giă
đắp chữa ung nhọt.
RAU SAM
Tên khác: Mă xỉ hiện.
Tên khoa học:
Portulaca oleracca Lin,
họ Rau sam (Portulacaceae). Cây mọc hoang ở những
nơi ẩm ướt trong nước ta và nhiều
nước khác.
Bộ phận dùng: Phần trên mặt
đất (Herba Portulacae).
Thành phần hoá học
chính: Rau
sam chứa vitamin A, C, tanin, saponin và men ureaza.
Công dụng: Nước sắc Rau
sam dùng chữa lỵ trực trùng, giun kim, giun đũa,
chữa mụn nhọt, làm thuốc chữa đầy
bụng, khó tiêu, lợi tiểu chữa tiểu buốt,
tiểu ra máu. Thân, lá được sử dụng làm
rau ăn.
Cách dùng, liều lượng: Ngày uống 250g
tươi (tương đương 50g khô). Dạng
thuốc sắc. Trẻ em từ 6 tháng trở lên, uống
với liều 50g tươi. Dùng ngoài giă đắp lên
mụn nhọt.
RÁY
Tên khác: Ráy dại, Dă
vu.
Tên khoa học:
Alocasia odora (Roxb.)
C. Coch, họ Ráy (Araceae). Cây mọc hoang ở những
nơi ẩm ướt trong nước ta và nhiều
nước khác.
Bộ phận dùng: Thân rễ.
Thành phần hoá học
chính: Tinh
bột, chất gây ngứa.
Công dụng: Thân rễ Ráy dùng chế
cao dán mụn nhọt, chữa cảm không ra mồ hôi.
Cách dùng, liều lượng: Ráy tươi gọt sạch
vỏ giă nát cùng với Nghệ tươi, nấu nhừ
trong dầu vừng, thêm dầu thông và sáp ong khuấy cho
tan. Để nguội phết lên giấy, dán vào nơi
mụn nhọt. Dùng thân rễ Ráy giă nát, hơ nóng gói vào
trong vải đánh như đánh gió để làm ra mồ
hôi.
RÁY GAI
Tên khác: Chóc gai, Mớp gai, Rau mác
gai, Sơn thục gai.
Tên khoa học: Lasia spinosa (L.) Thw.
Syn. Dracontium spinosum L., họ Ráy (Araceae). Cây mọc hoang
ở nhiều nơi trong cả nước, thường
mọc thành đám ven bờ ao, bờ suối.
Bộ phận
dùng: Thân
rễ, rửa sạch, phơi khô. Khi dùng, ngâm nước
phèn và Gừng, đồ mềm, thái mỏng, sao vàng.
Thành phần
hoá học chính: Toàn cây chứa saponin triterpenoid, thân rễ chứa
nhiều tinh bột.
Công dụng: Thân rễ dùng chữa
viêm thận phù thũng, đau nhức các khớp
xương, đau nhức lưng, đau nhức đầu,
các bệnh về gan, viêm gan nhẹ, xơ gan cổ
trướng. C̣n dùng chữa ho và viêm họng.
Cách dùng, liều
lượng: Ngày dùng 12-20g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay
phối hợp với các vị thuốc khác.
RÁY LEO
LÁ RÁCH
Tên khác: Lân tơ uyn, Đuôi
phượng, Dây sống rắn.
Tên khoa học: Raphydophora decursiva
(Roxb) Schott, họ Ráy (Araceae). Cây mọc hoang
trên các vùng núi đá vôi và trong rừng rậm ở nước
ta.
Bộ phận dùng: Thân cây.
Thành phần hoá học
chính: Saponin.
Công dụng: Cao lỏng Ráy leo lá rách
chữa vết thương phần mềm, chữa bỏng,
thuốc bó gẫy xương.
Cách dùng, liều lượng: Thân cây Ráy leo lá rách, bỏ
lá, cạo hết rễ, rửa sạch, đun nước
(1kg trong 1 lít nước), dùng để rửa vết
thương. Toàn cây giă nhỏ với các vị thuốc
khác tẩm rượu, bó vào chỗ găy xương, hàng
ngày thay thuốc mới.
RẮN
Nhiều loài rắn
được sử dụng làm thuốc, phần lớn
chúng được săn bắt từ tự nhiên. Ngày
nay nhiều loài rắn đă được nhân giống,
chăn nuôi với quy mô lớn. Một số loài rắn
thường dùng làm thuốc:
- Rắn hổ mang (Naja
naja L.), họ Rắn hổ (Elapidae).
-
Rắn cạp nong
(Rắn
mai gầm) (Bungarus fasciatus Schneider), họ Rắn hổ
(Elapidae).
- Rắn cạp nia (Rắn
mai gầm bạc) Bungarus candidus L., họ Rắn hổ
(Elapidae).
- Rắn ráo (Zamenis
mucosus L.), họ Rắn nước (Colubridae).
- Các loài
rắn biển
(Đẻn đai xanh, Đẻn đốm, Đẻn
khoang...) thuộc chi Hydrophis, họ Rắn biển
(Hydrophidae).
Bộ phận dùng, công dụng,
cách dùng, liều lượng:
1. Thịt rắn (bỏ
nội tạng): Chứa protein, acid amin. Thường
dùng dưới dạng rượu thuốc gồm 1 bộ
3 con gọi là tam xà (1 hổ mang, 1 cạp nong, 1 rắn
ráo), hoặc bộ 5 con gọi là ngũ xà (1 hổ mang,
1 cạp nong, 1 cạp nia, 2 rắn ráo). Cũng có thể
làm thành dạng viên chữa đau nhức khớp
xương, tê bại, nhọt độc.
2. Nọc rắn: Rất
độc do có các enzym và protein độc. Thường
dùng dưới dạng thuốc tiêm, thuốc mỡ chữa
tê thấp, giảm đau cho bệnh nhân ung thư, hạn
chế phát triển khối u.
3. Mật rắn: Chứa
các acid mật. Chữa thấp khớp, đau lưng, sốt
kinh giản ở trẻ em, ho, hen suyễn, sát khuẩn
vết thương. Dùng dưới dạng siro, rượu
thuốc.
4. Xác rắn (Xà thoái): Chữa
động kinh, co giật ở trẻ em, đau cổ
họng, ghẻ lở. Dùng 6-12g một ngày, dạng thuốc
sắc hay sao vàng tán bột uống, ngâm cồn bôi ngoài.
RẾT
Scolopendra
Tên khác: Ngô công, Rít, Thiên long, Bách
túc trùng.
Tên khoa học: Scolopendra morsitans L., họ Ngô
công (Scolopendridae).
Bộ phận dùng: Cả con.
Thành phần hoá học
chính: Chất
độc gần giống chất độc ở nọc
ong (anbumin), các loại protein khác, chất béo.
Công dụng: Chữa chín mé (đầu
ngón tay sưng đau), chữa mụn nhọt sưng
đỏ, đau nhức, áp xe. chữa trĩ, chữa
liệt thần kinh nặt, méo mồm, lệch mặt
do trúng phong, chữa chân tay co quắp, tê bại, chữa
viêm tinh hoàn...
Cách dùng, liều lượng:
Ngày 1-2g uống
trong. Ngâm với dầu vừng bôi ngoài chữa mụn
nhọt hay chỗ sưng đau.
Chú ư: Không dùng cho phụ nữ có thai.
RÂU NGÔ
Styli et stigmata Maydis (Stylus
Maydis)
Tên khác: Ngọc mễ tu.
Nguồn gốc: Ṿi và núm phơi khô của
hoa cây Ngô (Zea mays L.) đă già và cho bắp, râu ngô hái
vào lúc thu hoạch Ngô. Ngô được trồng ở
nhiều nơi trong nước ta và nhiều nước
khác.
Thành phần hoá học chính: Saponin, tinh dầu, chất nhầy,
muối khoáng.
Công dụng: Râu ngô làm thuốc thông tiểu
tiện trong các bệnh về tim, đau thận, tê thấp,
sỏi thận. Chữa viêm túi mật, chữa viêm gan,
vàng da.
Cách dùng, liều lượng: Dùng nước sắc râu
Ngô hoặc nấu thành cao lỏng ngày uống 10-20g râu
Ngô.
RIỀNG
Tên khác: Cao lương khương
Tên khoa học:
Alpinia officinarum Hance.,
họ Gừng (Zingiberaceae). Mọc hoang và
được trồng khắp nước ta để
làm gia vị và làm thuốc.
Bộ phận dùng: Thân rễ (Rhizoma Alpiniae
officinarum).
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu (khoảng 1%),
trong đó chủ yếu là cineol, flavonoid.
Công dụng: Kích thích tiêu hoá, dùng trong các bệnh
đau dạ dày, kém ăn, chậm tiêu, nôn mửa, đầy
hơi. Trị sốt rét, báng tích (sưng lá lách). Chữa
hắc lào, lang ben.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 2-10g, dạng thuốc sắc,
hoàn, tán, dùng riêng hay kết hợp với các vị thuốc
khác. Riềng tươi giă nhỏ, ngâm với cồn 90%,
ngày bôi nhiều lần.
RIỀNG GIÓ
Tên khác: Gừng gió, Ngải xanh, Cây
mai gan, Riềng dại.
Tên khoa học: Zingiber zerumbet (L.) Sm.,
thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Cây mọc hoang nhiều
nơi ở nước ta, trong rừng, nơi đất
ẩm ướt.
Bộ phận
dùng: Thân rễ
(Rhizoma Zingiberis zerumbet).
Thành phần hoá
học chính:
Tinh dầu, nhựa, dầu béo.
Công dụng: chữa chứng trúng gió,
chóng mặt, nôn nao, ngất xỉu, bồi dưỡng
sau sinh, kích thích tiêu hóa, ăn ngon, ngủ tốt, khiến
da dẻ trở nên hồng hào. Thân rễ gừng gió có
tác dụng điều trị xơ gan cổ trướng
đơn thuần.
Cách dùng, liều
lượng: Ngày dùng 20-100g tươi, dạng thuốc sắc,
dùng với rượu, dùng riêng hay phối hợp với
các vị thuốc khác.
RONG MƠ
Herba Sargassi
Tên khác: Hải tảo, Rau ngoai, Rau mơ,
Rong biển.
Nguồn gốc: Tảo rửa sạch, phơi sấy
khô của nhiều loài tảo khác nhau như Dương
thê thái (Sargassum fusiforme (Harv) Setch.), Hải khảo tử
(Sargassum pallidum Turn. C. Ag.) hoặc một số
loài tảo khác thuộc chi Sargassum, họ Rong
mơ (Sargassaceae). Cây mọc nhiều ở những dăy
núi đá ngầm ven biển nước ta.
Thành phần hoá học chính: Muối vô cơ, protid, acid
alginic.
Công dụng: Rong mơ làm thuốc chữa
bướu cổ, chế alginat dùng trong công nghiệp hồ
vải sợi. Chữa cao huyết áp, chữa ung thư
thực quản và trực tràng, chữa ph́ đại
tuyến tiền liệt gây bí tiểu ở người
già.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc.
SA NHÂN
Semen Amomi
Nguồn gốc: Là hạt phơi khô lấy từ
quả chín của nhiều loại Sa nhân (Amomum sp.),
họ Gừng (Zingiberaceae). Cây mọc hoang ở một
số vùng núi nước ta.
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu 2-2,5% (chủ yếu
là borneol, camphor), nhựa, chất béo.
Công dụng: Giúp sự tiêu hoá, chữa
đau bụng lạnh, đầy hơi, ăn không
tiêu, nôn oẹ, động thai. Làm gia vị, pha rượu
mùi.
Cất tinh dầu, chế camphor,
borneol làm thuốc và hương liệu.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 2-6g dạng thuốc sắc.
SA SÂM
Radix
Glehniae
Tên khác: Bắc sa sâm.
Nguồn gốc: Dược liệu là rễ đă
bỏ vỏ, phơi hay sấy khô của cây Sa sâm bắc
(Glehnia litoralis Fr. Schm.), họ Cần (Apiaceae).
Cây vùng ôn đới, vị thuốc nhập từ Trung
Quốc.
Thành phần hoá học chính: Đường, tanin, chất
béo.
Công dụng: Chữa ho, long đờm, chữa
sốt cao, miệng khô khát nước.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 16g, dạng thuốc sắc
thường dùng kết hợp với các vị thuốc
khác.
Ghi chú: Sa sâm c̣n là rễ của một số
cây như Launae pinnatifida Cass., Microrhynchus sarmentosus
DS., Prenanthes sarmentosa Willd., họ Cúc (Asteraceae).
Trong đó chủ yếu là rễ của cây Launae
pinnatifida. Cây này mọc nhiều ven biển và các đảo
ở nước ta, các thầy thuốc
dùng thay Sa sâm Bắc.
Nam sa sâm c̣n là rễ cây Adenophora
verticillata Fisch., họ Hoa chuông (Campanulaceae), mọc ở
các ruộng bỏ hoang. Trung Quốc dùng rễ cây này với
tên Nam sa sâm, Luân diệp sa sâm, Cát sâm.
SÀ SÀNG
Fructus Cnidii
Nguồn gốc: Dược liệu là quả
phơi hay sấy khô của cây (Xà sàng) Sà sàng
(Cnidium monnieri
(L.) Cuss. = Selinum monnieri Lin.), họ Cần (Apiaceae).
Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta.
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu, chất béo.
Công dụng: Chữa liệt dương,
bạch đới, khí hư, ḷi dom.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày 4-12g
dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối
hợp với các vị thuốc khác.
SẢ
Tên khoa học:
Cymbopogon spp., họ Lúa
(Poaceae).
Bộ phận dùng: Thân rễ và lá.
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu chủ yếu là
geraniol, citronelal, citral, thay đổi tuỳ từng loại
sả.
Công dụng: Chữa cảm sốt,
đau bụng, đầy hơi, chướng bụng,
nôn mửa. Chế tinh dầu, làm hương liệu.
Tinh dầu sả trừ muỗi, khử mùi hôi tanh. Làm
gia vị.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 50-100g
thuốc xông hay thuốc hăm. Dùng riêng hay phối hợp với
các vị thuốc khác.
Chú ư: Các loài Sả được chia
thành 3 nhóm:
Nhóm cho tinh dầu Oleum
Citronellae, Citronella oil thuộc nhóm này có Sả Java (Cymbopogon
winterianus Jawitt), Sả Srilanca - Sả chanh (C.
nardus (L.) Rendl,).
Nhóm cho tinh dầu Oleum
Palmarosae, Palmarosa oil thuộc nhóm này có Cymbopogon
martinii Stapf var. motia).
Nhóm cho tinh dầu Lemongrass oil,
Oleum Cymbopogonis citrati, thuộc nhóm này có loài Cymbopogon
citratus Stapf..
SÀI ĐẤT
Tên khác: Ngổ núi, Cúc nháp, Húng trám.
Tên khoa học:
Wedelia chinensis (Obs) Merr.
= Wedelia
calendulaceae Less., họ Cúc (Asteraceae). Cây mọc hoang và
được trồng nhiều nơi trong nước
ta.
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba
Wedeliae).
Thành phần hoá học chính: Coumarin, flavonoid.
Công dụng: Làm thuốc tiêu độc,
dùng khi bị rôm sẩy, mụn nhọt sưng tấy,
đinh độc, sưng vú, sốt phát ban. C̣n dùng chữa
viêm họng, viêm phế quản măn tính và các loại viêm
khác.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 20-40g dạng thuốc sắc.
Có thể dùng 100g tươi, giă, vắt lấy nước
uống 1-2 lần trong ngày, bă đắp vào chỗ
sưng đau.
Chú ư: Loài Sài đất 3 thùy [Wedelia trilobata
(L.) Pruski ] cũng
được dùng thay thế Sài đất
SÀI HỒ
Radix
Bupleuri
Nguồn gốc: Là rễ của cây Bắc sài hồ
(Bupleurum chinense DC.), hoặc Hiệp hiệp sài hồ
(Sài hồ lá hẹp - Bupleurum scorzononaefolium Wild.), họ
Cần (Apiaceae). Vị thuốc phải nhập hoàn
toàn từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính: Saponin, tinh dầu.
Công dụng: Chữa cảm sốt, ngực
sườn đầy tức, sốt rét, chóng mặt nhức
đầu, trĩ, rối loạn kinh nguyệt.
Cách dùng, liều lượng: 4-8g một ngày, dạng thuốc sắc,
hoàn tán. Không dùng cho người huyết áp cao.
Chú ư: Trên thực tế chữa bệnh
ở Việt Nam người ta dùng rễ phơi sấy
khô của cây Sài hồ nam (Pluchea pteropoda Hemsl.), họ
Cúc (Asteraceae), c̣n gọi là cây Lức, Hải sài.
Rễ, thân, cành cây Cúc tần (Pluchea
indica Less.), họ Cúc (Asteraceae) cũng được
dùng với tên gọi Sài hồ nam.
SÁP ONG
Cera alba,
Cera flava
Tên khác: Hoàng lạp, Bạch lạp.
Nguồn gốc: Chất sáp do nhiều loài Ong mật
Apis sp., họ Ong (Apidae) tiết ra từ các bộ
phận bài tiết để xây tổ.
Thành phần hoá học:
Myricyl
palmitat, myricyl cerotata, các alcol myricylic, cerylic và các hydrocarbon
khác.
Công dụng: Làm tá dược bào chế thuốc
mỡ, thuốc sáp.
Đông y dùng làm thuốc
cầm máu, chữa ung nhọt, lỵ ra máu, các vết
thương do bị đánh, trĩ ra máu.
Cách dùng, liều
lượng: Ngày dùng 2-6g, dạng thuốc viên. Phối hợp với
các vị thuốc chế cao dán.
Chú ư: Tránh nhầm Sáp ong với Parafin
SÂM BỐ
CHÍNH
Tên khác: Nhân sâm Phú yên, Thổ hào
sâm.
Tên khoa học:
Hibiscus sagittifolius Kurz var. quinquelobus
Gapnep. = Abelmoschus moschatus (L.) Medik.). var. tuberosus
(Span.) Borss., họ Bông (Malvaceae). Cây mọc hoang và
được trồng ở nhiều nơi để
làm cảnh, làm thuốc.
Bộ phận dùng: Rễ (Radix Hibisci
Sagittifolii).
Thành phần hóa học: Chất nhầy 35-40%,
tinh bột.
Công dụng: Chữa suy nhược
cơ thể, ăn ngủ kém, mệt mỏi, hoa mắt,
chóng mặt, ho, kinh nguyệt không đều, bạch
đới, sốt cách nhật, háo khát.
Cách dùng, liều lượng: 4-8g mỗi ngày, dạng
thuốc sắc.
Chú ư: Cây Sâm báo Hibiscus
sagittifolius Kurz var. septentrionalis Gapnep. có hoa màu vàng
cũng được dùng như Sâm bố chính. Loài này dễ
bị nhầm lẫn với cây Vông vang (Abelmoschus
moschatus (L.) Medik.). Cần chú ư phân biệt.
SÂM CAU
Tên khác: Ngải cau, Tiên mao.
Tên khoa học:
Curculigo orchioides
Gaertn. = Curculigo ensifolia R.Br., họ Sâm cau
(Hypoxidaceae). Cây mọc hoang ở nhiều tỉnh miền
Bắc nước ta.
Bộ phận dùng: Thân rễ (Rhizoma
Curculiginis).
Thành phần hoá học
chính: Chất
nhầy, saponin, các hợp chất phenol, sterol, flavonoid.
Công dụng: Làm thuốc bổ, chữa
phong thấp, đau ḿnh mẩy, thần kinh suy nhược,
liệt dương, chữa ho, trĩ, vàng da, đi tiêu
chảy, đau bụng. Chữa sốt xuất huyết.
Cách dùng, liều lượng: ngày uống 6-12g dưới
dạng thuốc sắc, ngâm rượu.
SÂM
ĐẠI HÀNH
Tên khác: Tỏi lào, Tỏi đỏ, Kiệu
đỏ.
Tên khoa học:
Eleutherine subaphylla Gagnep. = Eleutherine
bulbosa (Mill) Urban, họ Lay ơn (Iridaceae). Cây
được trồng làm thuốc ở nhiều địa
phương nước ta.
Bộ
phận dùng: Thân hành (Bulbus Eleutherinis
subaphyllae).
Thành phần
hoá học: Các dẫn chất naphtoquinon: eleutherin,
isoeleutherin, eleutherol.
Công dụng:
Chữa thiếu máu, xanh xao, vàng da, mệt mỏi,
băng huyết. Chữa ho, viêm phế quản, ho ra máu,
ho gà, viêm họng, viêm phổi, viêm amidan. Làm thuốc tiêu
độc, chữa viêm họng, mụn nhọt, lở
ngứa.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-12g, dạng
thuốc sắc, rượu thuốc thường dùng kết
hợp với các vị thuốc khác.
SÂM VIỆT NAM
Tên
khác: Sâm Ngọc linh, Sâm khu năm.
Tên khoa
học: Panax vietnamensis Ha et Grushv., họ
Ngũ gia (Araliaceae). Cây mọc hoang ở một số
vùng núi thuộc các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng.
Bộ
phận dùng: Thân rễ, rễ củ (Rhizoma et
Radix Panacis vietnamensis).
Thành phần
hoá học chính: Saponin triterpenoid, hợp chất
sterol, acid amin, các nguyên tố vi lượng...
Công dụng:
Làm thuốc bổ như Nhân sâm, chống xơ vữa
động mạch, giảm đường huyết,
chữa viêm họng.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 1-2g dưới dạng
nước sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với
các vị thuốc khác.
Chú ư:
Chế phẩm Vinapanax (viên) được sản xuất
từ Sâm Việt Nam.
SEN
Tên khoa
học: Nelumbium speciosum Wild. = Nelumbo nucifera
Gaertn., họ Sen (Nelumbonaceae). Cây được trồng
ở các vùng ao hồ khắp nước ta.
Bộ
phận dùng: Hầu như tất cả các bộ
phận của cây Sen đều sử dụng làm thuốc.
Lá sen thu hái
vào mùa Thu, bỏ cuống dùng tươi hoặc phơi
khô (Liên diệp, Hà diệp) - Folium Loti.
Cây mầm
trong hạt (Liên tâm) -
Embryo Nelumbinis.
Quả Sen
thu khi chín (Thạch liên tử) - Frutus Nelumbinis.
Hạt c̣n
màng đỏ bên ngoài (Liên nhục, Liên tử) -
Semen
Nelumbinis.
Thân rễ
(Ngó sen, Liên ngẫu) - Nodus Rhizomatis Loti.
Gương
sen già sau khi lấy quả phơi khô (Liên pḥng) - Receptaculum
Nelumbinis.
Tua nhị (Liên tu) - Stamen
Nelumbinis.
Thành phần hoá học
chính: Alcaloid,
flavonoid, acid amin đều có trong các bộ phận: lá
sen, tâm sen và gương sen. Ngoài ra trong hạt c̣n có
đường, tinh bột, trong tua sen có flavonoid, trong
ngó sen có acid amin, vitamin C và tanin.
Công dụng, cách dùng, liều
lượng:
- Liên diệp, liên pḥng
làm thuốc cầm máu. Ngày 15-30g dưới dạng thuốc
sắc.
- Liên tâm dùng làm thuốc
ngủ, trấn kinh, chữa thổ huyết. Ngày dùng
4-10g dạng thuốc sắc.
- Liên nhục làm thuốc
bổ, an thần, dùng trong trường hợp ăn ngủ
kém, suy nhược, di mộng tinh. Ngày 10-20g, dạng thuốc
sắc, hoàn tán.
- Liên tu chữa thổ
huyết, băng huyết, di mộng tinh. Ngày 5-10g dưới
dạng thuốc sắc. Người ta thường
dùng nhị sen tươi để ướp cho
thơm chè.
SIM
Tên khác: Hồng sim, Đào kim
nương.
Tên khoa học:
Rhodomyrtus tomentosa (Ait)
Hassk. = Rhodomyrtus parviflora Alston, họ Sim
(Myrtaceae). Cây mọc hoang ở các vùng đồi.
Bộ phận dùng: Búp non, lá, nụ hoa, quả
chín.
Thành phần hóa học: Cả cây chứa Tanin. Quả có protein, chất béo,
glucid, vitamin A...
Công dụng: Búp và lá Sim chữa đau bụng,
tiêu chảy, chữa lỵ trực khuẩn, chữa ung
nhọt, chốc lở. Lá làm thuốc cầm máu, chữa
vết thương chảy máu, chữa bỏng. Quả
sim chín dùng để chế rượu, chữa thiếu
máu ở phụ nữ có thai, suy nhược cơ thế,
chữa băng huyết. Rễ sim chữa tử cung xuất
huyết, chữa lưng gối yếu, mỏi, viêm thấp
khớp.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 16-30g búp hoặc nụ
tươi nhai nuốt nước hoặc khô tán bột
sắc uống. Nước sắc đặc lá hoặc
búp dùng rửa vết thương, chốc lở.
SƠN ĐẬU CĂN
Radix Sophorae
Tên khác: Dă hoè, Khổ sâm, Khổ sâm cho rễ,
Khổ cốt.
Nguồn gốc: Rễ phơi hay sấy khô
của cây Khổ sâm
(Sophora
flavescentis Ait.), họ
Đậu (Fabaceae). Cây mọc ở một số tỉnh
phía Bắc Việt Nam.
Thành phần hoá học: Rễ Sơn đậu chứa
alcaloid (matrin, oxymatrin...), flavonoid.
Công dụng: Làm thuốc bổ đắng,
lợi tiểu, chữa lỵ. Chữa sưng họng,
sưng chân răng, chữa ho, vàng da, táo bón.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 10-12g dưới dạng
thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị
thuốc khác.
SƠN THÙ
Tên khác: Sơn thù du.
Nguồn gốc: Vị thuốc là
quả chín
đă phơi hay sấy khô của cây Sơn thù du (Cornus
officinalis Sieb. et Zucc.), họ Sơn thù du (Cornaceae). Vị
thuốc phải nhập hoàn toàn từ Trung Quốc
Thành phần hoá học chính: Saponin, tanin, acid hữu
cơ.
Công dụng: Chữa tê thấp, đau lưng mỏi
gối, ù tai, tăng huyết áp ở người có bệnh
thận. Chữa suy nhược cơ thể, tiểu
đường, viêm bàng quang mạn tính, viêm cầu thận
mạn tính. Chữa viêm loét dạ dày tá tràng. Chữa liệt
dương do rối loạn thần kinh chức
năng. Chữa kinh nguyệt không đều.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 6-12g, dạng thuốc sắc,
hoàn, tán, rượu thuốc.
Chú ư: Sơn thù loại bỏ hạt gọi thường
gọi là Sơn thù nhục hoặc Du nhục.
SƠN TRA
Fructus
Docyniae
Tên khác: Quả Chua chát, quả Táo mèo.
Nguồn gốc: Dược liệu là quả
chín đă thái phiến phơi hay sấy khô của cây
Chua chát (Docynia doumeri Schneid.) và Cây táo mèo (Docynia
indica Dec.), họ Hoa hồng (Rosaceae). Cây mọc
hoang ở các vùng rừng núi nước ta.
Sơn tra Trung Quốc (Fructus
Crataegi) là quả của cây Sơn tra (Crataegus
pinnatifida var. major N.E.Br) hoặc dă Sơn tra (Crataegus
cybeata Sieb. et Zucc.), họ Hoa hồng (Rosaceae).
Thành phần hoá học chính: acid hữu cơ, vitamin,
tanin.
Công dụng: Chữa đau bụng, đầy
bụng do ăn nhiều chất dầu mỡ, thịt
cá, tả lỵ, sản hậu huyết ứ, bụng
đau.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-10g. Dạng thuốc sắc,
dùng riêng hoặc phối hợp các vị thuốc khác.
SỪNG DÊ
HOA VÀNG
Tên khoa học:
Strophanthus divaricatus
(Loureiro) Hooker et Arn., Họ
Trúc đào (Apocynaceae). Cây mọc phổ biến ở
Việt nam, có nhiều ở các tỉnh miền trung (Hà
Tĩnh, Nghệ An...)
Bộ phận dùng: Hạt phơi hay sấy khô (Semen
Strophanthidi divaricati).
Thành phần hoá học chính: Glycosid tim, dầu béo.
Công dụng: Chiết xuất glycosid tim làm thuốc
trợ tim. Dùng trong trường hợp suy tim cấp,
phù.
Cách dùng, liều lượng: Thuốc tiêm divarin, ống
2ml chứa 0,25mg D-strophantin. Tiêm tĩnh mạch chậm
ngày 1-2 ống, liều tối đa 24 giờ là 8 ống.
Thuốc độc bảng A, dùng theo chỉ dẫn của
thầy thuốc chuyên khoa.
Chú ư: Ngoài loài Strophanthus divaricatus ở
nước ta c̣n có một số loài khác thuộc chi
Strophanthus
có thể nghiên cứu để làm nguồn nguyên liệu
chiết xuất glycosid tim.
SỬ QUÂN
TỬ
Semen Quisqualis
Tên khác: Quả giun, Quả nấc.
Nguồn gốc: Là hạt đă phơi hay sấy
khô lấy từ quả già của cây Quả giun
(Quisqualis
indica L.), họ Bàng (Combretaceae).
Thành phần hoá học chính: Chất béo, acid quisqualic.
Công dụng: Sử quân tử dùng làm thuốc
bổ cho trẻ em tiêu hoá kém, gầy yếu, vàng da, bụng
ỏng. Trị giun đũa, giun kim, chữa đau nhức
răng.
Cách dùng, liều lượng: Trị Giun đũa dùng Sử
quân tử sao vàng. Người lớn: 10-20 hạt. Trẻ
em: mỗi tuổi một hạt, không quá 20 hạt một
ngày, ngày dùng một lần, uống liền 3 ngày.
Chữa sâu răng, đau nhức
răng dùng Sử quân tử sắc nước súc miệng
hàng ngày.
TAM LĂNG
Rhizoma Sparganii
Nguồn gốc: Thân rễ phơi hay sấy
khô của cây Tam lăng (Sparganium stoloniferum Buch. Ham.)
hoặc cây Tiểu hắc tam lăng (Sparganium racemosum
Huds-Scirpus yagara Ohwi), họ Tam lăng (Sparganiaceae). Vị
thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính: Tinh bột.
Công dụng: Tam lăng dùng chữa bụng
đầy trướng, thuỷ thũng, ngực sườn
đau tức. Chữa các bệnh kinh bế, làm thông kinh
nguyệt. Chữa kiết lỵ.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 3-12g, dùng dạng thuốc
sắc, kết hợp với các vị thuốc khác.
Chú ư: Phụ nữ có thai không được
dùng.
TAM PHỎNG
Tên khác: Tầm phỏng, Xoan leo, Tầm
bóp leo.
Tên khoa học:
Cardiospermum halicacabum L.,
họ Bồ ḥn (Sapindaceae). Cây mọc hoang nhiều
nơi ở nước ta.
Bộ phận dùng:
Phần
trên mặt
đất
(Herba Cardiospermum), rễ Tam phỏng cũng
được dùng làm thuốc.
Thành phần hoá học chính: Cành, lá Tam phỏng chứa
flavonoid, saponin steroid.
Công dụng: Chữa cảm sốt, viêm
đường tiết niệu, viêm thận, tê thấp,
phù thũng. Chữa đau ḿnh mẩy, chữa các vết
thương phần mềm, chữa tiểu đường...
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g dược liệu
khô dưới dạng nước sắc, thường
dùng kết hợp với các vị thuốc khác. Nước
sắc rễ làm thuốc lợi tiểu, ra mồ hôi.
Chú ư: Quả Tam phỏng chín, khô có khi
được dùng để giả mạo vị thuốc
Màn kinh tử..
TAM THẤT
Radix Notoginseng
Tên khác: Nhân sâm tam thất, Kim bất hoán
Nguồn gốc: Dược liệu là rễ
phơi khô của cây Tam thất (Panax notoginseng (Burk.)
F. H. Chen, họ Ngũ gia (Araliaceae).
Tam thất mọc hoang và được trồng
ở
vùng núi cao phía Bắc
nước ta. Dược liệu chủ yếu nhập
từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính: Saponin
Công dụng: Thuốc bổ, cầm máu
(chữa thổ huyết, băng huyết, rong huyết
, sau đẻ máu hôi không ra hết, lỵ ra máu), ung nhọt,
sưng do chấn thương, thiếu máu nặng, mệt
mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu. Kinh
nghiệm dân gian Tam thất có thể chữa được
một số trường hợp ung thư (ung thư
vú, ung thư máu...).
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-8g. Dạng thuốc
sắc, hầm với thức ăn hoặc thuốc bột.
Dùng ngoài có tác dụng cầm máu tại chỗ.
Ghi chú:
Người ta c̣n dùng
qủa,
hoa Tam thất pha uống như uống chè.
Một số dược liêu mang
tên Tam thất:
- Thổ tam thất (Tam thất giả)
là rễ củ của cây
Gynura pinnatifida
DC.=
Gynura segetum (Lour.) Merr, họ Cúc (Asteraceae). Cây mọc hoang và
được trồng ở nước ta. Rễ củ
làm thuốc điều kinh, thái lát, phơi khô được
dùng với tên gọi
Truật nam, Bạch truật nam. Lá Thổ tam
thất giă đắp chữa mụn nhọt, sắc uống
chữa đau bụng.
- Tam thất nam
(Tam
thất gừng) là thân rễ cây
Stahlianthus thoreli
Gagnep., họ Gừng (Zingiberaceae). Cây mọc
hoang ở một số vùng núi phía Bắc và được
trồng ở nhiều địa phương nước
ta.
TAM THẤT
GỪNG
Tên khác: Cẩm địa la,
Khương tam thất, Ngải máu.
Tên khoa học:
Kaempferia
rotunda
L., Kaempferia
longa Jacq họ Gừng (Zingiberaceae). Cây mọc hoang ở
vùng núi và được trồng làm cảnh, làm thuốc.
Bộ phận
dùng: Thân rễ
(Rhizoma Kaempferiae Rotundae). thu hái vào mùa
Đông-Xuân, rửa sạch, thái phiến phơi khô.
Thành phần hoá
học chính:
Tinh dầu.
Công dụng: Bổ huyết, điều
kinh, cầm máu, giảm đau, giải độc, làm
thuốc chữa kinh bế đau bụng, rối loạn
kinh nguyệt, người gầy sạm. C̣n dùng chữa
đau dạ dày, đại tiện ra máu, sơn lam
chướng khí, lở láy, ngộ các loại độc,
đau xương và nhất là đau bụng. lá làm thuốc
đắp các vết thương. Thân rễ được
dùng làm thuốc lợi tiêu hoá, dùng đắp tiêu sưng
viêm, mưng mủ, cả cây dùng trị đ̣n ngă tổn
thương.
Cách dùng, liều
lượng: Liều 6-13g, dạng thuốc sắc, hoặc dùng
6-12g bột uống với nước cơm, phối hợp
các vị khác.
TÂN DI
Flos Magnoliae liliiflorae
Nguồn gốc: Tân di là nụ hoa đă
phơi khô của cây Mộc lan (Magnolia liliflora Desr.)
họ Ngọc lan (Magnoliaceae). Cây này không có ở Việt
Nam, vị thuốc nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu.
Công dụng: Chữa nhức đầu,
chảy nước mũi, viêm mũi, viêm xoang, dị ứng.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 3-6g, dạng thuốc sắc,
hoặc hoàn, tán thường dùng phối hợp với
các vị thuốc khác. Dùng ngoài lượng vừa đủ
tán nhỏ bôi vào vải gạc nút vào mũi chữa viêm
xoang, dị ứng.
TÁO NHÂN
Semen Zizyphi jujubae
Tên khác: Toan táo nhân, Táo ta.
Nguồn gốc: Vị thuốc là hạt già
phơi hay sấy khô của cây Táo ta, c̣n gọi là Táo chua
(Ziziphus mauritiana Lamk. =
(Zizyphus
jujuba
Lamk.), họ
Táo ta (Rhamnaceae). Cây được trồng để lấy
quả ăn, hạt bỏ ra được xay lấy
nhân làm thuốc.
Thành phần hoá học: Nhân hạt chứa dầu béo,
phytosterol, saponin. Lá có rutin.
Công dụng: Táo nhân dùng làm thuốc ngủ,
an thần. Lá táo chữa viêm phế quản, đắp
ngoài chữa lở loét, ung nhọt.
Cách dùng, liều dùng: Người lớn uống
15-20 hạt có tác dụng trấn tĩnh và gây ngủ. Táo
nhân sao đen (Hắc táo nhân) dùng dạng thuốc sắc,
phối hợp với các vị thuốc khác.
Chú ư: Táo nhân Trung Quốc (Semen
Ziziphi spinosae) là nhân hạt của cây Toan táo (Ziziphus
jujuba Mill. var. spinosa (Bunge) Hu ex H. F. Chou). Một
số địa phương nước ta sử dụng
hat Keo giậu với tên Nam táo nhân (xem 209. Keo giậu).
TẮC KÈ
Tên khác: Cáp giới.
Tên khoa học:
Gekko gekko
L.,, họ Tắc kè (Gekkonidae). Con Tắc
kè sống ở các hốc cây, hốc đá, có nhiều ở
các vùng thượng du nước ta như Hà Giang, Tuyên
Quang...
Bộ phận dùng:
Cả con đă loại bỏ
nội tạng.
Thành phần hoá học chính: Tắc kè chứa nhiều
aminoacid, chất béo (13-15%).
Công dụng: Thuốc bổ, chữa liệt
dương, người già đau lưng mỏi gối,
hen suyễn.
Cách dùng, liều lượng:
Dùng dạng bột
hoặc ngâm rượu, dạng bột 3-6g mỗi ngày. Rượu
thuốc 10-15ml một ngày.
TẦM GỬI
Herba Loranthi
Nguồn gốc: Thân, cành và lá đă phơi sấy
khô của cây Tầm gửi (Loranthus gracilifolius Schult.
= Taxillus gracilifolius (Schult.) Ban), họ Tầm
gửi (Loranthaceae). Trên thực tế người ta sử
dụng nhiều loài Tầm gửi khác nhau.
Thành phần hoá học chính: Flavonoid.
Công dụng: Chữa tăng huyết áp ở
người trẻ hoặc do rối loạn tiền
măn kinh. Chữa tăng huyết áp ở người cao
tuổi, tăng huyết áp kèm tăng cholesterol máu. Chữa
viêm cầu thận mạn tính. thường dùng chữa
phong thấp, đau nhức xương,...
Cách dùng, liều lượng: ngày 10-50g dưới dạng
nước sắc, dùng riêng hay phối hợp với
các vị thuốc khác.
Chú ư: Tầm gửi trên cây Dâu tằm gọi là Tang kư sinh
Tầm gửi c̣n được lấy
từ các loài Scurrula glacilifolia (Schult.) Dans., Macrosolen
tricolor (Lec.) Dans., Taxillus chinensis (DC.) Dans. (Ramulus
Taxilli) Scurrula glacilifolia (Schult.) Dans.; Scurrula parasitica
L. = Loranthus parasiticus (L.) Merr. và nhiều loài khác.
TẦN
GIAO
Radix Gentianae macrophyllae
Nguồn gốc: Rễ phơi hay sấy
khô của cây Tần giao (Gentiana macrophylla Pallas.) và một
số loài Tần giao khác, họ Long đởm
(Gentianaceae).
Thành phần hoá học
chính:
Alcaloid (gentianin A,B,C), iridoid glycosid.
Công dụng: Chữa phong thấp tê
đau, chân tay co quắp, vàng da, xương cốt
đau nhức và nóng, trẻ con cam nhiệt.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-10g, dạng thuốc
sắc, hoàn, tán. Thường dùng kết hợp với
các vị thuốc khác.
TÊ GIÁC
Cornu Rhinoceri
Tên khác: Sừng tê.
Nguồn gốc: Sừng của một
số loài
Tê giác như Rhinoceros unicornis L., Rhinoceros
sondaicus Desmarest, Rhinoceros sumatrensis Fischer., họ
Tê giác (Rhinocerotidae).
Thành phần hoá học
chính: Sừng
chứa keratin, calci carbonat, calci photsphat, acid amin.
Công dụng: Chữa các bệnh xuất
huyết như nôn ra máu, chảy máu cam, xuất huyết
dưới da. Chữa sốt, mê sảng, co giật.
Cách dùng, liều lượng: Cưa Sừng tê thành mẩu
nhỏ, ngâm nước hoặc đồ chín rồi
thái lát hoặc mài, tán thành bột. Ngày uống 0,2-0,5g.
Chú ư: Trong y học cổ truyền
người ta thường thay Sừng tê bằng Sừng
trâu (Cornu Bubali).
Không dùng phối hợp
Tê giác với Thảo ô và Xuyên ô.
TẾ
TÂN
Herba Asari
Nguồn gốc: Dược liệu là
toàn cây đă phơi khô của cây Liêu tế tân (Asarum
heterotropoides F.Schm. var mandschuricum (Maxim.) Kitag), Hoa tế
tân (Asarum sieboldi Miq.), họ Mộc hương
(Aristolochiaceae). Vị thuốc Tế tân phải nhập
hoàn toàn từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học
chính: Tinh
dầu (gần 3%), trong đó có pinen, methyleugenol.
Công dụng: Chữa cảm lạnh,
đau răng, nhức đầu, đau nhức
xương, viêm mũi chảy nước hôi.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 1-4g. Ngâm rượu
hoặc sắc, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc
khác.
THẠCH
Agar - agar
Nguồn gốc: Chất nhầy phơi
khô chế từ một số loại Rau câu (Gracilaria
sp., Gelidium sp.) thuộc ngành Tảo đỏ
(Rhodophyta). Các loại Rau câu có nhiều ở bờ biển
nước ta.
Thành phần hoá học
chính: Chất
nhầy.
Công dụng, cách dùng: Chữa táo bón kéo dài ngày
4-16g. Chế môi trường nuôi cấy vi sinh. Làm chất
ổn định nhũ dịch. Làm bánh kẹo, giải
khát. Dùng trong kỹ nghệ dệt và giấy.
Thạch chiết từ
Rau câu thường được chế thành những
sản phẩm trung gian tiện dùng, có thể là phiến,
bột hoặc sợi. Dạng phiến và sợi có màu
vàng nhạt hay không màu, gần như trong suốt. Dạng
bột màu trắng, sờ ráp tay. Các dạng nay ít tan
trong nước lạnh, nở, tan trong nước sôi.
THẠCH
CAO
Gypsum Fibrosum
Tên khác: Đại thạch cao,
Băng thạch.
Nguồn gốc: Vị thuốc là chất
khoáng có thành phần chủ yếu là Calci sunfat ngậm 2
phân tử nước. Những mỏ khoáng này có ở
nhiều địa phương nước ta.
Thành phần hoá học
chính: Chủ
yếu là CaSO4. 2H2O, có lẫn ít đất
sét, cát, hợp chất sunfua, đôi khi có lẫn ít sắt,
magiê.
Công dụng: Thạch cao sống rửa
sạch, tán nhỏ chữa sốt cao, khát nước,
miệng khô, đau đầu, mê sảng, chữa cảm
nắng, chảy máu cam. Thạch cao khan nước (CaSO4.
1/2H2O) làm chất kết dính để tráng bản
mỏng, làm bột bó, đắp khuôn bó bột.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 12-40g (thuốc sắc),
2-4g (thuốc bột - CaSO4. 2H2O ).
Chú ư: Không được uống
bột thạch cao đă rang v́ uống vào sẽ hút
nước nở ra, rắn lại và gây tắc ruột.
THẠCH
HỘC
Herba Dendrobii
Nguồn gốc: Vị thuốc là thân
phơi sấy khô của một số loài Thạch hộc
như Hoàn thảo thạch hộc (Dendrobium loddigesii Rolfe),
Mă tiên thạch hộc (Dendrobium fimbriatum Hook.), Hoàng
thảo thạch hộc (Dendrobium chrysanthum Wall. ex
Lindl.), Thiết b́ thạch hộc (Dendrobium candidum Wall.
ex Lindl.), Kim thoa thạch hộc (Dendrobium nobile Lindl.),
họ Lan (Orchidaceae).
Thành phần hoá học
chính: Thạch
hộc chứa alcaloid (dendrobin), chất nhầy, saponin.
Công dụng, liều
dùng: Thuốc
bổ dưỡng dùng cho người hư lao, gầy
yếu, chữa liệt dương, mắt nh́n kém,
đau khớp, đau lưng, tay chân nhức mỏi. Ngày
8-16g dưới dạng thuốc sắc, bột.
THANH CAO
Herba Artemisia carvifoliae
Nguồn gốc: Cành mang lá, hoa đă
phơi khô của cây Thanh cao (Artemisia carvifolia Wall. = Artemisia
apiacea Hance), họ Cúc (Asteraceae). Cây này mọc hoang ven
sông Hồng và ven một số sông ở Lạng Sơn.
Vị thuốc ít được dùng.
Thành phần hoá học
chính: Tinh
dầu, alcaloid.
Công dụng: Chữa sốt, lở
ngứa.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 5-12g dưới
dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
Chú ư: Không nhầm cây này với
cây Thanh hao hoa vàng (Artemisia
annua L.), lá dùng để chiết artemisinin, và cây Thanh hao
(Thanh cao)
(Baeckea
frutescens L.)cành dùng để cất tinh dầu (xem
Cây chổi xể).
THANH HAO
HOA VÀNG
Herba Artemisiae annuae
Tên khoa học:
Artemisia annua
L., họ
Cúc (Asteraceae). Cây được trồng nhiều ở
một số địa phương nước ta.
Bộ phận dùng: Phần trên mặt
đất.
Thành phần hoá học: Sesquiterpenlacton, tinh dầu.
Công dụng: Nhân dân thường dùng
Thanh hao để trị sốt, vàng da, đổ máu
cam, đi ngoài ra máu, mụn nhọt lở ngứa,
ăn không ngon, tiêu hoá kém.
Người ta dùng lá của
cây này làm nguyên liệu chiết xuất artemisinin làm thuốc
chống sốt rét. Từ artemisinin bán tổng hợp ra
artesunat, dạng viên nén và thuốc tiêm.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 6-12g, dạng thuốc
sắc.
Chú ư: Đông y dùng cành mang lá,
hoa phơi khô của cây Artemisia carvifolia Wall. = Artemisia
apiacea Hance. với tên gọi Thanh cao, Thanh hao.
THANH
TƯƠNG TỬ
Semen Celosiae
Nguồn gốc: Hạt chín phơi khô của
cây
Mào gà trắng (Celosia
argenta L.), họ Rau dền
(Amaranthaceae). Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong
nước ta.
Thành phần hoá học
chính: Hạt
chứa polysaccarid là celosian.
Công dụng: Chữa trĩ ra máu, chữa
đau mắt sưng đỏ, trĩ ra máu. Chất
celosian có tác dụng bảo vệ gan, điều hoà miễn
dịch.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g hạt
dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, dùng
riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Chú ư: Lá cây Mào gà trắng
được dùng phối hợp với các vị thuốc
khác để chữa hen phế quản.
THÀNH NGẠNH
Tên khác: Cúc lương, Đỏ ngọn, Hoàng ngưu trà, Lành ngạnh, Ngành ngạnh, Vàng la.
Tên khoa học: Cratoxylum prunifolium Dyer,
họ Măng cụt (Clusiaceae). Cây mọc phổ biến ở nước
ta trên các băi hoang, đồi trọc, hay trên các
nương rẫy cũ.
Bộ phận
dùng: Lá non, vỏ
thân, rễ.
Thành phần hoá
học chính:
Flavonoid, saponin, tanin.
Công dụng: Làm thuốc bổ, kích thích tiêu hoá, phục hồi sức
khoẻ khi đau yếu hay sau khi sinh đẻ. Trị
cảm mạo, sốt, ho, khản cổ. Lá dùng trị
đau dạ dày, ngứa lở. Lá non có thể sắc uống
thay chè, để pḥng cảm nắng và bệnh lỵ.
Rễ và vỏ thân dùng trị bệnh về mắt,
đau mắt đỏ.
Cách dùng, liều
lượng: Ngày dùng 10-20g khô, 50-100g tươi, dạng thuốc sắc,
thường dùng phối hợp với các vị khác.
THẢO
QUẢ
Fructus Amomi aromatici
Nguồn gốc: Là quả chín phơi khô của
cây Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb. = Amomum medium
Lour. = Amomum tsao-ko Crévost et Lem.), họ Gừng
(Zingiberaceae). Cây mọc hoang và được trồng ở
một số vùng núi nước ta.
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu (1-1,5%).
Công dụng: Chữa đau bụng đầy
chướng, ngực đau, tiêu chảy, ho có nhiều
đờm, đờm đặc gây khó thở. Làm gia vị,
cất tinh dầu làm hương liệu.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-8g, dạng thuốc
sắc, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc
khác.
Chú ư: Một số tài liệu quy định
Thảo quả là quả chín phơi khô của cây Amomun
tsao-ko Crévost et Lem. (Fructus Amomi tsao-ko), hoặc
Amomum costatum Benth.
THẢO QUYẾT
MINH
Semen Cassiae torae
Tên khác: Đậu ma, Muồng.
Nguồn gốc: Hạt già đă phơi hay sấy
khô của cây Thảo quyết minh
(Cassia
tora L.),(Cassia tora L.), họ
Vang (Caesalpiniaceae). Cây mọc hoang và được
trồng nhiều nơi ở nước ta.
Thành phần hoá học chính: Anthranoid, dầu béo.
Công dụng: Chữa đau mắt đỏ,
quáng gà, nhức đầu, cao huyết áp, mất ngủ,
táo bón.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g hạt Thảo
quyết minh, dùng dạng thuốc sắc hoặc giă giập,
pha hăm như chè. (Thảo quyết minh sao vàng chữa các
chứng cao huyết áp, sao đen chữa đau mắt
đỏ, chữa mất ngủ).
Chú ư: Người bị tiêu chảy
không dùng Thảo quyết minh.
THẦN KHÚC
Massa Medicata fermentata
Nguồn gốc: Thần khúc gồm nhiều
vị thuốc phối hợp nhau, trộn lẫn bột
mỳ hoặc bột gạo để gây mốc rồi
đóng bánh phơi khô. Số vị có thể từ 4 -5
vị, có thể lên đến 50 vị. Phần nhiều
là những vị có tinh dầu như Thanh hao,
Hương nhu, Hương phụ, Sơn tra,
Thương nhĩ tử, Thiên niên kiện, Quế, Hậu
phác, Trần b́, Bán hạ chế, Bạc hà, Sa nhân, Tô diệp,
Kinh giới, Địa liền, Mạch nha...
Thành phần hoá học: Rất phức tạp, có
các loại tinh dầu, tinh bột, acid hữu cơ,
alcaloid...
Công dụng: Chữa ăn không tiêu, nôn,
tiêu chảy, lợi sữa, cảm mạo bốn mùa.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 10-20g hoặc hơn, dạng
thuốc bột, có khi phối hợp vào các thang thuốc
như 1 vị thuốc.
THẤT DIỆP
ĐỞM
Herba Gynostemmae pedatae
Tên khác: Cổ yếm, Thư tràng 5 lá, Giảo
cổ lam...
Nguồn gốc: Phần trên mặt đất
phơi sấy khô của cây Thất diệp đởm
(Gynostemma pedata Bl. = Gynostemma pentaphyllum
Makino.), họ
Bí (Cucurbitaceae). Cây mọc hoang nhiều nơi ở
nước ta và được trồng ở các vùng khí
hậu mát.
Thành phần hoá học chính: Sterol, sắc tố,
đường, saponin, flavonoid,
Công dụng: Chữa viêm gan truyền nhiễm,
viêm bể thận, loét dạ dày và hành tá tràng. Chữa
viêm khớp do phong thấp, bệnh béo ph́. Thất diệp
đởm c̣n được dùng làm thuốc chống
lăo hoá, thuốc điều trị ung thư...
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-10g dạng thuốc
sắc hoặc hăm với nước uống thay chè.
Chú ư: Cổ yếm lá bóng [(Gynostemma
laxum (Wall) Cogn] cũng được dùng với cùng
công dụng.
THẦU DẦU
Tên khoa học:
Ricinus communis L., họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae). Cây mọc hoang và được trồng ở
nhiều địa phương nước ta.
Thành phần hoá học chính: Dầu béo (50%), protein (26%),
trong đó có ricin là 1 protein độc, ricinin...
Công dụng, cách dùng: Hạt
(Semen
Ricini)
ép lấy dầu, dầu
thầu dầu có tác dụng nhuận và tẩy. Ngày dùng
2-10g có tác dụng nhuận, 10-30g có tác dụng tẩy. Acid
undecilenic thu được bằng cách cracking dầu Thầu
dầu làm thuốc trị nấm ngoài da. Hạt Thầu
dầu giă nhỏ làm cao dán chữa viêm hạch cổ,
viêm tuyến vú.
THĂNG MA
Rhizoma
Cimicifugae
Nguồn gốc: Dược liệu là thân rễ
đă
phơi hay sấy khô của cây Thăng ma (Cimicifuga
dahurica Maxim.), Đại tam điệp thăng ma (Cimicifuga
heracleifolia Komar.), Tây thăng ma (Cimicifuga foetida
L.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Vị thuốc phải
nhập hoàn toàn từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính: Chất đắng (Cimitin C20H34O7),
alcaloid.
Công dụng: Chữa các chứng sa giáng
(sa dạ dày, dạ con, trực tràng...), nhức đầu
nóng rét, đau họng, mụn lở trong miệng, tả
lỵ lâu ngày, ban sởi không mọc hết.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-10g dạng thuốc
sắc.
Chú ư: Trên thị trường hiện
nay dùng thân
rễ của cây Strobilanthes
forrestii Diels., họ
Ô rô (Acanthaceae) với tên gọi Thăng ma.
THỊ
ĐẾ
Calyx Kaki
Tên khác: Thị đinh, Tai hồng.
Nguồn gốc: Đài đồng trưởng
đă phơi hay sấy khô thu được từ quả
chín của cây Hồng (Diospiros kaki L. f. = Diospiros
chinensis Blume), họ Thị (Ebenaceae).
Thành phần hoá học chính: Tanin, acid hữu cơ.
Công dụng: Chữa nấc, đầy bụng
khó tiêu, chữa tiểu dầm, tiểu nhiều về
đêm. Chữa tiêu chảy, cao huyết áp, chữa trĩ.
Cách dùng, liều lượng: 8-12g dưới dạng
nước sắc, dùng riêng hay kết hợp với các
vị thuốc khác.
Chú ư: Thị tất (Succus Kaki siccatus) là nước
ép từ quả Hồng chưa chín phơi hay sấy khô
dùng chữa cao huyết áp.
Thị sương (Saccharum
Kaki) là chất đường lấy từ quả
Hồng dùng chữa ho, đau cổ họng, cổ họng
khô.
Chuyển lên
đầu trang
THIÊN HOA PHẤN
Radix Trichosanthis
Tên khác: Qua lâu căn.
Nguồn gốc: Rễ phơi hay sấy khô
của cây Qua lâu (Trichosanthes sp.), họ Bí
(Cucurbitaceae). Cây mọc hoang ở vùng núi nước ta, vị
thuốc nhập từ Trung quốc.
Thành phần hoá học chính: Saponosid, tinh bột.
Công dụng: Chữa sốt nóng, chữa
trẻ con vàng da. Chữa tiểu đường, chữa
ho gà, quai bị. Chữa phụ nữ đẻ sữa
không xuống. Chữa viêm họng, miệng khô, viêm amidan
mạn tính.
Cách dùng, liều lượng: Ngày uống 8-16g dạng thuốc
sắc.
Chú ư: Nhiều bộ phận khác của
cây cũng được dùng làm thuốc (Hạt cây gọi là
Qua lâu nhân).
THIÊN MA
Rhizoma Gastrodiae elatae
Nguồn gốc: Dược liệu là thân rễ
đă làm khô của cây Thiên ma (Gastrodia elata Bl.), họ
Lan (Orchidaceae). Cây này chưa thấy ở nước ta,
vị thuốc nhập từ Trung Quốc.
Bộ phận dùng: Thân rễ thu hái vào mùa
Đông - Xuân, rửa sạch, đồ rồi đem
phơi ở nhiệt độ thấp.
Thành phần hoá học chính: Thành phần chủ yếu
là gastrodin, tinh bột, acid hữu cơ, sistosterol.
Công dụng: Chữa nhức đầu,
hoa mắt (huyết áp cao), ù tai, bán thân bất toại,
chân tay co quắp, méo mồm, lệch mặt, nói năng,
phát âm khó khăn.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 4-10g dạng thuốc sắc
dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc
khác.
THIÊN MÔN
ĐÔNG
Radix Asparagi
Tên khác: Thiên môn, Thiên đông, Tóc tiên leo.
Nguồn gốc: Rễ củ đă đồ
chín, rút lơi, phơi sấy khô của cây Thiên môn đông
(Asparagus
cochinchinensis
(Lour.)
Merr. = Asparagus lucidus Lindl., họ
Thiên môn đông (Asparagaceae).
Thành phần hoá học chính: Rễ củ Thiên môn đông
chứa saponin steroid, flavonoid (rutin) phytosterol, polysaccarid,
acid amin (asparagin).
Công dụng: Thuốc bổ, chữa ho gà
ở trẻ em, chữa ho có đờm, thổ huyết.
Chữa táo bón, đại tiện khó khăn.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 10-20g dạng thuốc sắc.
Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc
khác.
THIÊN NAM TINH
Rhizoma Arisaematis
Nguồn gốc: Dược liệu là thân rễ
của cây Thiên nam tinh (Arisaema consanguineum Schott.) và một
số cây thuộc chi này (Arisaema heterophyllum Blume, Arisaema
thunbergir Bl., Arisaema amurense Maxim., Arisaema balansae Engl.),
họ Ráy (Araceae).
Thành phần hoá học: Tinh bột, saponin, chất
nhầy.
Công dụng: Chữa ho có đờm,
đầy bụng, ăn không tiêu, chữa nôn nhiều,
chân tay lạnh. Chữa trúng phong bất tỉnh, méo miệng.
Thiên nam tinh giă nát, thêm giấm, đắp tại chỗ
chữa sưng tấy do hạch, lở ngứa, mụn
nhọt, rắn cắn.
Cách dùng, liều lượng: Trước khi dùng phải
chế với gừng tươi và phèn chua đến
khi gần hết ngứa. Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc
sắc, hoàn, tán.
Chú ư: Phụ nữ có thai không được
dùng Thiên nam tinh.
THIÊN NIÊN KIỆN
Rhizoma Homalomenae
Nguồn gốc: Dược liệu là thân rễ
phơi hay sấy khô của cây Thiên niên kiện, c̣n có tên
là Sơn thục, Bao kim
(Homalomena
aromatica
Schott.), họ
Ráy (Araceae). Cây mọc hoang ở nước ta, dưới
các tán rừng nhiệt đới ẩm ướt.
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu (0,8-1%), trong đó
thành phần chính là linalol, terpineol.
Công dụng: Chữa tê thấp, làm mạnh
gân cốt, kích thích tiêu hoá. Chữa người già
đau khớp xương, chữa đau bụng kinh,
chữa dị ứng, mẩn ngứa, lở sơn. Cất
tinh dầu làm hương liệu.
Cách dùng, liều lượng: 5-10g một ngày, dạng thuốc
sắc hoặc ngâm rượu thường dùng kết
hợp với các vị thuốc khác.
THIÊN TRÚC
HOÀNG
Concretio Silicea Bambusae
Nguồn gốc: Cặn silic lắng đọng
lại trong các gióng cây tre hoặc nứa già (Bambusa sp.),
họ Lúa (Poaceae)
Thành phần hoá học chính: Muối silic.
Công dụng: Chữa sốt cao ở
người lớn, kinh giật ở trẻ em
Cách dùng, liều lượng: 1-2g một ngày, dạng thuốc
sắc kết hợp với các vị thuốc khác.
Chú ư: Nhiều bộ phận của cây
tre được sử dụng làm thuốc:
Trúc lịch là vị thuốc chế
bằng cách chặt tre tươi, non cắt thành từng
đoạn, nướng, vắt lắy nước. Trúc
lịch dùng chữa hen suyễn, sốt cao.
Lá tre xanh (Folium bambusae)
dùng để chiết clorophin làm chất nhuộm màu
xanh cho mỹ phẩm, dược phẩm.
Trúc nhự (Caulis bambusae in
Taeniam) là phần tinh tre, chế bằng cách cạo
bỏ lớp vỏ xanh của thân tre, chẻ phân thành từng
phoi mỏng rồi phơi khô.
THỎ TY
TỬ
Semen Curcutae
Nguồn gốc: Dược liệu là hạt
chín phơi khô của cây Thỏ ty - Dây tơ hồng
(Cuscuta
sinensis
Lamk.), họ B́m b́m (Convolvulaceae). Dây tơ hồng
có ở nhiều nơi trong nước ta, kư sinh trên những
cây khác, tuy vậy vị thuốc Thỏ ty tử ta phải
nhập hoàn toàn từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính: Chất nhầy.
Công dụng: Làm thuốc bổ trong
trường hợp cơ thể suy nhược,
lưng gối đau mỏi, di tinh, tiểu đêm nhiều
lần, tiểu văi, tiểu sót. Nước sắc dùng
ngoài trị mụn nhọt, sang lở ở trẻ em.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc
sắc.
THỔ HOÀNG
LIÊN
Tên khoa học:
Thalictrum foliolosum
DC., họ
Hoàng liên (Ranunculaceae). Cây mọc nhiều ở vùng Tây Bắc
nước ta.
Bộ phận dùng: Thân rễ
(Rhizoma
Thalictri)..
Thành phần hoá học chính: Thân rễ Thổ hoàng liên chứa
berberin (0,35%), palmatin (0,02%)...
Công dụng: Chữa lỵ amip và lỵ
trực trùng. Chữa chứng vàng da, chữa đau mắt,
mụn nhọt.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-6g chia làm 2 hoặc
3 lần uống dưới dạng thuốc bột hay
làm thành viên. Dùng riêng hay phối hợp với các vị
thuốc khác.
- Thổ hoàng liên (Thalictrum
foliolosum DC.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae), thuốc chữa
lỵ, vàng da, công dụng như Hoàng liên nhưng yếu
hơn.
THỔ NHÂN
SÂM
Tên khác: Thổ Cao ly sâm. Đông
dương sâm
Tên khoa học:
Talinum patens
L. = Talinum paniculatum (Jacq.)
Gaertn., họ
Rau sam (Portulacaceae). Cây mọc hoang và được trồng
nhiều nơi trong nước ta.
Bộ phận dùng:
Rễ phơi sấy
khô.
Thành phần hoá học
chính: Chất
nhầy, các glycosid, stigmasterol, ơ-sistosterol...
Công dụng: Thổ nhân sâm dùng làm thuốc
bổ khi cơ thể suy nhược, ốm yếu, chữa
tiểu dầm, tiểu nhiều, phụ nữ kinh nguyệt
không đều. Chữa bệnh về phổi như
ho, sốt nóng, mồ hôi trộm. Chữa tiêu chảy ở
trẻ em.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 6-12g dạng thuốc
sắc, thường dùng kết hợp với các vị
thuốc khác.
THỔ
PHỤC LINH
Rhizoma Smilacis glabrae
Tên khác: Khúc khắc, Kim cang.
Nguồn gốc: Dược liệu là
thân rễ đă phơi hay sấy khô của cây Thổ
phục linh (Smilax glabra Roxb.), họ Khúc khắc
(Smilacaceae).
Thành phần hoá học: Thân rễ Thổ phục
linh chứa saponin steroid, flavonoid, tanin, tinh bột.
Công dụng: Chữa phong thấp, thấp
khớp, gân xương co quắp, lợi tiểu, phù thũng.
Chữa nước ăn chân, tổ đỉa, vẩy
nến, mụn nhọt lở ngứa. Chữa viêm loét dạ
dày tá tràng...
Cách dùng, liều lượng: Ngày uống 12-20g. Dạng
thuốc sắc hay thuốc bột, thường dùng phối
hợp với các vị thuốc khác.
THỔ
TAM THẤT
Tên khác: Bạch truật nam,
Tam thất giả, Cúc tam thất.
Tên khoa học:
Gynura
pseudochina DC. Syn. Cacalia bulbosa Lour., họ Cúc (Asteraceae). Cây mọc
hoang và được trồng ở nhiều địa
phương nước ta.
Bộ phận
dùng: Rễ
củ để nguyên hoặc thái lát, phơi khô.
Thành phần
hoá học chính: Alcaloid.
Công dụng: Rễ củ làm thuốc
bổ, cho phụ nữ sau sinh đẻ, làm thuốc
điều kinh. Làm thuốc chữa sốt, cầm máu
(chữa thổ huyết, băng huyết, rong huyết,
lỵ ra máu), ung nhọt.
Cách dùng, liều
lượng: Ngày dùng 4-8g. Dạng thuốc sắc, hầm với
thức ăn hoặc thuốc bột.
Ghi chú: Rễ củ một số loài
thuộc chi Gynura được dùng với tên gọi
Bạch truật nam.
THÔNG
Tên khoa học:
Pinus merkusii
Jungh et De Vries và một số loài khác thuộc chi Pinus, họ
Thông (Pinaceae)
Bộ phận dùng:
Nhựa lấy từ
thân cây.
Thành phần hoá học: Nhựa chứa khoảng
20% tinh dầu, thành phần chủ yếu của tinh dầu
là alpha pinen. Nhựa sau khi cất tinh dầu c̣n lại
Tùng hương (colophan). Tùng hương chủ yếu gồm
các acid nhựa (acid dextropimaric, acid levopimaric...)
Công dụng: Nhựa thông chữa hen
suyễn, chữa ho, chữa vết thương, mụn
nhọt, ghẻ lở. Sử dụng trong công nghiệp
sơn. Tinh dầu thông làm nguyên liệu bán tổng hợp
một số chất thơm dùng trong công nghiệp.
Cách dùng, liều lượng: Thường dùng Tùng
hương nấu cao dán nhọt, dán lên các huyệt.
THÔNG THẢO
Medulla Tetrapanacis
Nguồn gốc: Vị thuốc là lơi
thân đă phơi hay sấy khô của cây Thông thảo
(Tetrapanax
papyrifera
(Hook) K. Koch.), = Aralia papyrifera Hook.), họ
Ngũ gia (Araliaceae). Cây mọc hoang ở các vùng rừng,
núi nước ta.
Thành phần hoá học
chính: Thông
thảo chứa cellulose, protein, chất béo.
Công dụng: Thông thảo thường
dùng để chữa tiểu tiện bí tắc, tiểu
tiện đau, nước tiểu đỏ. Chữa
phù nề, làm thuốc lợi sữa khi đẻ không
ra sữa, ít sữa.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 3-10g dạng thuốc
sắc. Thường phối hợp trong các
phương thuốc lợi sữa.
Chú ư: Phụ nữ có
thai không được dùng.
THÔNG
THIÊN
Tên khoa học:
Thevetia peruviana
(Pers.) K. Schum.
= Thevetia neriifolia Juss., họ Trúc
đào (Apocynaceae). Cây được trồng
nhiều nơi ở nước ta.
Bộ phận dùng: Hạt (Semen
Thevetiae).
Thành phần hoá học
chính: Hạt
Thông thiên chứa glycosid tim, flavonoid, dầu béo.
Công dụng: Chiết xuất thevetin
làm thuốc cường tim.
Cách dùng, liều lượng:
Dung dịch cồn
thevetin 1/1000 để uống.
Dung dịch 1/100 tiêm tĩnh
mạch.
Chú ư: Thuốc độc bảng
A. Dùng theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc
chuyên khoa.
THƯƠNG LỤC
Radix Phytolaccae
Tên khác: Kim thất nương,
Trưởng bất lăo.
Tên khoa học:
Phytolacca esculenta
Van Hout., họ Thương lục (Phytolaccaceae). Cây di thực,
trồng làm cảnh, làm thuốc. Loài
Phytolacca dencandra L. Syn.
Phytolacca americana L. mọc hoang ở một số địa phương
nước ta cũng được dùng làm thuốc.
Bộ phận dùng: Rễ.
Thành phần hoá học
chính: Rễ
Thương lục chứa saponosid, muối vô cơ,
phytolaccatoxin.
Công dụng: Chữa phù nề, ngực
bụng đầy trướng.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 3-4g dưới dạng
thuốc sắc
Chú ư: Thuốc có độc,
không dùng cho phụ nữ có thai.
THƯƠNG TRUẬT
Rhizoma Atractylodis
Tên khác: Mao truật, Xích truật.
Nguồn gốc: Là thân rễ khô của
cây Thương truật (Atractylodes lancea (Thunb.) DC.)
hoặc cây Bắc thương truật (Atractylodes
chinensis (DC.) Koidg.), họ Cúc (Asteraceae). Cây có di thực
vào nước ta, dược liệu nhập từ
Trung Quốc.
Thành phần hoá học
chính: Tinh
dầu (có thể đến 9%), trong đó có atractylol,
atractylen.
Công dụng: Giúp tiêu hoá, dùng trong
trường hợp bụng chướng, buồn nôn,
ăn không tiêu.
Trừ phong thấp,
xương cốt đau nhức, đau khớp, phối
hợp với vị thuốc Pḥng phong.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 5-10g, dạng thuốc
sắc hay thuốc bột.
THƯỜNG
SƠN
Radix Dichroae
Tên khác: Hoàng thường
sơn, Áp niệu thảo, Kê niệu thảo.
Nguồn gốc: Dược liệu rễ
đă phơi hay sấy khô của cây Thường
sơn
(Dichroa
febrifuga
Lour.), họ Thường
sơn (Saxiflagaceae). Cây mọc hoang ở những vùng núi
cao.
Thành phần hoá học: Các alcaloid nhân quinazolin
(febrifugin, isofebrifugin...).
Công dụng: Chữa sốt rét, gây
nôn trong các trường hợp ngộ độc thức
ăn.
Cách dùng, liều lượng: Ngày uống 6-12g thường
dùng dạng thuốc sắc kết hợp với các vị
thuốc khác.
Tên khác: Dây thường xuân,
Thường xuân đằng.
Tên khoa học: Hedera nepalensis K.
Koch var. sinensis (Tobl.) Rehd., Hedera helix L., họ
Nhân sâm (Araliaceae). Cây phát triển nhanh, được trồng
làm cảnh, khử khí độc trong nhà.
Bộ phận
dùng: Thân
dây (Caulis Helerae Sinensis), lá thu hái quanh năm, dùng
tươi hay phơi khô dùng dần.
Thành phần
hoá học chính: Thân cây có tanin và nhựa. Lá chứa hederin, là thành phần
hoạt chất chính làm giăn cơ trơn phế quản,
giảm độ nhớt dịch nhày giúp long đờm
và giảm ho.
Công dụng: Vị đắng, cay,
tính ấm, có tác dụng khu phong, lợi thấp, b́nh can,
giải độc. Quả, hạt chữa phong thấp,
đau lưng. Dây dùng trị viêm khớp đau nhức,
viêm gan, đau đầu, nôn ra máu, mắt mờ, nhọt
độc sưng đau. Lá dùng làm thuốc điều
trị bệnh đường hô hấp, dùng chườm
nóng trị sưng hạch, làm kem dưỡng da.
Cách dùng, liều
lượng: Ngày dùng 10-15g, dạng thuốc sắc, ngâm rượu,
dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc
khác.
THUYỀN
THOÁI
Periostracum cicadae
Tên khác: Xác ve sầu, Thuyền
thuế.
Nguồn gốc: Vị thuốc là xác lột
của con ve sầu (Criptotympana pustulata Fabricius), họ
Ve sầu (Cicadidae).
Thành phần hoá học
chính: Thuyền
thoái chứa chất kitin.
Công dụng: Chữa cảm sốt,
đậu sởi, sốt phát ban, trẻ em kinh phong co giật,
đau mắt có màng.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày 2-6g dạng
thuốc sắc, hoàn tán, thường dùng phối hợp
với các vị thuốc khác.
Chú ư: - Không dùng Thuyền thoái
cho phụ nữ có thai.
- Xác của nhiều loài
ve sầu khác nhau cũng được dùng với tên gọi
Thuyền thoái, và cùng công dụng, không phân biệt.
TÍA TÔ
Tên khoa học:
Perilla ocymoides
L. = Perilla
frutescens (L.) Britton, họ Bạc hà (Lamiaceae). Cây
được trồng ở khắp nơi để
làm thuốc và làm rau ăn.
Bộ
phận dùng: Quả chín phơi khô (Tô tử - Fructus
Perillae - dân gian gọi là hạt), lá (Tô diệp -
Folium Perillae), cành (Tô ngạnh - Caulis Perillae).
Thành phần
hoá học chính: Tinh dầu, trong đó có perila
aldehyd, limonen, trong hạt có dầu.
Công dụng:
Lá có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa ho, giúp tiêu hoá, chữa
cảm cúm. Cành tác dụng như lá nhưng kém hơn. Quả
Chữa ho, trừ đờm, hen suyễn, tê thấp. Bộ
phận trên mặt đất làm rau, gia vị.
Cách
dùng, liều lượng:
Liều
dùng hàng ngày lá và hạt 3-10g, cành 6-20g dạng thuốc sắc,
dùng riêng hoặc phối hợp với các thuốc khác.
TIỀN HỒ
Radix Peucedani
Nguồn
gốc: Rễ phơi hay sấy khô của cây Tiền
hồ hoa trắng (Peucedanum praeruptorum Dunn.) hay cây Tiền
hồ hoa tía (Peucedanum decursivum Maxim.), họ Cần
(Apiaceae). Dược liệu chủ yếu nhập từ
Trung Quốc.
Thành phần
hoá học: Rễ Tiền hồ chứa tinh dầu,
coumarin.
Công dụng:
Chữa cảm sốt, nhức đầu, nôn mửa,
ho có đờm, suyễn. Một số nước châu
Âu chiết coumarin phối hợp làm thuốc chữa ung
thư vú.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-10g dạng thuốc
sắc, thường dùng phối hợp với các vị
thuốc khác.
TIỂU HỒI
Fructus Foeniculi
Nguồn
gốc: là quả chín phơi khô của cây Tiểu
hồi
(Foeniculum
vulgare
Mill.), họ Cần (Apiaceae).
Cây trồng ở các nước có khí hậu mát. Nước
ta có trồng ở một số nơi, dược liệu
chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Thành phần
hoá học chính: Quả Tiểu hồi chứa tinh
dầu (3-12%), chủ yếu là anethol.
Công dụng:
Chữa đau bụng do lạnh, ăn không tiêu
đầy bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Chữa
đau lưng do thận suy, chữa viêm cầu thận
cấp, chữa thiểu năng sinh dục ở cả
nam giới và phụ nữ.
Làm gia vị,
làm nguyên liệu điều chế anethol.
Cách
dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-8g. Dạng thuốc
sắc hay thuốc bột, thường dùng kết hợp
với các vị thuốc khác.
TÔ MỘC
Lignum Sappan
Nguồn
gốc: Dược liệu là gỗ bỏ vỏ
chẻ và phơi khô của cây Tô mộc
(Caesalpinia
sappan L.), họ Vang (Caesalpiniaceae). Cây mọc hoang và
được trồng nhiều nơi trong nước
ta.
Thành phần
hoá học chính: Gỗ Vang chứa chất mầu
đa phenol (sappanin, brasilin), tanin, acid galic.
Công dụng:
Chữa lỵ ra máu, chảy máu đường ruột,
tiêu chảy do nhiễm trùng đường ruột.
Chữa
đau bụng kinh, bế kinh, hậu sản ứ huyết
(phối hợp với Hương phụ, Ngải cứu).
Cách
dùng, liều lượng: 6-12g một ngày, dạng
thuốc sắc, hoàn, tán, dùng riêng hoặc phối hợp
với các vị thuốc khác.
Chú ư:
Phụ nữ mới có thai, phụ nữ đang hành
kinh không được dung Tô mộc.
TOẢ DƯƠNG
Tên
khác: Cây Cu chó, Củ gió đất, Hoa đất
Nguồn
gốc: Vị thuốc là ḍ của cây Toả
dương (Balanophora sp.), họ Gió đất
(Balanophoraceae). Cây thường mọc và sống kư sinh
trên những cây gỗ lớn, trong rừng sâu ẩm thấp,
thường gặp ở Hoà B́nh, Lào Cai.
Thành phần
hoá học: Chất màu (anthocyanosid), các ellagitannin và
lignan glycosid.
Công dụng:
Làm thuốc bổ máu, kích thích ăn ngon miệng,
hồi phục sức khoẻ, nhất là phụ nữ
sau khi sinh đẻ.
Cách
dùng, liều lượng: Toả dương thu hoạch
về đem sao cho khô dùng ngày10-20g dưới dạng
thuốc sắc hay rượu thuốc, uống trước
bữa ăn chính.
TỎI
Bulbus Allii
Nguồn
gốc : Vị thuốc là ḍ của cây tỏi (Allium
sativum L.), họ Hành (Liliaceae) Cây được trồng
ở nhiều địa phương nước ta làm
gia vị và làm thuốc.
Thành phần
hoá học: Tỏi chứa tinh dầu, thành phần
chủ yếu của tinh dầu tỏi là các hợp chất
có chứa disulfua, chất có hàm lượng cao là alixin.
Công dụng:
Chữa lỵ trực trùng, lỵ amip, chữa vết
thương phần mềm có mủ, trị giun kim, chữa
viêm phế quản măn tính, ho gà, cao huyết áp.
Cách
dùng, liều lượng: Lấy tỏi giă nát ngâm
với nước sôi để nguội với tỷ
lệ 5% hoặc 10% lọc qua gạc, thụt để
chữa lỵ (có thể đồng thời ngày uống
6g tỏi, chia làm 3 lần).
Ngày uống
20-50 giọt cồn tỏi 1/5 với cồn 600
(chia làm 2-3 lần) chữa cao huyết áp.
TRẮC
BÁCH
Tên khoa học:
Biota orientalis
Endl. = Thuja
orientalis
L., họ Trắc bách (Cupressaceae).
Bộ phận dùng: Cành lá non (Cacumen
Bietae
- Trắc bách diệp), nhân hạt chín phơi
khô (Semen
Biotae
- Bá tử nhân).
Thành phần hoá học
chính:
Cành lá Trắc bách chứa
tinh dầu (có các thành phần fenchon, camphor, borneol),
flavonoid, nhựa, vitamin C, acid hữu cơ.
Nhân hạt chứa dầu
béo, saponin.
Công dụng: Cành lá chữa chảy
máu cam, ho ra máu, thổ huyết, lỵ ra máu, rong kinh,
băng huyết. Nhân hạt làm thuốc an thần, chữa
mất ngủ, suy nhược thần kinh, đại
tiện bí, mồ hôi trộm. Chữa xơ cứng
động mạch, chữa động kinh.
TRẠCH
TẢ
Rhizoma Alismatis
Tên khác: Mă đề nước.
Nguồn gốc: Vị thuốc là thân rễ
đă cạo vỏ ngoài và phơi hay sấy khô của
cây Trạch tả
(Alisma
plantago -aquatica L.), họ Trạch
tả (Alismaceae). Cây mọc hoang và được trồng
ở những nơi có nước tại một số
vùng nước ta và một số nước khác.
Thành phần hoá học
chính: Trạch
tả chứa tinh dầu, chất nhựa, protid, glucid.
Công dụng: Thông tiểu tiện, chữa
phù thũng, viêm thận, tiểu rắt, tiểu ra máu. Chữa
lipid máu cao. Chữa cao huyết áp, chữa gan nhiễm mỡ,
chóng mặt hoa mắt.
Cách dùng, liều lượng: 4-12g một ngày dưới
dạng thuốc sắc, thường dùng phối hợp
các vị thuốc khác.
TRÀM
Tên khác: Chè đồng, Chè cay,
Tên khoa học:
Melaleuca leucadendra
L. = Melaleuca cajuputi
Powell, họ Sim (Myrtaceae).
Bộ phận dùng: Ngọn mang lá phơi hay
sấy khô
(Ramulus
cumfolio Melaleucae).
Thành phần hoá học
chính: Lá
Tràm chứa tinh dầu có thành phần chính là cineol.
Công dụng: Lá tràm chữa ứ huyết,
chữa suy nhược thần kinh, ít ngủ. Chữa cảm
mạo, trừ phong thấp.
Cách dùng, liều lượng:
10-20g lá
tươi hoặc 5-10g lá khô dạng thuốc sắc.
Chú ư: Không nhầm với cây
Keo lá tràm, họ Đậu, hoặc nhầm với cây
Tràm liễu, họ Sim.
TRẦM
HƯƠNG
Lignum Aquilariae resinatum
Nguồn gốc: Gỗ có nhựa (đă
"hoá trầm") của cây Gió bầu Trầm
hương, Trầm dó
(
Aquilaria agallocha
Roxb)
hay (Aquilaria
crassna Pierre) hoặc của cây Bạch mộc
hương [Aquilaria sinensis (Lour.) Gilg], họ Trầm
(Thymeleaceae).
Thành phần hoá học
chính: Nhựa
thơm, tinh dầu (Agar-wood oil).
Công dụng: Chữa nôn mửa,
đau bụng, làm chất thơm trong một số nghi
lễ tôn giáo.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 2-4g dạng thuốc
sắc hay hoàn tán, thường phối hợp các vị
thuốc khác.
Chú ư:
- Trầm hương có thể
được thu từ cây Xương rồng ba cạnh (Euphorbia antiquorum L.),
họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Sự h́nh thành trầm trong cây này cũng
giống như sự h́nh thành trầm trong cây Trầm gió. Giá trị của trầm lấy từ
cây Xương rồng ba cạnh thấp hơn nhiều so với trầm thu từ các cây thuộc họ
Trầm
(Thymeleaceae).
- Nhựa tiết ra,
tích tụ lâu năm từ những vết thương của cây Trầm hương gọi là Kỳ nam, là
thương phẩm rất có giá trị. - Tránh nhầm với
Bí kỳ nam (Kiến kỳ nam) là dược liệu được chế biến từ thân ph́nh thành củ
của cây Bí kỳ nam (Hydnophytum
formicarium Jack), họ Cà phê (Rubiaceae).
TRẦU
KHÔNG
Tên khác: Trầu cay, Trầu
lương.
Tên khoa học: Piper betle L., họ
Hồ tiêu (Piperaceae). Cây được trồng phổ
biến ở các địa phương nước ta.
Bộ phận dùng: Lá, rễ.
Thành phần hoá học
chính: Tinh
dầu, nhựa, các vitamin.
Công dụng: Lá Trầu không chữa
cảm mạo, chữa vết thương phần mềm,
chữa bỏng, mụn nhọt, viêm chân răng có mủ.
chữa sai khớp, bong gân. Rễ Trầu không dùng kết
hợp với rễ Cau để chữa tiểu rắt.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 8-10g dạng thuốc
sắc, dùng ngoài đắp lá tươi giă nát hoặc
ngâm lá với nước để rửa.
TRI MẪU
Rhizoma Anemarrhenae
Nguồn gốc: Dược liệu là
thân rễ khô của cây Tri mẫu (Anemarrhena asphodeloides
Bge.), họ Loa kèn trắng (Liliaceae). Vị thuốc phải
nhập hoàn toàn từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học
chính: Thân
rễ Tri mẫu chứa nhiều saponin steroid.
Công dụng: Chữa sốt cao, sốt
khát nước, ra nhiều mồ hôi. Chữa viêm phổi,
ho, ho khan. Chữa huyết áp cao, nhức đầu, hoa
mắt. Chữa viêm tai giữa mạn tính, chữa loét
miệng, viêm loét lợi. Chữa đại tiện táo,
tiểu tiện vàng, ít, chữa tiểu đường.
Chữa phụ nữ động thai.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc
sắc, dùng riêng hay kết hợp với các vị thuốc
khác.
TRINH NỮ
HOÀNG CUNG
Tên khác: Tỏi lơi lá rộng.
Tên khoa học:
Crinum latifolium
L., họ Thuỷ tiên
(Amaryllidaceae).
Bộ phận dùng: Lá
(Folium
Crinii latifolii)..
Thành phần hoá học
chính: Lá
Trinh nữ hoàng cung chứa alcaloid, saponin, acid hữu
cơ.
Công dụng: Điều trị một
số dạng ung thư như ung thư phổi, ung
thư tuyến tiền liệt, ung thư vú...
Cách dùng, liều lượng: Ngày 20-50g dạng nước
sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc
khác.
Chú ư: Không nhầm cây Trinh nữ
hoàng cung với cây Náng hoa trắng
(Crinum
asiaticum L.).
TRÔM
Tên khác: Chim chim rừng, Trôm hôi,
Cây quả mơ.
Tên khoa học:
Sterculia foetida L., họ
Trôm (Sterculiaceae). Cây mọc hoang và cũng được
trồng lấy bóng mát, làm thuốc.
Bộ phận
dùng: Hạt,
vỏ cây và lá (Semen, Cortex et Folium Sterculiae Foetidae).
Mủ (gôm) Trôm thu quanh năm, phơi khô, hạt thu hái ở
những quả già vào tháng 12 và tháng 1, dùng chế dầu.
Thu hái lá và vỏ quanh năm, thường dùng
tươi.
Thành phần
hoá học chính: Hạt chứa dầu béo, giàu protein và tinh bột.
Mủ (gôm) gồm các polysaccarit phân tử cao.
Công dụng: Dầu hạt có tác dụng
nhuận tràng, lợi trung tiện. Vỏ cây làm ra mồ
hôi, lợi tiểu, chữa phong thấp, dùng ngoài chữa
vết thương lở loét, bệnh về da.
Cách dùng, liều
lượng: Ngày dùng 4-8g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối
hợp với các vị thuốc khác.
TRÚC
ĐÀO
Tên khoa học:
Nerium oleander
L., họ
Trúc đào (Apocynaceae). Cây trồng làm cảnh nhiều
nơi trong nước ta.
Bộ phận dùng: Lá.
Thành phần hoá học
chính: Lá
Trúc đào chứa các glycosid tim, chủ yếu là neriolin.
Công dụng: Chiết xuất neriolin
sản xuất các chế phẩm thuốc trợ tim
theo y học hiện đại.
Cách dùng, liều lượng:
Cồn
neriolin 1/5000 uống ngày 2-4 lần, mỗi lần 10 giọt.
Viên neriolin 0,1 và 0,2mg ngày uống 3 lần, mỗi lần
1 viên 0,1mg. Cao lỏng mỗi lần uống 0,01g, 0,5g
trong 24h. Bột lá mỗi lần uống 0,05g, 0,5g trong
24h.
Chú ư: Các chế phẩm từ
Trúc đào rất độc, chỉ được dùng
theo sự hướng dẫn của thầy thuốc
chuyên khoa.
TRƯ
LINH
Polyporus
Nguồn gốc: Hạch nấm phơi
hay sấy khô của nấm Trư linh (Polyporus
umbellatus (Pers.) Fries), họ Nấm lỗ (Polyporaceae).
Thành phần hoá học
chính: Polysaccarid
Công dụng: Trư linh làm thuốc lợi
tiểu, chữa phù thũng.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng
6-12g dạng thuốc sắc, thường dùng phối hợp
với các vị thuốc khác.
Chú ư: Bệnh nhân đau thận, phụ
nữ có thai khi dùng Trư linh phải cẩn thận.
TRỮ MA CĂN
Radix Boehmeriae
Nguồn gốc: Trữ ma căn là rễ
đă phơi khô của cây Gai [Boehmeria nivea (L.) Gaud.. = Urtica nivea L.], họ
Gai (Urticaceae). Cây mọc hoang và được trồng ở
nhiều địa phương nước ta.
Thành phần hoá học
chính: Trữ
ma căn chứa tanin, acid clorogenic (là hợp chất giữa
acid cafeic và acid quinic).
Công dụng: Chữa đau bụng
động thai, doạ sẩy, có thai ra huyết, chữa
xuất huyết đường tiêu hoá. Làm thuốc lợi
tiểu, đi tiểu ra máu. Chữa tiểu đục,
lở loét, trĩ. Làm mụn nhọt chóng mưng mủ,
chữa kiết lỵ, tiêu chảy.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 12-20g. Dạng thuốc
sắc, bột hoặc viên. thường phối hợp
với các vị thuốc khác, Dùng ngoài giă nát đắp
hoặc đun nước để ngâm rửa.
TỤC
ĐOẠN
Radix Dipsaci
Tên khác: Sâm nam.
Nguồn gốc: Vị thuốc là rễ
phơi sấy khô của cây Tục đoạn
(Dipsacus japonicus
Miq.)
và một số loài thuộc chi Dipsacus,
họ Tục đoạn (Dipsacaceae). Cây mọc ở
vùng núi cao miền Bắc nước ta và được
trồng ở một số địa phương.
Thành phần hoá học
chính: Rễ
Tục đoạn chứa alcaloid, saponin, hydratcarbon...
Công dụng: Chữa đau lưng, mỏi
gối, di tinh, bạch đới, găy xương, đứt
gân do chấn thương, phong thấp gây đau nhức,
động thai đau bụng.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng
4-12g dưới dạng thuốc sắc, hoàn, tán, rượu
thuốc dùng riêng hay kết hợp với các vị thuốc
khác.
TỬ
UYỂN
Radix Asteris
Tên khác: Thanh uyển, Dă ngưu
bàng.
Nguồn gốc: Vị thuốc là rễ
phơi sấy khô của cây Tử uyển (Aster
tataricus L.f.), họ Cúc (Asteraceae). Vị thuốc phải
nhập hoàn toàn từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học
chính: Rễ
Tử uyển chứa Saponin, flavonoid.
Công dụng: Chữa ho suyễn do cảm
lạnh, ho lao ra máu, tiểu rắt, tiểu đỏ. Chữa
kinh nguyệt không đều, đau bụng nhiều. Chữa
viêm phế quản cấp và mạn tính.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày 4-10g,
dùng phối hợp với các vị thuốc khác, dạng
thuốc sắc, hoàn, tán.
T̀ BÀ
Folium Eriobotryae japonicae
Tên khác: T́ bà diệp.
Nguồn gốc: Lá khô của cây Nhót tây
hay Nhót Nhật Bản (Eryobotrya japonica Lindl.), họ
Hoa hồng (Rosaceae).
Thành phần hoá học
chính: Lá
chứa nhiều saponin, acid hữu cơ.
Công dụng: Dùng cho phụ nữ có
thai bị nôn mửa nhiều, nấc, người bị
suyễn, khó thở.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng
8-12g dạng thuốc sắc.
Chú ư: Nhân dân ta dùng lá cây Bồng bồng
(Calotropis
gigantea
R. Br.), họ Thiên lư (Asclepiadaceae) với
tên Nam t́ bà diệp (xem Bồng bồng).
Tránh nhầm cây Nhót Nhật
bản với cây Nhót (Elaeagus latifolia L.), họ Nhót
(Elaeagnaceae).
TỲ
GIẢI
Rhizoma Dioscoreae
Nguồn gốc: Dược liệu là
thân rễ cây Tỳ giải (Dioscorea tokoro Makino hoặc
Dioscorea spp.), họ Củ nâu (Dioscoreaceae). Cây mọc
nhiều ở một số vùng núi nước ta.
Thành phần hoá học
chính: Saponin
steroid, tinh bột.
Công dụng: Chữa phong thấp,
đau nhức ḿnh mẩy, lợi tiểu, chữa tiểu
buốt.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 16-20g dạng thuốc
sắc, thường dùng kết hợp với các vị
thuốc khác.
Ghi chú: Dược điển
Việt Nam III có chuyên luận Miên tỳ giải (Rhizoma
Dioscoreae septemlobae) và Phấn tỳ giải (Rhizoma
Dioscoreae hypoglaucae) thu từ các loài khác nhau thuộc
chi Dioscorea
UY LINH
TIÊN
Radix Clematidis
Nguồn gốc: Vị thuốc là rễ
phơi sấy khô của cây Uy linh tiên (Clematis chinensis
Osbeck.), và một số loài thuộc chi Clematis khác (C.
hexapentala Pall., C. manshurica Rupr.), họ Hoàng liên
(Ranunculaceae). Cây mọc hoang ở một số vùng núi
nước ta. Dược liệu chủ yếu nhập
từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học: Saponin, chất thơm.
Công dụng: Trị phong thấp, chân
tay tê b́, phù thũng.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày 4-10g,
dạng thuốc sắc.
Ghi chú: - Một số địa
phương nước ta dùng cây Clematis chinensis
Osbeck. với tên Mộc thông (xem [10].
- Nam uy linh tiên là rễ
cây Bạch hạc hay Kiến c̣ (Rhinacanthus communis Nees.), họ Ô rô. Thành phần có chứa anthranoid, dùng chữa
hắc lào, eczema, chốc lở ngoài da.
VÀNG
ĐẮNG
Tên khoa học: Coscinium usitatum Pierre. = Coscinium
fenestratum (Gaertn.) Colebr., họ Tiết dê (Menispermaceae).
Cây mọc hoang ở vùng núi Đông Nam bộ, Nam Trung bộ,
Tây nguyên, ở một số nước nhiệt đới
khác.
Bộ phận dùng: Thân và rễ
(Caulis
et Radix Coscinii).
Thành phần hoá học: Alcaloid, chủ yếu
là berberin.
Công dụng: Hạ nhiệt, chữa
sốt rét, lỵ, tiêu chảy. Chiết xuất berberin
làm thuốc chữa lỵ, tiêu chảy, đau mắt.
Cách dùng, liều lượng: Ngày uống 4-6g, dạng
thuốc sắc. Berberin chiết ra từ Vàng đắng
thường được chuyển thành Berberin
hydroclorid với dạng bào chế viên nén, dung dịch nhỏ
mắt 0,05-0,01%.
VIỄN
CHÍ
Radix Polygalae
Nguồn gốc: Dược liệu là rễ
đă bỏ lơi gỗ và phơi hay sấy khô của cây
Viễn chí Xiberi (Polygala sibirica L.) hoặc Viễn
chí lá nhỏ (Polygala tenuifolia Willd.), họ Viễn
chí (Polygalaceae). Nước ta có một số loài Viễn
chí mọc hoang ở các vùng núi cao, dược liệu chủ
yếu nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học
chính: Viễn
chí chứa saponin triterpenic, nhựa, dầu béo.
Công dụng: Viễn chí dùng chữa
ho có đờm, kém trí nhớ, suy nhược, lo âu, mất
ngủ.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 2-12g dạng bột,
thuốc sắc, cao lỏng.
Chuyển lên đầu
trang
VỎ
QUƯT (TRẦN
B̀)
Pericarpium Citri reticulatae perenne
Nguồn gốc: Dược liệu là Vỏ quả
chín phơi khô, để lâu (trên 3 năm) của cây Quưt
(Citrus
reticulata Blanco), họ Cam (Rutaceae). Cây
được trồng ở nhiều địa
phương nước ta lấy quả ăn và làm thuốc.
Thành phần hoá học
chính: Tinh
dầu, flavonoid, acid hữu cơ, vitamin...
Công dụng: Chữa tiêu hoá kém, ngực
bụng đầy, ợ hơi, nôn mửa, tiêu chảy,
ho nhiều đờm.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-12g. Dạng thuốc
sắc, thuốc bột, phối hợp trong các bài thuốc.
Ghi chú: Hạt Quưt phơi khô (Semen
Citri reticulatae) gọi là Quất hạch. Vỏ quả
Quưt c̣n xanh (Pericarpium Citri reticulatae viride)
gọi là Thanh b́. Vỏ ngoài quả Quưt gọi là Quất
hồng, lá Quưt gọi là Quất diệp.
VÔNG NEM
Tên khác: Hải đồng, Thích đồng.
Tên khoa học:
Erythrina
variegata
L.., họ Đậu
(Fabaceae). Cây mọc hoang và được trồng ở
nhiều nơi trong nước ta.
Bộ phận dùng: Lá
(Folium Erithrina variegatae). Vỏ thân (Hải đồng b́
- Cortex Erithrina variegatae).
Thành phần hoá học
chính: Alcaloid,
tanin, flavonoid.
Công dụng: An thần, chữa mất ngủ,
viêm ruột, tiêu chảy, lỵ, phong thấp, c̣n dùng chữa
viêm da lở nước (sắc đặc rửa).
Cách dùng, liều lượng:
Ngày uống 4-6g lá khô, hoặc
8-12g vỏ thân, dạng thuốc sắc, cao lỏng,
hoàn.
Chú ư: Lá Vông có trong thành phần
nhiều chế phẩm đông dược trên thị
trường với tác dụng an thần, gây ngủ.
VÔNG VANG
Tên khác: Bông vang
Tên khoa học:
Abelmoschus moschatus (L.)
Medic =
Hibiscus abelmoschus
L., họ Bông (Malvaceae). Cây mọc
hoang ở nhiều nơi trong nước ta.
Bộ phận dùng: Hạt - Semen
Abelmoschi, lá Folium Abelmoschi, rễ
- Radix Abelmoschi,
Thành phần hoá học
chính: Tinh
dầu, chất nhầy.
Công dụng: Hạt làm thuốc trấn
kinh, chữa di tinh thông tiểu, chữa rắn cắn. Rễ
dùng làm thuốc bổ thay Sâm bố chính.
Cách dùng, liều lượng: Tinh dầu Vông vang
thường được chiết bằng dung môi là một
loại tinh dầu cao cấp.
Ngày dùng 4-6g hạt dưới
dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột chữa
di tinh, thông tiểu, trấn kinh.
VỐI
Tên khoa học:
Eugenia operculata
Roxb., họ Sim
(Myrtaceae). Cây mọc hoang và được trồng nhiều
nơi làm trà uống, làm thuốc.
Bộ phận dùng: Nụ hoa, vỏ thân, lá.
Thành phần hoá học
chính: Lá
chứa tanin, Flavonoid, alcaloid, tinh dầu, các bộ phận
khác chứa sterol, chất béo...
Công dụng, cách dùng: Lá, nụ, hoa pha trà để
uống. Lá, vỏ thân, hoa làm thuốc chống đầy
bụng, khó tiêu. Nước sắc đậm đặc
của lá dùng để sát trùng, rửa mụn nhọt,
lở loét.
Chú ư: Cây vối rừng
(Eugenia
jambonala Lamk.)
cũng được dùng như cây Vối.
Chuyển lên đầu
trang
XÁ
XỊ
Tên khác: De hương, Vù hương,
Canh châu.
Tên khoa học:
Cinnamomum parthenoxylon
Meissn., họ Long
năo (Lauraceae). Cây mọc hoang ở nhiều vùng rừng
trong nước ta.
Bộ phận dùng: Thân cây, rễ, lá.
Thành phần hoá học
chính: Tinh
dầu có hàm lượng safrol rất cao (75-80%).
Công dụng: Tinh dầu xoa bóp chữa đau
do tê thấp, chữa đau bụng, viêm dạ dày, ruột,
tiêu hoá kém, làm nguyên liệu bán tổng hợp thuốc,
hương liệu, nước giải khát.
Cách dùng, liều lượng: Chữa đau dạ
dày 10-15g lá, sắc nước uống. Chữa mẩn
ngứa dùng nước sắc đặc để rửa
hoặc giă nát đắp lên chỗ lở ngứa.
Gỗ thân cây, rễ là
nguyên liệu để cất tinh dầu.
Chú ư: Thời gian gần
đây cây Xá xị được khai thác nhiều để
cất tinh dầu xuất khẩu.
XẠ
CAN
Rhizoma Belamcandae
Nguồn gốc: Dược liệu là thân rễ
thái phiến phơi hoặc sấy khô của cây Rẻ
quạt
(Belamcanda
chinensis
(L.) DC.) syn. Belamcanda punctata
Moench, họ Ladơn (Iridaceae). Cây được trồng
nhiều nơi trong nước ta để làm cảnh
và làm thuốc.
Thành phần hoá học
chính: Một
số dẫn chất isoflavonoid (belamcandin, tectoridin...)
Công dụng: Kháng khuẩn, tiêu viêm,
tiêu đờm. Chữa ho, ho gà, viêm họng, khản tiếng,
viêm amidan có mủ. Chữa sốt, thống kinh, đại
tiểu tiện không thông, sưng vú, tắc tia sữa,
đau nhức tai, rắn cắn.
Cách dùng, liều lượng: Mỗi ngày 3-6g sắc uống. Giă
nhỏ 10-20g thân rễ Xạ can tươi với muối,
ngậm, bă đắp.
XẠ ĐEN
Nguồn gốc: Dược liệu là
thân, cành,
của cây Xạ đen
(Ehretia dentata
Courch),
họ Ṿi voi (Boraginaceae). Cây mọc hoang ở nhiều
vùng núi nước ta.
Thành phần hoá học
chính: Peptit,
alcaloid.
Công dụng: Dùng trong phạm vi nhân
dân như là một cây thuốc chữa ung thư. Ở
Việt nam chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về
cây này. Gần đây vỏ thân cây được xác
định có tác dụng hỗ trợ cho các bệnh
nhân ung thư.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày 15-20g
dạng nước sắc, dùng riêng hay phối hợp với
các vị thuốc khác.
Chú ư: Cây Xạ đen c̣n gọi là cây
Cùm cụm răng. Trước đây một số tài
liệu xác định tên khoa học là (Celastrus sp.),
họ Dây gối (Celastraceae).
XẠ
HƯƠNG
Moschus
Tên khác: Nguyên thốn
hương, Lạp tử.
Nguồn gốc: Dược liệu là
túi xạ của con Hươu xạ (Moschus moschiferus
L.), họ Hươu (Cervidae).
Thành phần hoá học
chính: Cholesterin,
chất béo, hợp chất ceton - muscon.
Công dụng: Chữa suy nhược
thần kinh.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 0,1-0,15g dạng
hoàn, tán. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc
khác.
Chú ư: Phụ nữ có thai không
được dùng.
Người ta c̣n lấy
Xạ hương từ loài Cầy hương (Viverricula
malaccensis Gmelin), họ Cầy (Viverridae).
XÍCH
THƯỢC
Radix Paeoniae rubra
Nguồn gốc: Rễ đă phơi hay sấy
khô của cây Thược dược (Paeonia lactiflora
Pall.), cây Xích thược (Paeonia obovata Maxim.), họ
Hoàng liên (Ranunculaceae). Vị thuốc phải nhập hoàn
toàn từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học
chính: Tinh
bột, chất nhầy, tanin, nhựa, acid benzoic.
Công dụng: Xích thược có công dụng
như Bạch thược, dùng chữa đau vùng ngực,
bụng, sườn. Chữa ung nhọt sưng đau,
đau mắt đỏ, bế kinh. Xích thược thường
dùng phối hợp với các vị thuốc khác chữa
sốt xuất huyết, chữa bệnh tim mạch, chống
ung thư... Xích thược c̣n dùng làm thuốc giảm
đau, cầm máu và kháng khuẩn.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày 4-10g,
dưới dạng thuốc sắc, thuốc hoàn.
Chú ư: Không dùng cho phụ nữ
có thai.
XOAN CHỊU
HẠN
Tên khác: Cây Neem, Cây xoan Ấn
Độ.
Tên khoa học:
Azadirachta indica A, Juss. = Melia azadirachta L., họ Xoan (Meliaceae) Cây được nhập
và trồng nhiều ở vùng khô hạn tỉnh B́nh Thuận.
Bộ phận dùng: Vỏ thân, vỏ rễ,
quả.
Thành phần hoá học
chính: Các
bộ phận của cây chứa saponin triterpenoid,
vỏ thân có chất đắng, hạt chứa dầu
béo.
Công dụng: Dầu hạt có tác dụng
hợp đồng với thuốc tiểu đường.
Thuốc đạn làm từ dầu hạt có tác dụng
ngừa thai. Từ hạt và lá cây Xoan chịu hạn người
ta chế thuốc bảo vệ thực vật và bảo
quản ngũ cốc sau thu hoạch có hiệu quả tốt.
Chú ư: Cây Xoan (Melia azedarach
L.) mọc hoang và trồng nhiều ở nước
ta có vỏ làm thuốc tẩy giun kim và giun đũa, lá
diệt côn trùng, sâu bọ. Cây Xoan đào (Melia toosendan
Sieb. et Zucc) có quả làm thuốc với tên Xuyên luyện
tử (Fructus Toosendan).
Chuyển lên đầu
trang
XUYÊN
KHUNG
Rhizoma Ligustici wallichii
Tên khác: Khung cùng.
Nguồn gốc: Dược liệu là
thân rễ phơi hay sấy khô của cây Xuyên khung (Ligusticum
wallichii Franch.), họ Cần (Apiaceae). Cây được
trồng ở một số vùng núi cao của nước
ta.
Thành phần hoá học
chính: Alcaloid,
tinh dầu
Công dụng: Chữa suy nhược
cơ thể ở người cao tuổi có bệnh tim
mạch, phụ nữ sau khi đẻ, tiền măn kinh. Chữa
viêm đại tràng. Chữa viêm tắc động mạch.
Điều kinh, chữa nhức đầu, cảm mạo,
phong thấp, ung nhọt.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g dưới
dạng thuốc sắc, thuốc bột hay ngâm rượu.
XUYÊN
SƠN GIÁP
Squama manitis
Nguồn gốc: Vị thuốc là vẩy
rửa sạch, phơi khô của con Tê tê (Manis pentadactyla
L.), họ Tê tê (Manidae). Con Tê tê c̣n gọi là con Trút, sống
ở các vùng núi nước ta.
Thành phần hoá học
chính: Gelatin,
muối vô cơ.
Công dụng: Vẩy Tê tê làm tăng
tiết sữa, chữa sữa không thông, tắc tia sữa,
thường dùng kết hợp với các vị thuốc
khác, ngoài ra người ta c̣n dùng vẩy Tê tê để
chữa rắn độc cắn, sốt rét lâu năm,
chữa bỏng, lở loét.
Cách dùng, liều lượng: Khi dùng phải sao với
cát cho phồng lên, có mầu vàng, có khi rán với dầu
mỡ hoặc sao đen (thán sao). Ngày dùng 6-12g, dạng
thuốc sắc, hoàn, tán.
Chú ư: Không dùng cho phụ nữ
có thai, đang hành kinh, nhọt đă vỡ mủ, cơ
thể suy nhược.
Chuyển lên đầu
trang
XUYÊN TÂM
LIÊN
Herba Andrographis
Tên khác: Nguyễn cộng, Khổ
đảm thảo.
Tên khoa học:
Andrographis paniculata
(Burm.f.) Nees,, họ Ô rô
(Acanthaceae). Cây trồng ở nhiều địa
phương nước ta.
Bộ phận dùng: Phần trên mặt
đất.
Thành phần hoá học: Glycosid đắng
(andrographiolide).
Công dụng: Làm thuốc bổ đắng,
chữa lỵ, viêm ruột, dạ dày, viêm amidan ...
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 15-20g dưới dạng
thuốc sắc.
Xuyên tâm liên đă được
sản xuất và sử dụng dưới dạng viên
nén, có thời gian được sử dụng như
là một loại thuốc chữa được nhiều
bệnh khác nhau.
XUYÊN
TIÊU
Fructus Zanthoxyli
Nguồn gốc: Vị thuốc là quả phơi khô của
nhiều loại Xuyên tiêu
(Zanthoxylum
sp.), họ Cam (Rutaceae). Nước ta có một số
loài thuộc chi Zanthoxylum, dược liệu phải
nhập một phần từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học
chính: Tinh
dầu (2-4%).
Công dụng, cách dùng, liều
lượng:
Quả chữa đau bụng
lạnh, ho, nôn mửa, tiêu chảy, nhức răng (sắc
ngậm 30 phút rồi nhổ đi). Mỗi ngày dùng 4-12g,
sắc uống hoặc tán thành bột.
Rễ dùng chữa phong
thấp gọi là Hoàng lực. Ngày uống 12- 20g dưới
dạng thuốc sắc.
XƯƠNG BỒ
Rhizoma Acori
Nguồn gốc: Vị thuốc là thân rễ
đă phơi hay sấy khô của cây Thạch
xương bồ lá to (Acorus
gramineus Soland.
var. macrospadiceus Yamamoto Contr.)và cây Thuỷ
xương bồ
(Acorus
calamus
L. var. angustatus Bess), họ Ráy (Araceae).
Cây mọc hoang trong rừng núi ẩm ướt, ven bờ
suối, trên các triền đá.
Thành phần hoá học
chính: Tinh
dầu (thành phần chủ yếu là asaron), tanin.
Công dụng: Chữa khó thở, hồi
hộp, co giật, ho, ngực bụng đầy tức,
ăn không ngon, đau nhức do phong thấp.
Cách dùng, liều lượng: Mỗi ngày 4-10g, dạng
thuốc sắc hay hoàn, tán.
Chú ư: Người ta c̣n dùng
thân rễ cây Xương bồ lá nhỏ
(Acorus pusillus Sieb. =
Acorus
gramineus Soland.
var. pusillus Engl.),
Xương bồ lá nhỡ
(Acorus
gramineus Soland.
var. variegatus Hort.), thay thế Xương bồ.
Người ta cٍn dùng
thân rễ cây Cửu tiết xương bồ (Anemone
altaica Fisch.)
họ Hoàng liên (Ranunculaceae) thay Xương bồ.
XƯƠNG RỒNG ÔNG
Tên khác: Hoá ương lặc, Bá
vương tiêm.
Tên khoa học:
Euphorbia antiquorum
L., họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae). Cây mọc hoang và được trồng
làm hàng rào ở nhiều địa phương nước
ta.
Bộ phận dùng: Thân, cành, nhựa.
Thành phần hoá học: Friedelan (C30H52O),
taraxerol (C30H50O), các acid hữu cơ...
Công dụng: Chữa đau răng,
chữa đầy bụng, tẩy tháo nước.
Cách dùng, liều lượng:
Cành
xương rồng bỏ gai, nướng cho mềm,
giă nát, thêm muối ngậm khi đau răng. Nhựa
Xương rồng kết hợp với một số
vị khác làm thành viên chữa báng.
Chú ư: Cây có độc cần
cẩn thận khi dùng.
Chuyển lên đầu
trang
XƯƠNG RỒNG BÀ
Tên khác: Xương rồng bà có
gai, Vợt gai, Gai bàn chải, Tiên nhân chưởng.
Tên khoa học: Opuntia dillenii (Ker
Gawl.) Haw., họ Xương rồng (Cactaceae). Cây mọc
hoang dại, rất phổ biến trên các băi cát dọc
bờ biển nước ta.
Bộ phận
dùng: Toàn
cây và rễ (Herba et Radix Opuntiae), thu hái quanh
năm.
Thành phần
hoá học chính: Chất nhầy, Flavonoid, phytosterol, các acid hữu
cơ.
Công dụng: Rễ và thân được
dùng chữa đau tâm vị, chữa viêm loét dạ
dày-hành tá tràng, chữa báng, lỵ, trĩ ra máu, chữa
ho, đau họng, nhọt ở phổi, sưng vú,
đinh sang, bỏng lửa và rắn cắn. Dùng ngoài chữa
viêm tuyến mang tai, viêm tuyến vú...
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-8g, dạng thuốc
sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc
khác.
Ư DĨ
Semen Coicis
Nguồn gốc: Nhân hạt đă
phơi hay sấy khô lấy từ quả chín của cây
Ư dĩ
Coix lachryma-jobi L.), họ Lúa (Poaceae). Cây Ư dĩ mọc
hoang, cũng được trồng nhiều nơi ở
nước ta và nhiều nước khác.
Thành phần hoá học
chính: Carbonhydrad
(65%), chất béo, protid (13,7%), hai chất có hoạt tính chống
ung thư: coixenolid và a- monolinolein.
Công dụng: Thuốc bồi dưỡng
cơ thể, chữa tê thấp, phù thũng, viêm ruột,
viêm phổi, tiêu chảy măn tính, sỏi thận.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10-30g. Dùng riêng
hay phối hợp các vị thuốc khác.
Ghi chú: Trên thị trường nước
ta có bán nhân hạt của cây
Cao lương (Sorghum vulgare
Pers.) với
tên "Ư dĩ Bắc", là những hạt h́nh trứng màu trắng ngà, chiều dài 0,2-0,45 cm
đường kính 0,2-0,4 cm, mặt ngoài nhẵn, mặt trong có rănh chiếm khoảng 1/2
đến 1/3 chiều dài của hạt
.
|